Du lịch Tuy Hòa – Kinh nghiệm & thông tin hữu ích

Du lịch Tuy Hòa – Tổng quan

Thành phố Tuy Hòa có diện tích tự nhiên khoảng 107,3 km2, dân số khoảng 202.030 người và 16 đơn vị hành chính trực thuộc. Thành phố giáp huyện Tuy An ở phía Bắc, giáp huyện Phú Hòa và Sơn Hòa ở phía Tây, giáp huyện Đông Hòa ở phía Nam và giáp biển Đông ở phía Đông. Các tuyến giao thông huyết mạch gồm Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 25, ĐT 645 nối liền thành phố Tuy Hòa với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên, Bắc Bộ và Nam Bộ, tạo mối quan hệ kinh tế – xã hội bền chặt giữa thành phố với các tỉnh thành trong khu vực trên cả nước.

Với thế mạnh về tự nhiên cùng nhiều danh lam thắng cảnh nằm trong và lân cận địa bàn thành phố như Tháp Nhạn, núi Chóp Chài, bãi biển Long Thủy, đầm Ô Loan, gành Đá Đĩa… Các khu du lịch cao cấp, khu đô thị mới nằm ở các cửa ngõ thành phố như khu du lịch Đồi Thơm (phía Bắc), Khách sạn CenDeluxe và khu du lịch sinh thái Thuận Thảo (phía Tây), khu đô thị mới Nam sông Đà Rằng (phía Nam), đã giúp cho du lịch Tuy Hòa ngày một phát triển với nhiều dịch vụ hấp dẫn. Ngoài các điểm tham quan Tuy Hòa, đặc sản Tuy Hòa cũng vô cùng đặc sắc với những món ăn nổi tiếng như bánh hỏi lòng heo, sò huyết Đầm Ô Loan, cá ngừ đại dương với hương vị đặc trưng mà thưởng thức qua một lần sẽ khiến bạn nhớ mãi.

du lịch Tuy Hòa
Thành phố Tuy Hòa – Ảnh: Internet

Đi Tuy Hòa khi nào

Vì giáp biển nên thời tiết Tuy Hòa mang nhiều đặc trưng của dạng khí hậu đại dương với 2 mùa chính trong năm là mùa nắng và mùa mưa. Trong đó, mùa nắng sẽ tập trung vào thời gian từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa mưa sẽ rơi vào các tháng còn lại – tức tháng 9 đến tháng 12. Điều kiện thời tiết của thành phố trong cả 2 mùa đều không hề khắc nghiệt. Cho nên bạn có thể đặt lịch trình đến đây vào bất cứ thời gian nào trong năm.

Đi đâu, chơi gì ở Tuy Hòa

1. Địa điểm tham quan trong thành phố Tuy Hòa

Tháp Nhạn

Tháp Nhạn nằm bên bờ bắc sông Đà Rằng, gần quốc lộ 1A, thuộc thành phố Tuy Hòa. Tháp là nơi thờ phụng thần linh của người Chăm cổ, được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 11, đầu thế kỷ 12 trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi Nhạn.

Tháp Nhạn có phong cách kiến trúc như tháp Chăm Pô Nagar ở Nha Trang, xây dựng theo hình thức tầng cao. Tháp cao gần 23,5 m, mỗi cạnh chân tháp dài 10 m. Nóc của tháp gồm nhiều lớp xếp, phần chóp được cấu tạo bằng phiến đá nguyên tảng có hình búp sen cân đều. Đó là biểu tượng Linga của người Chăm. Những bức tường gạch đỏ dày hàng mét kết hợp với hình thái kiến trúc có nhiều cửa thoáng khiến cho không gian phía trong tháp thông thoáng và dễ chịu.

Từ dưới chân Tháp Nhạn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh Thành phố Tuy Hòa, thành phố cửa sông, nơi con sông Đà Rằng hòa vào với biển. Ban đêm, Tháp Nhạn lung linh, huyền ảo bởi hệ thống đèn chiếu sáng. Đứng cách xa vài cây số, người ta vẫn nhìn thấy rõ ngọn tháp.

du lịch Tuy Hòa
Tháp Nhạn Tuy Hòa – Ảnh: Internet

Núi Chóp Chài

Núi Chóp Chài cao khoảng 363 m, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khảng 4 km về phía Tây Bắc. Núi có hình dáng trông như một kim tự tháp khổng lồ, trên núi có hang Dơi, lưng sườn núi có các công trình kiến trúc Phật giáo như chùa Hoà Sơn, Minh Sơn, Khánh Sơn, Bảo Lâm. Ngoài ra, còn có nhiều công trình viễn thông dân sự và quân sự.

Bãi biển Tuy Hòa

Bãi biển Tuy Hòa không náo nhiệt như nhiều bãi nơi khác, sau khi đắm mình vào dòng nước xanh Long Thủy, du khách có thể ngồi vùi chân xuống cát và “nhâm nhi” một ít rượu gạo Quy Hậu nồng nàn với những đặc sản tươi ngon như sò huyết Ô Loan, cua bể Yến, ốc nhảy Sông Cầu, tôm bạc Vũng Rô, cháo hàu Tuy An…

du lịch Tuy Hòa
Bãi biển Long Thủy – Ảnh: Internet

2. Điểm tham quan khu vực lân cận thành phố Tuy Hòa

Đầm Ô Loan

Đầm Ô Loan gắn liền với truyền thuyết tiên nữ cưỡi chim ô thước giáng trần. Đầm có diện tích toàn mặt nước 1.570 ha, cách thành phố Tuy Hoà về phía bắc 20 km. Từ đầm Ô Loan nhìn về phía Tây là những dãy đồi nhỏ san sát trùng điệp. Phía Đông là mả Cao Biền, một đồi cát nằm sát biển được gió xoáy cát bồi đắp nên. Giữa đầm có hai tảng đá lớn chồng lên nhau gọi là hòn Chồng. Thêm vào đó, chuyến đi này của bạn sẽ còn ấn tượng hơn với những bữa tiệc đặc sản biển phong phú, trong đó không thể không nhắc đến món sò huyết Ô Loan lừng danh.

Gành Đá Đĩa

Từ thành phố Tuy Hòa, xuôi theo quốc lộ 1A về hướng Bắc khoảng 30 km, sau đó đến Thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An) rẽ phải về hướng đông khoảng 12 km, bạn sẽ đến gành Đá Đĩa. Được hình thành bởi quá trình phun trào núi lửa, những khối đá đen tuyền hình lăng trụ xếp chồng lên nhau tạo nên thắng cảnh cấp quốc gia được công nhận năm 1998.

du lịch Tuy Hòa
Gành Đá Đĩa – Ảnh: Internet

Đến và đi lại Tuy Hòa bằng gì

1. Phương tiện đến Thành phố Tuy Hòa

Đường hàng không

Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất khai thác đường bay nối Tuy Hòa với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (tham khảo thêm lịch bay và giá vé tại www.vietnamairlines.com). Giá vé dao động từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng/ chiều. Thỉnh thoảng vào những dịp đặc biệt sẽ có vé giá rẻ dưới 1.000.000 đồng. Thời gian chuyến bay chỉ khoảng 1 giờ 30 phút.

du lịch Tuy Hòa
Cảng hàng không Tuy Hòa – Ảnh: Internet

Đường tàu hỏa

Tàu hỏa đến Tuy Hòa từ Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh các bạn đều phải đi tàu Thống Nhất (tham khảo thêm lịch tàu và giá vé tại website Tổng công ty Đường sắt Việt Nam: www.dsvn.vn).

Từ Hà Nội, tàu nhanh nhất là tàu SE3, xuất phát lúc 10:00 tối hôm trước thì 8:14 tối hôm sau sẽ tới nơi.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, tàu nhanh nhất là SE2 và SE4, xuất phát từ tối hôm trước đến Tuy Hòa vào sáng sớm ngày hôm sau.

Khi đến ga Tuy Hòa, các bạn có thể mua vé chiều về ngay tại ga để có thể chọn loại ghế mình muốn. Vì nếu các bạn mua sát giờ, nhiều khả năng các bạn sẽ phải mua loại ghế ngồi cứng, sẽ không dễ chịu lắm cho một chuyến hành trình dài.

du lịch Tuy Hòa
Ga Tuy Hòa – Ảnh: Internet

Đường bộ

Nếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể chọn các nhà xe chất lượng cao chạy tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Tuy Hòa như nhà xe Thuận Thảo, Thành Ban, Cúc Tư… Đa phần các chuyến xe thường đi đêm và mất khoảng 10 tiếng để đến Tuy Hòa.

2. Phương tiện đi lại trong thành phố Tuy Hòa

Khi đã đến thành phố Tuy Hòa, các bạn có thể thuê xe máy hoặc ô tô du lịch (nếu các bạn đi nhóm đông người) để đi theo lịch trình đã vạch sẵn của mình.

  • Xe máy: Nhớ hỏi giá, thỏa thuận trước về các yêu cầu của mình (nếu có) để tránh trường hợp khi nhận xe thì các bạn thấy không ưng ý và cứ phải đổi đi đổi lại nhiều lần.
  • Xe ô tô: Các bạn có thể thuê các loại xe du lịch, 7 chỗ, 14 chỗ, 29 chỗ… Một số khách sạn lớn cũng có cung cấp dịch vụ cho thuê xe hoặc khách sạn sẽ liên hệ với công ty thuê xe giúp bạn.
  • Taxi: Nếu đi nhóm nhỏ 4-6 người thì các bạn cứ gọi xe taxi đi trọn gói trong ngày tính theo tổng số km hoặc tính theo tổng số điểm dừng. Các bạn nên thỏa thuận trước về giá cả, các điểm dừng lại, thời gian dừng ở mỗi điểm.

Ăn gì và ăn ở đâu tại Tuy Hòa

Đến Tuy Hòa, bạn không thể bỏ qua ẩm thực Tuy Hòa với những món ăn độc đáo mà bình dân như bánh hỏi lòng heo, sò huyết Đầm Ô Loan, cơm gà Phú Yên, cá ngừ đại dương, cháo hàu, hàu nướng…

Bánh hỏi lòng heo

Được làm từ bột gạo, bánh hỏi có thể xem như một biến tấu khác của bún tươi nhưng nhiều sợi xếp chằng chịt lên nhau, rưới lên trên một chút dầu có lá hẹ xắt nhỏ để điểm màu xanh và hương vị. Khi gọi món, người bán sẽ đem ra dĩa bánh cùng với lòng heo gồm tim, gan, cật, dồi, phèo… Thực khách chỉ việc lấy một miếng bánh hỏi kẹp thêm lòng heo chấm chút nước mắm pha ớt và cho vào miệng thưởng thức, ăn kèm rau để cảm nhận được trọn vẹn cái hồn của món ăn.

du lịch Tuy Hòa
Bánh hỏi lòng heo – Ảnh: Internet

Cơm gà Phú Yên

Đến Tuy Hòa, bạn nên thưởng thức qua món cơm gà Phú Yên, tuy không nổi tiếng như cơm gà Tam Kỳ hay Hội An nhưng lại mang nét đặc trưng rất riêng của loại gạo nấu cơm và nước chấm ăn kèm. Gạo sau khi được ngâm qua nước, để ráo sẽ được đảo đều trên bếp với dầu, thêm tỏi bằm nhuyễn sau đó được nấu với nước luộc gà tạo nên màu vàng óng vừa thơm, vừa đủ độ béo. Nước chấm hòa quyện tinh tế giữa vị cay, ngọt và chua cộng thêm một chút thịt gà xay, tạo nên độ ngọt và béo ngậy.

du lịch Tuy Hòa
Cơm gà Phú Yên – Ảnh: Internet

Sò huyết Đầm Ô Loan

Sẽ là một thiếu sót nếu đến Tuy Hòa mà không ăn món sò huyết Đầm Ô Loan. Sò huyết ở đây có thịt dày, ngon ngọt và đậm đà. Người dân khi bắt được sò thường đem về chế biến thành nhiều món như nướng mỡ hành, nướng mọi hay đem xào, rang muối ớt, sốt me với rau răm và cháo…

du lịch Tuy Hòa
Sò huyết Đầm Ô Loan – Ảnh: Internet

Cá ngừ đại dương

Cá ngừ đại dương là tên địa phương để chỉ loại cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng. Mùa của cá ngừ đại dương thường rơi vào khoảng tháng Tư, cá sau khi đánh bắt về được sơ chế và bảo quản lạnh để giữ thật tươi. Cá ngừ ở đây thường được ăn theo kiểu tươi sống kèm với rau cải xanh và các loại rau thơm như húng quế, bạc hà…, nhưng quan trọng là món nước chấm. Mù tạt hòa với nước tương, thêm chút tương ớt và chanh tươi, tổng hòa đủ cả mặn, ngọt, chua, cay.

Ngoài ra, trứng và mắt cá ngừ là hai món ăn được xếp vào hàng “top” ở Tuy Hòa – Phú Yên. Trứng thường được lăn bột chiên vàng, xắt khúc để thực khách chấm với nước mắm mặn dằm ớt cay. Còn mắt cá ngừ sẽ được hấp cách thủy để giữ được đúng hương vị của món ăn.

du lịch Tuy Hòa
Cá ngừ đại dương – Ảnh: Internet

Sau đây là một số địa chỉ ăn uống mà bạn có thể tham khảo khi đến Thành phố Tuy Hòa:

  • Bánh hỏi lòng heo: Bên tay phải ngay dưới chân cầu Hùng Vương hướng vào thành phố.
  • Cơm gà: 189 Lê Thánh Tôn, khoảng 15.000 đồng/suất (ăn sáng). Cơm gà kiểu gà xé phay, ăn cùng nước mắm chua ngọt khá ngon.
  • Cháo Hàu: 373 Nguyễn Huệ, từ 15.000 đến 20.000 đồng/bát. Ngoài món cháo hàu còn có các món khác nữa cũng từ hàu.
  • Quán bánh bèo chén: Dưới chân tháp Nhạn khoảng 15.000 đồng/khay.
  • Chả dông: 92 Nguyễn Công Trứ, 30.000 đồng/đĩa.
  • Bánh canh hẹ: Quán 32A Lê Trung Kiên gần Công ty Dược Phú Yên.
  • Cá ngừ Đại Dương: Quán bà Tám ngay ngã tư Lê Duẩn – Điện Biên Phủ. Hai món ngon nhất là gỏi cá ngừ đại dương và món mắt cá ngừ hấp cách thủy.
  • Ăn vặt (chè, bánh plan caramen): Quán ở gần siêu thị Coop mart, ngã 3 phố Cao Bá Quát và Duy Tân; hoặc quán ở khu vực ngã tư Duy Tân và Trần Hưng Đạo (cổng Sở văn hóa du lịch Phú Yên).
  • Bữa tối các bạn có thể chọn ăn hải sản ở khu vực bờ kè Bạch Đằng hoặc ngã tư Nguyễn Huệ – Lương Văn Chánh, giá cả đều rẻ, đồ hải sản tươi ngon.
  • Sau khi ăn tối, các bạn có thể uống cà phê tại Sky Lounge trên Khách sạn Cendeluxe để có thể ngắm cảnh thành phố về đêm. Hoặc nếu muốn ngồi ở trung tâm thành phố thì có thể chọn Cà phê Huy Tùng với không gian rộng rãi và cà phê rất ngon ở số 123 Nguyễn Trãi.

Mua sắm và giá cả tại Tuy Hòa

1. Các địa điểm mua sắm tại Tuy Hòa

  • Chợ Trung tâm Thị xã Tuy Hòa – Đường Trần Hưng Đạo, Thị xã Tuy Hòa
  • Chợ Rồng Ninh Bình – 285 Trần Hưng Đạo, Thị xã Tuy Hòa
  • Trung tâm Thương mại Thị xã Tuy Hòa – 187 Trần Hưng Đạo, Thị xã Tuy Hòa
  • Siêu thị Thuận Thành – 134 Lê LợI, Thị xã Tuy Hòa

2. Một số đặc sản làm quà biếu ở Tuy Hòa

Bò một nắng

– Cửa hàng Bò 1 nắng Hà Trung:

  • 106 Nguyễn Huệ, TP. Tuy Hòa – 01292777879
  • 132 Hùng Vương ,TP.Tuy Hòa – (057).3838043
  • 83 Nguyễn Tất Thành ,TP.Tuy Hòa – (057)3825393

– Cửa hàng Bò 1 nắng DIỆP BẢO AN: Khu phố 1, đường 30/4 phường Phú Lâm, TP. Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên – ĐT: 0913406844 – 0905588644

– Cửa hàng đặc sản Hòa Yên: 303E Trường Chinh, TP. Tuy Hòa – ĐT: 057.3845557

Bánh tráng Hòa Đa

– Cơ sở bánh tráng Hòa Đa – Anh Nhị An Mỹ, huyện Tuy An – ĐT: 01682516484

– Chợ Tuy Hòa Đường Trần Hưng Đạo, TP. Tuy Hòa – ĐT: 057.3824545

– Chợ Phường 7 Đường Trần Phú, TP. Tuy Hòa.

Hải sản khô

– Chợ Tuy Hòa Đường Trần Hưng Đạo, TP. Tuy Hòa – ĐT: 057.3824545

– Hải sản khô Trang Thủy Lô A12, KCN An Phú, TP. Tuy Hoà, Phú Yên – ĐT: 057.3848197

– Cửa hàng đặc sản Lý Dương 156 Lê Lợi, TP. Tuy Hòa – ĐT: 0989 990 934

Rượu Quán Đế

– Rượu Quán Đế Cá Ngựa 235 Nguyễn Tất Thành, TP. Tuy Hòa – ĐT: 057.3826856

– Shop rượu 205 205 Trần Hưng Đạo, TP. Tuy Hòa – ĐT: 057.3810017

– Công ty TNHH quà tặng Lê Hằng 120 Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Tuy Hòa – ĐT: 0967065363

Cá ngừ đại dương

– Thuỷ Sản Hùng Phong 121 Lê Duẩn, P. 6, TP. Tuy Hòa, Phú Yên – ĐT: 098 777 9900

– Cửa hàng đặc sản Hòa Yên 303E Trường Chinh, TP. Tuy Hòa – ĐT: 057.3845557

– Yến sào, mắt cá ngừ Hồng Ngọc 182 Hùng Vương, TP. Tuy Hòa – ĐT: 0905 255 221

Nước mắm

– Cơ sở nước mắm Tân Lập Tân Thạnh, Xuân Thọ 2, TX. Sông Cầu – ĐT: 057.3743122

– Cơ sở nước mắm Bà Mười Tân Thạnh, Xuân Thọ 2, TX. Sông Cầu – ĐT: 057.3743106

– Cơ sở nước mắm Ông Già Tân Thạnh, Xuân Thọ 2, TX. Sông Cầu – ĐT: 057.3743117

Lưu ý khách khi du lịch Tuy Hòa

– Nếu là người ưa sôi động, hãy ưu tiên các tháng 1 và 2 để khởi hành. Đây là thời điểm tập trung nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc của dân địa phương như hội đua thuyền đầm Ô Loan (07/01), hội đua thuyền sông Đà Rằng (07/01), Hội đua ngựa (08/01)…

– Giá nhà nghỉ ở Thành phố Tuy Hòa khá rẻ nên bạn có thể thoải mái lựa chọn địa điểm nghỉ ngơi với chất lượng dịch vụ phù hợp với mình. Bạn có thể tham khảo thông tin đặt phòng khách sạn Tuy Hòa tại Chudu24, để có được điểm dừng chân ưng ý khi đến du lịch tại Tuy Hòa nhé!

Du lịch 30/4 – 1/5| 4 ngày nghỉ lễ đi trọn Phú Yên, Bình Định theo lịch trình cực dễ áp dụng

Xem thêm: 


Mùa lễ này có rất nhiều điểm du lịch thú vị cho bạn lựa chọn. Nếu vẫn còn phân vân chưa biết đi đâu hay chưa có một lịch trình cụ thể cho chuyến đi của bạn, hãy tham khảo kế hoạch du lịch 30/4 – 1/5 tại Phú Yên – Bình Định sau đây để trải nghiệm trọn vẹn 4 ngày nghỉ lễ nhé!

Nổi lên chừng hơn một năm trở lại đây, Bình Định và Phú Yên chính là hai điểm đến hot nhất của dải đất Nam Trung Bộ thời gian qua. Cách nhau chừng 100 km, cả hai tỉnh thành đều chưa chịu nhiều tác động của làn sóng du lịch, các điểm đến vẫn còn mới mẻ đậm chất hoang sơ, giá cả rẻ và người dân hiền hòa.

1

Từ Eo Gió, Kỳ Co, Trung Lương, Hòn Khô… (Bình Định), đến Gành Đá Dĩa, Mũi Đại Lãnh, Bãi Môn, Bãi Xép, Hòn Yến, Vũng Rô… (Phú Yên) tất cả đều có một sức lôi cuốn hấp dẫn quá lớn đối với những người yêu thích mùa hè, đặc biệt yêu thích biển.

2

Chỉ cần 4 ngày 4 đêm “chơi hết mình” theo lịch trình dưới đây, đảm bảo bạn sẽ khám phá đủ hết các địa danh hot nhất, cơ bản nhất của hai thiên đường biển này nhé.

Ngày 1: Quy Nhơn – Phú Yên (Bắc Phú Yên): Dự kiến 120 km

Lịch trình dự kiến
Lịch trình dự kiến

Sáng Quy Nhơn có khá nhiều lựa chọn. Bạn có thể ăn sáng bằng món bánh hỏi lòng heo được bày bán khắp đường phố Quy Nhơn, hoặc đặc sản bún cá Quy Nhơn nằm trên đường Nguyễn Huệ.

4

Trên đường từ Quy Nhơn đi Phú Yên, bạn có thể thăm quan luôn 2 điểm là khu Ghềnh Ráng – Tiên Sa và đỉnh Vũng Chua. Khu Ghềnh Ráng có mộ Hàn Mặc Tử, có trại Phong Quy Hòa và bãi tắm Quy Hòa, có bãi tắm Hoàng Hậu. Còn chạy xe lên đỉnh Vũng Chua, bạn có thể ngắm toàn cảnh thành phố Quy Nhơn.

QL1D – Xuân Hải – Đầm Cù Mông – Cầu Bình Phú

Trên đường đi Tuy Hòa, bạn nên đi theo tuyến này để khám phá cảnh đẹp. Đầm Cù Mông nhất là khu cầu Bình Phú là vựa hải sản của tỉnh Phú Yên. Ngoài ra đi tuyến này, hãy để ý cầu gỗ ông Cọp (đi trên QL1A nhớ chú ý nhìn sang bên trái), vốn là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam này.

Đi qua Cầu gỗ ông Cọp là vào đường liên thôn, nếu biết đường tắt ra Gành Đá Dĩa – địa danh du lịch nổi tiếng nhất tỉnh Phú Yên chỉ khoảng 10 km. Thăm Gành Đá Dĩa xong nhớ đừng sót hải đăng Gành Đèn. Hải đăng này ngay cạnh cách Gành Đá Dĩa tầm 500 m nhưng vì nó khuất hay bị bỏ qua.

Gành Đá Dĩa
Gành Đá Dĩa
Hải đăng Gành Đèn
Hải đăng Gành Đèn

Hòn Yến

Hòn Yến – Hòn Sụn nằm cạnh nhau, có lăng mộ cá voi, có bãi biển Phú Thường. Bãi này đặc biệt hoang sơ không một bóng dáng người dân du lịch, đến dân bản địa cũng hiếm hoi. Nếu đến đúng ngày theo chu kỳ mặt trăng còn có thể lội bộ từ bờ ra Hòn Yến, như phía Điệp Sơn bên Khánh Hòa.

Mũi Yến và Gành Yến
Mũi Yến và Gành Yến

Chợ Yến – Bãi Xép

Bãi Xép 2 năm gần đây được rất nhiều người biết đến bởi hiệu ứng đặc biệt từ bộ phim nổi tiếng “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, Bãi Xép cát rất mịn và nước trong, rất phù hợp để tắm biển. Nếu không đủ thời gian thì sáng hôm sau từ thành phố Tuy Hòa quay lại do khoảng cách từ Bãi Xếp đến thành phố chỉ khoảng 12 km.

8

Ngày 2: Nam Phú Yên

Vì đi nhiều, bạn có thể ăn sáng bằng cơm gà trên đường Lê Thánh Tôn. Cơm gà Phú Yên gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi sắc màu rực rỡ bắt mắt, từ màu cơm, màu da gà vàng óng, màu tím của hành ngâm, đến sắc xanh mát mắt của rau răm, dưa chuột đi kèm.

9

Tháp Nhạn hoặc đi Bãi Xép

Nếu hôm trước đã kịp đến Bãi Xép, bạn có thể đến Tháp Nhạn, hoặc nếu chưa kịp ghé Bãi Xép từ hôm qua, đây là điểm bạn nên ghé.

Tháp Nhạn
Tháp Nhạn

Hải đăng Mũi Điện

Từ thành phố Tuy Hòa ra Mũi Điện chừng 30 km. Đây là một trong những con đường ven biển đẹp nhất của toàn Nam Trung Bộ. Hải đăng Mũi Điện (Mũi Đại Lãnh) đã từng là điểm cực Đông của nước ta. Dưới chân Mũi Điện là Bãi Môn nổi tiếng bởi độ hoang sơ và trong xanh. Leo Mũi Điện với chơi Bãi Môn sẽ mất nguyên một buổi.

Bãi Môn
Bãi Môn
Hải đăng Mũi Điện - Mũi Đại Lãnh
Hải đăng Mũi Điện – Mũi Đại Lãnh

Vũng Rô

Từ Mũi Điện đi tiếp 6 km đến Vũng Rô với địa danh “Bến tàu 0 số – Mốc đường Hồ Chí Minh trên biển”. Tại đây hỏi dân dịch vụ thuê cano ra đảo Hòn Nưa ngắm san hô, ăn uống đi kèm do nhà dân trong Vũng Rô nấu với các loại hải sản rất rẻ.

Đến đây đừng quên ra thăm đảo Hòn Nưa. Giá 1 cano ra đảo tầm 400.000 đến 500.000 đồng nguyên buổi, bao gồm cả dịch vụ ngắm san hô đi kèm. Hòn Nưa cũng là ranh giới hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

* Gợi ý ăn uống, nghỉ ngơi ở Phú Yên

– Trục đường Hùng Vương (trục chính nhất của Tuy Hòa) có rất nhiều khách sạn. Giá phòng trung bình từ 200.000 đồng là ở được 2 đến 3 người. Bạn có thể tham khảo các khách sạn Phú Yên, khách sạn Tuy Hòa tại Chudu24.

– Món nhất định phải thử ở Phú Yên là mắt cá ngừ cùng các món liên quan đến cá ngừ. Địa chỉ số một là Quán ăn Bà Tám, trên đường Lê Duẩn cạnh Quảng trường 1/4.

– Ngoài ra các nhà hàng lẩu dê Phú Yên cũng là lựa chọn rất đáng tiền bởi dê ở Phú Yên rất nổi tiếng về độ thơm ngon, do được nuôi theo kiểu chăn thả du mục trên các thảo nguyên đầy nắng gió nơi đây.

– Về hải sản, có thể ra bờ kè Bạch Đằng (dưới chân cầu Hùng Vương). Địa chỉ được nhiều người lựa chọn ở đây là nhà hàng Chúc Xíu.

– Ăn chơi có món bắp nướng mỡ hành bán khắp nơi trong trung tâm. Ngoài ra còn có chả dông, bánh bèo chén, bún cá, bánh xèo tôm mực.

Ngày 3: Phú Yên – Bình Định (Tuy Hòa – Quy Nhơn)

Quãng đường trở về sẽ chạy QL1A để tiết kiệm thời gian với khoảng cách 95 km, thăm thú nốt những điểm còn sót của chiều đi. Nếu đi đủ 4 bãi nổi tiếng của Phú Yên (bãi Nồm, bãi Tràm, bãi Ôm, bãi Tử Nham) thì quãng đường đi đi về về sẽ lên đến 160 km.

13

Đầm Ô Loan – Nhà thờ Mằng Lăng

Đây là đầm phá bên hông QL1A, đặc biệt nổi tiếng bởi các món sò huyết, ốc. Từ đầm Ô Loan đi thêm 12 km để đến với nhà thờ Mằng Lăng có tuổi đời hơn 100 năm, nơi lưu giữ bản chữ quốc ngữ Tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam.

Bãi Từ Nham, Bãi Ôm 

Từ đầm Ô Loan đi thị xã Sông Cầu, bạn có thể ghé thăm bãi Từ Nham với Bãi Ôm nếu muốn. 2 bãi biển này rất rộng và cũng như phần lớn các bãi tắm khác ở Phú Yên, là rất đẹp, rất vắng và nước trong veo.

Thị xã Sông Cầu – Cầu Bình Phú

Buổi trưa bạn có thể mua hải sản ở thị xã Sông Cầu. Ở đây có nhiều nhà bè phục vụ hải sản. Nếu muốn chơi thêm, bạn có thể đến Resort Bãi Tràm nghỉ hoặc Bãi Nồm. Hoặc nếu cần nghỉ ngơi, có thể chạy về thành phố Quy Nhơn.

Chiều ở thành phố Quy Nhơn, hãy đi thăm di tích Chăm – Tháp Đôi trên đường Trần Hưng Đạo. Từ đó có thể đi ra cầu Thị Nại ngắm nhìn hoàng hôn buông xuống cây cầu vượt biển dài nhất Đông Dương này.

Ngày 4: Quy Nhơn – vượt cầu Thị Nại – bán đảo Phương Mai – khu Nhơn Lý – Eo Gió

Cung đường này dài khoảng 20 km, dễ đi. Có thể tóm tắt gói gọn các điểm chơi chính trong ngày này như sau: Chơi trượt cát ở trên đồi cát Phương Mai; ra Eo Gió chơi cả buổi; từ Eo Gió đặt cano đi thăm biển Kỳ Co, mỗi một người 150 ngàn đồng cả đi cả về, bao gồm ngắm san hô trên đường ra Kỳ Co. Còn 300 ngàn đồng thì bao cả ăn trưa luôn, chủ thuyền sẽ kiêm nhiệm nấu nướng.

14

Hai địa danh Eo Gió và Kỳ Co hiện nay chính là hai điểm đến có thể coi hấp dẫn nhất giới trẻ khi đến với Bình Định. Đặc biệt lại rất gần nhau nên thường sẽ được kết hợp đi chung một buổi. Sau khi leo núi thăm quan Eo Gió, sẽ lên nhà thuyền để tiếp tục đi cano ra bãi biển Kỳ Co tắm cùng dịch vụ ngắm san hô đi kèm.

Xem thêm:

15

16

* Gợi ý ăn uống, nghỉ ngơi ở Quy Nhơn

– Nếu muốn ở nhà nghỉ, bạn có thể thuê nhà nghỉ trên đường Chương Dương. Từ đường này đi bộ chừng 2 phút là đã ra đường An Dương Vương, trục biển chính của thành phố.

– Nếu thích khách sạn đàng hoàng, đẹp với giá hợp lý thì có thể tham khảo thông tin đặt phòng khách sạn tại Chudu24 và tranh thủ đặt sớm, nhất là vào mùa lễ.

– Trục đường Xuân Diệu có một loạt quán hải sản rẻ. Đặc biệt ăn xong có thể ghé chơi Sulf Bar ngay bờ biển cách đó không xa.

– Thích ăn vặt, bạn có thể đến khu Trần Bình Trọng – Phan Bội Châu với nhiều hàng sinh tố ngon và rẻ.

Hòn Yến – điểm đến bậc nhất của xứ “hoa vàng trên cỏ xanh”

Xem thêm:

Hòn Yến thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên khoảng 30 km về hướng Đông Bắc. Ảnh: Huỳnh Lê Viễn Duy.
Hòn Yến thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên khoảng 30 km về hướng Đông Bắc. Ảnh: Huỳnh Lê Viễn Duy.
Trải qua thời gian và sự bào mòn của sóng biển, dãy núi nhô ra biển giờ chỉ còn là hai hòn đảo nhỏ ở cách bờ khoảng 100m, một lớn gọi là Hòn Yến, nhỏ hơn là hòn Sụn, tạo nên một hình ảnh có đôi thật tình tứ… Ảnh: Mỹ Tuyết.
Trải qua thời gian và sự bào mòn của sóng biển, dãy núi nhô ra biển giờ chỉ còn là hai hòn đảo nhỏ ở cách bờ khoảng 100 m, một lớn gọi là Hòn Yến, nhỏ hơn là hòn Sụn, tạo nên một hình ảnh có đôi thật tình tứ… Ảnh: Mỹ Tuyết.
Khi nước thủy triều rút, du khách có thể đi bộ ra đến chân Hòn Yến, chúng ta có thể nhìn thấy các sinh vật biển như san hô, cầu gai bám vào các vánh đá thật ấn tượng… Ảnh: CTV.
Khi nước thủy triều rút, du khách có thể đi bộ ra đến chân Hòn Yến, chúng ta có thể nhìn thấy các sinh vật biển như san hô, cầu gai bám vào các vánh đá thật ấn tượng… Ảnh: CTV.
Theo lời kể của dân bản xứ, sở dĩ có tên gọi Hòn Yến là do trước kia nơi đây từng có rất nhiều chim yến về làm tổ. Ảnh: Mỹ Tuyết.
Theo lời kể của dân bản xứ, sở dĩ có tên gọi Hòn Yến là do trước kia nơi đây từng có rất nhiều chim yến về làm tổ. Ảnh: Mỹ Tuyết.
Thế đứng của Hòn Yến có hình như chóp nón khổng lồ, quay mặt bốn phương bởi những tầng đá cheo leo dựng đứng. Dưới chân núi đá là những lằn sóng ăn sâu vào chân núi tạo thành dấu vết thời gian, phía trên là những khúc uốn lượn, do bàn tay thiên nhiên tạo ra cách đây hàng trăm triệu năm. Ảnh: Nguyễn Thành Duy.
Thế đứng của Hòn Yến có hình như chóp nón khổng lồ, quay mặt bốn phương bởi những tầng đá cheo leo dựng đứng. Dưới chân núi đá là những lằn sóng ăn sâu vào chân núi tạo thành dấu vết thời gian, phía trên là những khúc uốn lượn, do bàn tay thiên nhiên tạo ra cách đây hàng trăm triệu năm. Ảnh: Nguyễn Thành Duy.
Ảnh: Lê Minh.
Ảnh: Lê Minh.
Tới đây, bạn có thể trải nghiệm cuộc sống ở làng chài. Ảnh: Lê Minh.
Tới đây, bạn có thể trải nghiệm cuộc sống ở làng chài. Ảnh: Lê Minh.
Hàng cây bàng lá đỏ nên thơ. Ảnh: Lê Minh.
Hàng cây bàng lá đỏ nên thơ. Ảnh: Lê Minh.
Ảnh: Lê Minh.
Ảnh: Lê Minh.
Bao quanh Hòn Yến là một cụm thắng cảnh biển. Ngoài Hòn Sụn kế bên thì quang cảnh nơi đây có thể chia làm 3 phần. Ở đó trung tâm chính là dãy núi đá vươn mình ra ngoài khơi sát Hòn Yến nhất, có tên gọi Gành Yến. Ảnh: Tunx_lk.
Bao quanh Hòn Yến là một cụm thắng cảnh biển. Ngoài Hòn Sụn kế bên thì quang cảnh nơi đây có thể chia làm 3 phần. Ở đó trung tâm chính là dãy núi đá vươn mình ra ngoài khơi sát Hòn Yến nhất, có tên gọi Gành Yến. Ảnh: Tunx_lk.
Để đến Hòn Yến, từ thành phố Tuy Hòa có hai cách đi. Từ Quốc lộ 1A đi về hướng Bắc 15 km, đến ngã ba Phú Điềm rẽ phải theo đường bê tông hỏi đường về làng Nhơn Hội. Hoặc có thể đi ven biển xuất phát từ đường Lê Duẩn trong trung tâm thành phố, đi thẳng qua các xã An Phú, An Chấn, An Mỹ để đến với Chợ Yến, từ đây rẽ ra Hòn Yến thông qua các con đường liên thôn ven biển. Ảnh: Phan Y Thao.
Để đến Hòn Yến, từ thành phố Tuy Hòa có hai cách đi. Từ Quốc lộ 1A đi về hướng Bắc 15 km, đến ngã ba Phú Điềm rẽ phải theo đường bê tông hỏi đường về làng Nhơn Hội. Hoặc có thể đi ven biển xuất phát từ đường Lê Duẩn trong trung tâm thành phố, đi thẳng qua các xã An Phú, An Chấn, An Mỹ để đến với Chợ Yến, từ đây rẽ ra Hòn Yến thông qua các con đường liên thôn ven biển. Ảnh: Phan Y Thao.
Ảnh: Khamphadisan.
Ảnh: Khamphadisan.

Hồn quê phố nhỏ Tuy Hòa

hon_que_pho_nho_tuy_hoa_50468_tuy_hoa_resize-1
Ảnh minh họa – Nguồn: Internet

Nơi ấy mình đã sống, đã gắn bó bao nhiêu năm trời. Nơi ấy mình đã, đang và sẽ trải qua biết bao nhiêu buồn vui của kiếp người. Vậy mà trong nhịp đời hối hả, đã bao giờ mình lắng đọng suy tư để kịp nghĩ về nó đâu.

Có lẽ do “bụt chùa nhà không thiêng” hay do quen quá đâm ra trơ về cảm xúc mà cho đến trước khi nghe lời trách của bạn, tôi chưa từng có ý định viết về thành phố này. Mà giờ muốn viết cũng biết viết gì đây. Tuy Hòa đâu có cái lãng mạn, đa tình của Đà Lạt; đâu có cái sầm uất, náo nhiệt của Sài Gòn; cũng đâu có cái trầm mặc, cổ kính, linh thiêng của Huế. Tuy Hòa đơn giản chỉ là một thành phố nhỏ khiêm nhường ven biển Nam Trung Bộ, nơi nắng gió dữ dội vào mùa hè; bão lũ liên miên vào mùa mưa; nơi nhỏ bé, đơn sơ với cái chất quê còn lẫn vào giữa phố.

Nhưng rồi tôi lại thoáng có suy nghĩ rằng nếu một ngày nào đó phố nhỏ Tuy Hòa của tôi đổi cái mộc mạc, bình yên ấy đi để thay bằng náo nhiệt, ồn ào như bao phố lớn khác thì chắn chắn nhiều người Tuy Hòa sẽ cảm thấy nuối tiếc, hụt hẫng lắm đây. Tôi bỗng nhận ra rằng thì ra chính cái chất quê ấy mới là vẻ đẹp thuộc về phần hồn của Tuy Hòa, là một giá trị riêng thuộc về thành phố này.

Ở Tuy Hòa, xen vào giữa những đường phố lớn vẫn còn có những ngôi làng mà người dân chủ yếu vẫn sinh sống bằng nghề làm ruộng với lối sinh hoạt, văn hóa đậm chất nông thôn. Chạy xe máy trên đường Hùng Vương hay Trần Phú – những đường phố lớn của Tuy Hòa – bạn vẫn có thể nhìn ngắm những thửa ruộng vàng lúa chín, những ruộng dưa xanh phơi mình trong nắng sớm hay những ao rau muống tươi non đến mỡ màng; vẫn có thể nhìn thấy những điều tưởng chừng như chỉ có trong những bức tranh quê: Cảnh đàn bò bình yên gặm cỏ, cảnh những đàn cò trắng “phân vân đôi cánh” (1) trong những buổi chiều về.

Sông Đà núi Nhạn, điểm đến đặc trưng của Phú Yên - Ảnh: Internet
Sông Đà núi Nhạn, điểm đến đặc trưng của Phú Yên – Ảnh: Internet

Người Tuy Hòa thân thiện với thiên nhiên đến lạ. Ngày nào cũng chừng 4-5g sáng, khi những tiếng gà trong những làng ven phố vừa gáy thì lại nghe giọng quê í ới gọi nhau đi tắm biển. Biển Tuy Hòa hầu như chưa được khai thác để phục vụ du lịch nên dường như vẫn còn giữ được nguyên vẹn cái vẻ mộc mạc, hoang sơ của mẹ thiên nhiên. Trong ánh ban mai ấm áp, giữa những rặng phi lao xanh rì rào trong gió, hòa mình vào làn nước mát lành của biển, cảm giác như ta đang chạm vào cái khoảnh khắc trong trẻo, thuần khiết nhất của đất trời để rồi lãng quên tất cả những bề bộn, âu lo.

Những đêm trăng sáng thanh bình, người Tuy Hòa lại tìm về núi Nhạn – một biểu tượng độc đáo của thành phố – để được ngắm vẻ đẹp hiền hòa của dòng sông Đà Rằng uốn lượn dưới chân núi, ngắm ánh trăng huyền ảo dát ánh vàng trên tháp Nhạn cổ kính rêu phong để dìu hồn mình về với những huyền tích xa xưa của người Chăm.

Ở Tuy Hòa, những món ăn dân dã được bày bán nhiều ở dọc các phố. Chỉ 20.000 đồng là có thể mua được chục cái bánh ít lá gai, chỉ 5000 đồng là có một trái bắp nướng chan mắm đục thơm lừng, chỉ 30.000 đồng là có thể có được một bữa bánh xèo tôm mực. Tất cả đều mang đậm vị quê và ngon đến nao lòng.

Tuy Hòa là vậy, như cô gái quê dời nhà ra phố mà vẫn không đổi giọng quê, vẫn giữ thói quen gội đầu với nước nấu bằng bồ kết, lá chanh. Bình thường thôi, mộc mạc thôi nhưng làm người đi xa phải tha thiết nhớ, người một lần đến không thể lãng quên. Thương lắm cái hồn quê nơi phố nhỏ Tuy Hòa!

Hoàng hôn trên sông Đà Rằng - Ảnh: Tuyhoaplus
Hoàng hôn trên sông Đà Rằng – Ảnh: Tuyhoaplus

Một buổi chiều muộn, một mình chạy xe máy lên cầu Hùng Vương, nhìn dòng nước Đà Rằng lững lờ trôi ra biển giữa cái gió “chuyên cần và phóng túng” (2) của Tuy Hòa, tôi bỗng nghĩ rằng, rồi đây, trải qua bao biến thiên, phố nhỏ Tuy Hòa cũng sẽ vươn mình phát triển như bao thành phố khác. Hàng loạt cao ốc sẽ mọc lên, phố xá sẽ trở nên sầm uất, cuộc sống sẽ trở nên nhộn nhịp, ồn ào. Cái chất quê của Tuy Hòa chắc chắn cũng sẽ bị xâm thực, bào mòn đi không ít. Đó là quy luật, mà đã là quy luật thì không thể khác. Chỉ có những người Tuy Hòa trót yêu cái bình dị, đơn sơ của phố nhỏ hôm nay là thoáng chút ngậm ngùi, là mong níu giữ dẫu chỉ là một chút hồn quê. Bất chợt nhớ đến câu thơ Nguyễn Bính “Van em em hãy giữ nguyên quê mùa”.

Tuy Hòa, tháng 12.2016

  • Chú thích:

(1) Ý thơ Xuân Diệu

(2) Ý thơ Trần Mai Ninh


  • Xem thêm: Khách sạn, resort giá tốt Phú Yên tại Chudu24.

Tuy Hòa nhỏ mà đáng nhớ

Thành phố Tuy Hòa nhỏ và ít dân nên chỉ đi vài vòng là hết phố. Men theo con đường chính ra biển là đến khu quảng trường. Ở đây, cả một khoảng không gian rộng dọc biển trở thành khu trượt patin của các bạn trẻ. Có đến 6 – 7 người cho thuê giày trượt, mỗi người có khoảng hai chục đôi giày. Tại đây cũng tập trung rất đông các bạn thanh niên đạp xe, chơi thể thao.

Quảng trường thành phố sát biển là nơi tập trung vui chơi của giới trẻ.
Quảng trường thành phố sát biển là nơi tập trung vui chơi của giới trẻ.

Chợ Tuy Hòa mở cửa từ 7h sáng đến 5h chiều với vài siêu thị trên đường Trần Hưng Đạo có thể xem là khu sầm uất nhất của thành phố. Các trục đường chính của Tuy Hòa khá nhỏ, bao gồm cả con đường Hùng Vương xuyên suốt từ đầu này sang đầu bên kia thành phố, chạy đến Vũng Rô đang được làm. Trong tương lai, nếu có đường này làm xong và chập lại chung với đường quốc lộ 29, sẽ có một đường biển dài tuyệt đẹp đến 40 km đến cực Đông Đại Lãnh.

Chuông nhà thờ điểm 6h tối, tôi lang thang tìm về nhà thờ chánh tòa Tuy Hòa, nơi có đông người dân đến hành lễ. Tháp Nhạn nằm gần quốc lộ 1A được xây dựng uy nghi trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi. Đây là một trong số nhiều công trình tháp cổ mà Vương quốc Chăm Pa hùng mạnh ngày xưa để lại, trên quần thể kiến trúc thuộc dãy đất miền Trung. Tháp là nơi thờ phụng thần linh, có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12. Vào buổi tối, tháp Nhạn được thắp sáng trong ánh đèn, tuyệt đẹp. Từ trên tháp có thể nhìn được toàn cảnh thành phố Tuy Hòa.

Thời tiết tháng 10 se lạnh vào buổi tối với những cơn gió biển thổi không ngừng khiến bạn phải khoác áo len mỏng.

Tháp Nhạn, một trong những ngọn tháp Chăm đã được trùng tu.
Tháp Nhạn, một trong những ngọn tháp Chăm đã được trùng tu.

Nếu có ý định ở lại thành phố, bạn có thể tìm khách sạn trên đại lộ Hùng Vương, giá khoảng 250.000 đồng một phòng. Còn ăn tối, có thể ăn vịt hay bún khô trên phố Lê Lợi. Vì Tuy Hòa gần với Ninh Hòa vốn là nơi nổi tiếng về vịt nên ở đây cũng có nhiều quán vịt ngon. Nếu ăn chơi, bạn có thể chọn các món ốc ngon và rẻ bán vỉa hè trên đường Hùng Vương.

Khuya, tôi chạy xe lên cầu Đà Rằng hóng gió. Dòng sông Đà Rằng hiền hoà uốn lượn dưới chân cầu. Thành phố đêm nhấp nháy ánh mắt cười.

Nhà thờ thành phố phía xa xa.
Nhà thờ thành phố phía xa xa.

Rosa Alba Resort & Villas Tuy Hòa – Voucher nóng hơn cả mùa hè chỉ 1.350k/đêm

GIÁ CHỈ 1.350K/ĐÊM CHO 2 NGƯỜI TẠI ROSA ALBA RESORT TUY HÒA

Bao gồm:

* 1 đêm nghỉ tại phòng Premium Deluxe Hướng Biển
* Ăn Sáng dành cho 2 khách
* Nước uống chào đón ngày nhận phòng.
* Miễn phí nước suối, trà và cà phê trong phòng mỗi ngày.
* Miễn phí sử dụng hồ bơi, phòng tập thể dục, khu vui chơi trẻ em.
* Miễn phí truy cập Internet và Wifi toàn bộ Resort
Lưu ý:

– Thời gian đặt và ở đến 31/082024
– Áp dụng đặt trước 5 ngày so với ngày lưu trú, có phụ thu thứ 6-thứ 7
– Ưu đãi với số lượng có hạn và có thể kết thúc sớm 

THÔNG TIN CHI TIẾT SẢN PHẨM:
  • Là resort 5 sao tọa lạc ngay trung tâm Tuy Hòa, sở hữu bãi biển riêng tuyệt đẹp
  • Gồm 101 phòng khách sạn và 71 căn biệt thự đầy đủ tiện nghi
  • Có 3 hồ bơi gồm gồm hồ bơi người lớn, hồ bơi trẻ em và hồ bơi nước mặn. Nhiều tiện ích giải trí đa dạng như phòng tập gym, spa, sân tennis…
  • Resort có thiết kế đường hầm thông ra biển an toàn và tiện lợi cho trải nghiệm của du khách
Thông tin đặt phòng: 
- Đặt phòng trực tiếp tại Website Chudu24: Rosa Alba Resort & Villas Tuy Hoa
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 - 1900 6365 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

MỚI

HOT

HAY

NƯỚC NGOÀI