Hồi trước cứ mỗi lần đi tàu lửa ngang qua khu Phan Rang, Tháp Chàm nhìn những cánh đồng nho bát ngát xanh um dưới cái nắng vàng ươm như đổ lửa của vùng đất Ninh Thuận, tôi lại ước có ngày nào đó mình được dạo bước dưới những cánh đồng nho kia để hái nho ăn… Ngày xưa khó khăn, kinh tế chưa mở cửa nên dân mình chỉ được ăn nho Ninh Thuận, đó là những chùm nho tím tím nho nhỏ chua lè chua lét… lâu lâu hên lắm mới có được vài chùm ngọt chứ không có đủ thứ nho xanh, nho đen hay nho không hạt ngọt lừ… nhập khẩu từ Mỹ, từ Australia về như bây giờ. Vậy mà cứ thấy ngon hết biết vì thiếu thốn… tôi nghĩ chưa chắc những trái nho Mỹ ngọt lịm bây giờ có thể mang lại cảm giác thích thú như ngày đó.
Đi Phan Rang, cả nhóm anh em chúng tôi nhất quyết phải đi vườn nho chơi cho biết kiểu như đi Vĩnh Long thăm vườn mận và đi Lai Vung ghé vườn quýt hồng vậy.nên lúc đi lên tháp Chàm chơi về, chúng tôi hỏi người dân ở khu đó và được chỉ đến vườn nho của bác Ba Mọi ở thôn Hiệp Hòa, Phước Thuận, Ninh Phước để vào vườn nho của bác thăm chơi.
Ở Ninh Thuận bây giờ đa số người dân trồng nho xanh thay vì nho đỏ đỏ tím tím như ngày xưa. Vẫn có khu vực trồng loại nho đỏ tím ấy nhưng diện tích trồng không nhiều vì hiệu quả kinh tế thấp vậy nên khi đi trên đường ra vịnh Vĩnh Hy tôi nhận thấy vườn nho toàn là loại xanh hết thảy.
Cách Tháp Chàm không xa, băng qua một cây cầu rồi theo con đường đất quanh co có nhiều cây phượng vĩ rực đỏ, nhà vườn bác Ba Mọi nằm bên cánh đồng xanh màu lúa. Phía trước là ngôi nhà xây to lớn còn phía sau là vườn nho xanh ngát. Vợ chồng bác Ba Mọi đón chúng tôi với nụ cười tiếu tít trên môi và giọng Trung ấm áp. Chúng tôi theo chân hai bác vào vườn…
Theo bác Ba Mọi, mùa nho khoảng tháng ba, tháng tư, giàn trĩu quả, tha hồ ngắm và chụp hình thỏa thích. Nho vườn bác Ba Mọi trồng không xịt thuốc hay gì cả nên rất an toàn cho người ăn. Bác chỉ cho chúng tôi chứng nhận GAP treo trên tường để minh chứng cho việc nho của vườn bác là nho sạch, cứ ăn thỏai mái mà không lo bị chi cả. Chúng tôi được bác mời ăn nho, ăn táo hái từ vườn… rồi thưởng thức món sirô nho, rượu nho ngon lịm được làm từ những trái nho trong vườn nhà.
Nho Ninh Thuận không ngọt lừ như nho Úc nho Mỹ nhập khẩu. Vậy nên giá cũng rẻ hơn nhiều so với hàng ngoại nhập. Một kg nho xanh hàng tuyển ở nhà vườn bác Ba Mọi là 60.000 đồng. Chúng tôi mua mấy kg nho, mấy kg táo mang về resort ăn… Do cân đúng ký nên có hai ký nho mà ăn hoài không hết.
Nhìn những chùm nho ngon mọng mà nhớ chuyện con cáo vả chùm nho ngày xưa đi học được học. Bây giờ không có cáo mà có nguyên một nhóm còn hơn cáo. Chúng nó quần nát vườn nho ấy vậy mà bác Ba Mọi vẫn cười nói vui vẻ. Cách nói chuyện của bác thân thiện, hiền lành… xem chúng tôi như con cháu trong nhà vậy.
Do thời gian không cho phép nên chúng tôi phải rời vườn nho mà ra về để đi thưởng thức mấy món đặc sản Phan Rang như bánh căn, bánh xèo hải sản và con dong các loại… mà không kịp thưởng thức hết mấy món rượu vang làm từ nho nhà vườn của bác. Vậy là cả nhóm mua mấy chai về resort để buổi tối tha hồ mà uống, mà đùa giỡn thiệt vui.
Nho vườn bác Ba Mọi không ngọt lắm, trái không to ngon như nho Australia hay Mỹ nhưng cả nhóm đều thích thú vì lần đầu biết được cảm giác vào vườn nho, nhìn tận mắt vườn nho xanh tươi và những chùm nho lủng lẳng trên giàn mọng trái. Nhưng hơn cả là cách cư xử thân thiện, nhiệt tình và chân chất của vợ chồng bác Ba Mọi… giọng miền Trung đậm chất của vị biển mặn cùng nụ cười khắc khổ nhưng thật hiền từ của con người xứ đất cằn khô kia cứ mãi in đậm trong tâm trí chúng tôi.
Tôi mua về chai rượu nho mời cả văn phòng uống thử ai cũng khen tấm tắc. Biết vậy mua mấy chai luôn xách về để tặng bạn bè và để dành uống. Nghe đồn uống một ly rượu nho này trong bữa ăn tối sẽ tốt cho tiêu hóa lắm đó.
Đôi nét về du lịch Phan Rang – Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (thường được gọi tắt là Phan Rang) là tỉnh lỵ của Ninh Thuận. Phan Rang cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách Đà Lạt 110 km, cách Nha Trang 105 km và cách Hà Nội 1388 km.
Sân bay chính của thành phố là sân bay Thành Sơn. Đây từng là căn cứ của Không quân Hoa Kỳ, nay trở thành sân bay quân sự của Việt Nam.
Vùng đất này từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ. Thị xã Phan Rang được thành lập theo đạo dụ của Khải Định ban hành ngày 4 tháng 8 năm 1917. Từ 1976 đến 1991, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận (kể cả tỉnh Bình Tuy của Việt Nam Cộng hòa) thành tỉnh Thuận Hải thì Phan Rang không còn là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận, mà thuộc tỉnh Thuận Hải.
Ngày 27 tháng 4 năm 1977 thị xã Phan Rang bị chia hai và hạ cấp xuống thành thị trấn Phan Rang, huyện lỵ huyện Ninh Hải, và thị trấn Tháp Chàm, huyện lỵ huyện An Sơn. Thị trấn Phan Rang là địa bàn 6 phường Mỹ Hương, Tấn Tài, Kim Định, Thạnh Sơn, Phủ Hà, Đạo Long của thị xã cũ, còn thị trấn Tháp Chàm là địa bàn 3 phường Đô Vinh, Bảo An và Phước Mỹ của thị xã cũ.
Thị xã Phan Rang được tái lập với tên mới là thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, theo quyết định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 1-9-1981, đồng thời với việc tái lập ba huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước trên cơ sở 2 huyện An Sơn và Ninh Hải. Lúc đó thị xã Phan Rang – Tháp Chàm gồm 9 phường: Bảo An, Đô Vinh, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Tấn Tài, và 3 xã: Văn Hải, Khánh Hải và Thành Hải.
Khi tỉnh Ninh Thuận được tái lập (1992), thị xã Phan Rang hợp nhất cùng với Tháp Chàm thành thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, đồng thời trở thành tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận. Đầu tháng 2 năm 2007, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ.
Đi Phan Rang khi nào
Du lịch Phan Rang vào mùa nào trong năm cũng được. Tuy nhiên để khám phá trọn vẹn nét đẹp vùng đất này, tốt nhất bạn nên đi vào khoảng tháng 8, tháng 9 và ở lại nghỉ dưỡng từ 3 – 4 ngày. Thời gian này nho nở rộ và sai trái nên bạn sẽ có cở hội thưởng thức đặc sản rượu nho nổi tiếng. Khi có nhu cầu đặt phòng, bạn có thể tham khảo danh sách khách sạn Ninh Thuận tại Chudu24 để nhận mức giá ưu đãi cực tốt.
Chơi/Ăn/Xem/Mua gì khi tới Phan Rang
Tỉnh Ninh Thuận còn nhiều di tích kiến trúc cổ của người Chăm là các tháp, các làng nghề truyền thống. Hiện nay, tỉnh còn ba tháp cổ là: tháp Pôklông Garai, tháp Hòa Lai, tháp Pôrômê được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia, nơi đây vẫn là điều bí ẩn đối với nến kiến trúc đương đại.
Di tích tháp Pôklông Garai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, nằm trên đồi Trầu thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thị xã Phan Rang – Tháp Chàm 9 km về hướng tây bắc. Đây là một công trình độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chăm.
Tháp Pôklông Garai gồm nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhưng hiện nay còn lại ba ngôi tháp xây bằng gạch Chăm. Đó là tháp Cổng (cao 8,56m), tháp Lửa (cao 9,31m) và tháp Chính – tháp thờ vua Pôklông Garai (cao 21,59m, mỗi cạnh rộng hơn 10m). Bố cục và cấu trúc của mỗi tháp là cả một công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được chạm khắc trang trí bằng các hoạ tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần. Tất cả công trình chạm trổ, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm.
Du khách khi dừng chân ở địa điểm tham quan này, nếu muốn nghỉ dưỡng để thuận tiện cho việc tham quan cảnh đẹp, có thể lựa chọn hệ thống khách sạn gần Tháp Po Klong Garai.
Cụm tháp Hòa Lai còn có tên là Ba Tháp, nằm ven quốc lộ 1A, cách Phan Rang 14km về phía bắc, được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ IX. Cụm tháp được các nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá là kiến trúc tháp cổ và đẹp nhất của dân tộc Champa.
Đáng tiếc là ngày nay tháp chính đã bị sụp đổ, chỉ còn lại tháp Bắc và tháp Nam, nhưng cũng trong tình trạng hoang tàn. Một thân tháp hình khối lập phương khỏe khoắn, nhô lên từ một phần bệ vuông và đỡ cả hệ thống các tầng tháp nhỏ dần. Các tháp còn lưu lại những hoa văn được điêu khắc rất tỉ mỉ, tinh xảo và tuyệt đẹp trên vòm cửa, trụ ốp, diềm mái…
Tháp Pôrômê
Được coi là phiên bản của tháp Pôklông Garai. Có thể thấy sự thừa hưởng có tính sáng tạo rất rõ nét ở công trình nghệ thuật kiến trúc này. Trong đó, Linga tám tay với khuôn mặt của vua thần hóa Pôrômê là một ví dụ. Hình bà Thu Chí (bà Trinh Nữ), vợ của vua ở miếu thờ với bộ ngực tròn, đầy đặn, nở nang và đôi mắt vô cùng sống động của một cô gái Chăm cũng nói lên điều đó.
Ngoài ra, du khách có thể tham quan những điểm nổi tiếng:
Vườn nho
Nhắc đến Phan Rang, chắc chắn phải nhắc đến nho. Như việc trồng lúa ở các tỉnh ở đồng bằng, nho ở Phan Rang cũng được trồng quanh năm, 1 năm 3 vụ. Tham quan tại vườn nho, du khách có thể hái và chụp ảnh. Đặc biệt, bạn có thể mua thêm mật nho hay rượu nho về làm quà.
Ai từng du lịch Phan Rang và đến Hang Rái một lần thì nhất định không khỏi choáng ngợp bởi vẻ đẹp hoang sơ, bao la. Thời điểm đẹp nhất ở Hang Rái là vào lúc bình minh và hoàng hôn. Điểm nổi bật tạo nên nét đẹp cho địa danh này chính là những tảng đá được tạo hóa kiến tạo khéo léo. Đứng giữa khung cảnh tự do, bao la này, bạn sẽ không nỡ ra về đâu.
Du lịch Phan Rang không thể không đến Cà Ná. Biển Cà Ná được xem là một trong những bãi biển đẹp ở Việt Nam. Biển Cà Ná với làn nước trong xanh tinh khiết, mát mẻ cùng với bãi cát trắng tinh. Ở đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng từng đàn cá cơm uốn lượn nhấp nhô theo từng nhịp sống. Gần bờ biển này có hòn Lao, là nơi sinh sống của nhiều loài chim biển.
Nếu nghỉ dưỡng tại biển Cà Ná, bạn sẽ hài lòng vì không gian nơi đây rất thích hợp cho những ai thích yên tĩnh, với cảnh đẹp gió mát trăng thanh, du khách sẽ phải trầm trồ khi nhìn và nghe sóng biển vào ban đêm rất hay và thú vị và điều đặc biệt nữa là hải sản ở đây khá tươi ngon đảm bảo sẽ phù hợp với từng khẩu vị của quý khách. Du khách có thể tham khảo Hòn Cò Cà Ná Resort.
Vịnh Vĩnh Hy là điểm đến thu hút không kém khi du lịch Phan Rang. Vịnh nằm cách trung tâm Tp. Phan Rang – Tháp Chàm 42 km theo hướng Đông Bắc, thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận).
Vịnh Vĩnh Hy đặc biệt thu hút khách du dịch bởi vẻ đẹp trong xanh của vùng biển và rừng núi bạt ngàn. Đến Vĩnh Hy du khách sẽ được ngắm bãi biển xanh ngọc đầy thơ mộng, những cơn gió lướt qua từng đợt sóng êm đềm và nhẹ tựa.
Thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng biển Vĩnh Hy sẽ để du khách có cơ hội khám phá nét hoang sơ nhưng vô cùng màu nhiệm của vùng biển Việt Nam. Với những resort, khách sạn toạ lạc cạnh biển hay khu vực lân cận, bạn sẽ được hướng tầm mắt đến toàn bộ khung cảnh vịnh Vĩnh Hy mỗi ngày. Tham khảo khách sạn gần vịnh Vĩnh Hy.
Du lịch Ninh Thuận đừng bỏ lỡ cảnh đẹp ở biển Cà Ná. Biển nằm bên quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất, có cự ly cách trung tâm thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận 30 km về phía nam.
Vườn quốc gia núi Chúa
Rời Vĩnh Hy một đoạn vượt qua 1 cầu treo, đi bộ khảng 15 phút du khách sẽ đến được khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa. Cảnh sắc ở đây rất tao nhã và thoáng mát rất thích hợp cho những người muốn thư giãn, giảm stress sau những ngày làm việc mệt nhọc.Tại đây du khách sẽ được tắm suối Lồ Ô mát mẻ, suối này bắt nguồn từ những dòng nhỏ, luồng lách trong các khe rừng rồi chạm lại thành một dòng suối nhỏ. Đến Núi Chúa, du khách có thể khám phá nhiều điều thú vị của vườn quốc gia đang được bảo tồn.
Để nghỉ dưỡng tại khu vực này, nhằm thuận lợi cho việc đi lại ở các địa điểm du lịch Phan Rang lân cận, bạn có thể tham khảo khách sạn gần vườn quốc gia núi Chúa.
Đồi cát rộng 700 ha, nằm cách thành phố Phan Rang khoảng 8 km về phía đông nam thuộc ấp Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước.
Đến với đồi các Nam Cương du khách sẽ được chiêm ngưỡng những đồi cát mịn màng với những màu sắc vàng óng ánh cứ lấp lóe thi nhau đua sắc. Tại đây du khách sẽ bắt gặp hình ảnh những cô gái chăm mặc chiếc áo dài thướt tha, kín đáo và đầy duyên dáng.
Nét đặc trưng ở đồi cát Nam Cương đó là sự thay đổi diện mạo của đồi cát từng giờ, từng phút từng giây, chỉ cần một chút chạm nhẹ của đôi chân trần chạm xuống mặt đất lướt thướt thoáng qua bạn sẽ không thể nào thấy được dấu vết bạn ghi ấn trong đó. Thời gian tuyệt vời nhất để đến đồi cát Nam Cương là lúc bình minh, đứng trên ngọn cát du khách sẽ thấy rõ nét hơn ánh bình minh cứ nhấp nhô bồng bềnh từng mau sắc lan tỏa vào nhau khoe sắc nhịp nhàng, uyển chuyển và đầy tinh tế.
Nếu có nhu cầu nghỉ ngơi tại đây, du khách có thể lựa chọn hệ thống khách sạn, resort giá tốt khi du lịch Phan Rang tại Chudu24. Tham khảo khách sạn gần đồi cát Nam Cương.
Ăn gì ở Phan Rang?
Bánh căn – bánh xèo
Nếu đặt câu hỏi ăn gì ở Phan Rang thì đó chắc chắn là bánh căn và bánh xèo. Bánh căn là món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Phan Rang. Bánh căn được làm từ bột gạo, đổ vào khuôn không tráng mỡ nên mang hương vị nướng rất lạ miệng. Món này ngon nhất là ở nước chan. Thông thường, người nấu dùng nước cá thêm ít gia vị hoặc nước mắm pha thêm đường cát trắng để làm nước chan cho bánh căn thêm đậm đà. Bánh ăn kèm với rau sống, chuối xanh thái lát, dưa chuột, rau răm, xà lách…
Đối với bánh xèo, khác với bánh xèo Nam Bộ dạng to bản, bánh xèo Phan Thiết có kích cỡ vừa phải, bột bánh tráng mỏng với màu vàng bắt mắt, nhân tôm thịt đi kèm ít giá thơm ngon quyện lại tạo thành hương vị khó cưỡng, mang đến trải nghiệm tuyệt vời, kích thích vị giác đến từng mi-li-mét.
Bánh canh chả cá
Chắc hẳn ai cũng quen thuộc với tên gọi bánh canh chả cá này rồi. Những lát chả cá vàng thấm vị, những cọng bánh gạo ngọt mềm cùng nước dùng đậm đà làm đã làm nức lòng bao thực khách phương xa.
Bún sứa mang hương vị biển vô cùng đặc trưng. Món ăn này được chế biến khá công phu. Sứa tươi được mang về, làm sạch, cắt thành từng mảnh nhỏ. Sau đó nấu cùng xương heo, đầu cá thu, hành tây… Khi ăn để tròn vị bạn nên cho thêm mắm ruốc và rau sống trộn đều.
Bánh tráng mắm ruốc
Món ngon Phan Rang không thể không nhắc đến bánh tráng mắm ruốc. Nguyên liệu đơn giản chỉ là trứng, ruốc, gia vị nhưng độc đáo ở chỗ tất cả được nướng với độ chín vừa phải. Mỗi miếng bánh là tổng hòa vị đậm của ruốc, vị béo ngậy của mỡ hành và trứng, cay ngọt của tương ớt, giòn giòn vỏ bánh, bùi bùi vị mè. Hấp dẫn lắm đấy!
Dông là món ăn quen thuộc của người dân địa phương. Thịt dông có thể dùng làm gỏi, làm chả hoặc nấu cháo nhưng ngon nhất vẫn là dông nướng. Có 2 cách để nướng dông là để nguyên da hoặc lột da và ướp muối ớt. Phần ngon nhất của dông nướng là trứng và mật dông. Mật dông mang vị béo nhân nhẩn, trứng dông bùi bùi để lại hậu vị khó quên.
Ghé đến vùng đất nắng Phan Rang thì đừng quên đặc sản dê núi. Dê ở đây có thịt săn chắc, ít mỡ do được chăn thả tự nhiên, thường xuyên vận động lại ăn kèm nhiều cây cỏ, lá rừng. Đến đây, bạn có thể thỏa sức gọi nhiều món được chế biến từ dê như dê xào lăn, dê xào sa tế, lẩu dê, cà ri dê, dê nướng ngũ vị hương, dê tái chanh, rượu huyết dê, dê áp chảo…
Cơm gà
Cơm gà Phan Rang đặc biệt và hút khách ở chỗ gà được tuyển chọn từ gà mái mới đẻ trứng lần đầu được thả vườn, được chăn ở các trang trại vùng đồi núi. Nước luộc gà sẽ dùng để nấu cơm cho ra hạt săn nhưng dẻo. Điểm cộng của món ăn này nằm ở nước chấm. Phải là người có tay nghề cao thì mới chắt lọc được tinh túy từ nước chấm cơm gà Phan Rang. Nước chấm chế biến theo cách pha nhèm rượu cùng nước mắm rồi bỏ thêm đường sao cho sền sệt và nấu cùng ớt giã nhuyễn và muối ớt hành.
Về lưu trú, bạn có thể tham khảo danh sách khách sạn Ninh Thuận tại Chudu24 để đặt phòng và nhận mức giá ưu đãi cực tốt.
Trở về sau chuyến du lịch Phan Rang, ngoài những bức ảnh kỷ niệm, bạn đừng quên chia sẻ hương của gió, vị mặn của biển, vị nồng của nắng gió Ninh Thuận cùng bạn bè người thân qua những món quà đặc trưng của vùng đất này. Tìm quà mang giá trị lưu niệm, không gì bằng những chiếc ví, túi xách, những thước vuông vải thổ cẩm Chăm xinh xắn hay các bức tranh sơn mài hữu tình, những tác phẩm của gốm Bàu Trúc thanh tao đầy mĩ thuật… Để người thân thưởng thức được hương vị đặc trưng Ninh Thuận, bạn đừng ngần ngại khi mang về một chút mặn mà của hải sản khô, chút ngọt ngào của nho tươi, mật nho, chút chua cay của nem, chút nồng đắng của rượu nho, chút hương thơm đậm đà của hành, tỏi, chút mặn ngọt thơm tinh khiết của nước mắm Phan Rang.
Đến và đi lại Phan Rang bằng gì?
1. Đường bộ
Xe máy từ Tp.HCM chạy theo QL1 khoảng 330 km sẽ đến Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. (Trên đường đi sẽ đi qua biển Cà Ná).
2. Đường sắt
Có thể đi tàu Thống Nhất hoặc tàu du lịch Golden Train
Bạn có thể liên hệ với Ga Sài gòn để biết chi tiết về giá vé, giờ tàu chạy…
– Đưa vé đến nhà: (08) 38 436 528 (thời gian phục vụ từ 07 giờ 00 đến 19 giờ 00 hàng ngày);
Tàu du lịch Golden Train thì liên hệ với:
Công Ty Cổ Phần Du Lịch Năm Sao
297 Phạm Ngũ Lão, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận I.
Điện thoại : 08.39206868 Fax : 08.39205554
Hoặc quầy vé của Golden Train tại tầng 1 Ga Sài Gòn
Tàu sẽ dừng tại Ga Tháp Chàm (gần tháp Chăm Pôklông Giarai)
Đô Vinh, Thành phố Phan Rang
Điện thoại: (068). 3888084
Đại lý bán vé xe lửa tại Phan Rang
số 351 Thống Nhất. Tel: (068).3834008
3. Xe bus
Xe Open tour chạy tuyến Tp.HCM – Phan Rang rất ít (hầu như không thấy), tuy nhiên nếu muốn bạn có thể mua vé đi Nha Trang và xuống ở Phan Rang (cách này hơi tốn tiền).
Liên hệ xe Open tour của các hãng xe như Sinhcafe, HanhCafe, TM Brother’s Café, An Phú… tại khu phố Tây Phạm Ngũ Lão.
Tại Tp.HCM: 246 – 248 Đường Đề Thám, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (08). 38367338-38376833
Hà Nội: 52 Luong Ngoc Quyen
Huế: 12 Hùng Vương – 054.3826867 – 3845022
7 Nguyễn Tri Phương – 054823309 – 848626
Hội An: 18B Hai Bà Trưng – 0510.863948
Nha Trang: 10 Biệt Thự – 058.3522982 – 3523183
54/I Nguyễn Thiện Thuật
90C Hùng Vương – 058.521981 – 524.329
Mũi Né: 144 Nguyễn Đình Chiểu – (062) 3847542
Đà Lạt: 4A Bùi Thị Xuân – 063.822663 – 836702
– Hãng xe Mailinh
Địa chỉ: 64 – 68 Hai Bà Trưng, P.BN, Q.1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 3929 2929 Email: ml@mailinh-corp.com
Địa chỉ phòng vé:
Số 400A Lê Hồng Phong, Q.10
Số 293 Trần Phú, P.8, Q.5
Ngoài ra bạn cũng có thể đi một số xe chất lượng cao chạy tuyến Tp.HCM – Phan Rang khởi hành tại bến xe miền Đông
– Xe Minh Dũng
Địa chỉ: 99 Quốc Hương, P.Thảo Điền, Q.2, TP Hồ Chí Minh
Bến xe Phan Rang
23 Thống Nhất, Tp.Phan Rang
Điện thoại: : 068.3822926
Ngoài ra ở Phan Rang còn có
Bến xe Quốc Trung
347A Ngô Gia Tự – Tp.Phan Rang – Tháp Chàm.Tel : 068.3830200
4. Đi lại tại Phan Rang
Taxi
Taxi Ngọc Hoa: Địa chỉ: 52 Thống Nhất, Phường Đài Sơn, TP. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận. Điện thoại: 068.3838383.
Taxi Ninh Thuận: Điện thoại: 068.3888111.
Taxi Mai Linh: Điện thoại: 068.3898989.
Bus
Những tuyến xe bus đường xa như Vĩnh Hy, Sơn Hải, Cà Ná, Sông Pha thật sự rất tiện lợi. Ngoài việc tiết kiệm được một khoản phí đáng kể so với đi bằng xe máy thì xe buýt còn giúp bạn an tâm hơn khi tự điều khiển phương tiện cá nhân.
Hiện tại ở Phan Rang có 4 tuyến xe buýt : Bến xuất phát tại bến xe Phan Rang, bạn có thể đón xe bus tại các trạm đón trả khách trên hành trình đi.
Phan Rang – Sông Pha (đường lên Đà Lạt)
Phan Rang – Vĩnh Hy (đường đến vịnh Vĩnh Hy huyện Ninh Hải)
Phan Rang – Sơn Hải (đường đến Phước Dinh)
Phan Rang – Cà Ná (đường vào TPHCM)
Xe máy – Ô tô
Nhằm hỗ trợ cho các bạn thích du lịch khám phá bằng phương tiện xe máy hoặc ô tô tại Phan Rang – Ninh Thuận .
– Xe số: 130,000 đồng/ ngày (qua đêm phụ thu thêm 50,000 đồng)
– Xe tay ga: 150,000 đồng/ ngày (qua đêm phụ thu thêm 60,000 đồng)
Giá trên đã bao gồm 2 nón bảo hiểm/ xe.
Lưu ý khác khi du lịch Phan Rang
– Du khách khi du lịch Phan Rang nên mang đủ quần áo, mũ nón, bao tay, khẩu trang, dù, kem chống nắng để đối phó với cái nắng tại đây.
– Mang theo thuốc cá nhân, kem chống muỗi, thuốc diệt côn trùng khi du lịch Phan Rang.
– Khi di chuyển luôn mang theo một chai nước nhỏ.
– Mang lều, áo khoác mỏng nếu có ý cắm trại.
– Nên đặt vé, đặt phòng sớm để nhận được nhiều ưu đãi.
– Bạn có thể tham khảo và dat phong khach san tại Chudu24 để nhận mức giá ưu đãi cực tốt.
Câu “Gió như Phan và nắng như Rang” để chỉ về vùng đất khắc nghiệt, quanh năm nóng bức này. Vùng đất nghèo khó, đất mặn phèn chua, nắng gió khắc nghiệt khiến đời sống của người dân vô cùng khó khăn. Nhưng bù lại, thiên nhiên cũng ưu đãi cho họ đường bờ biển dài tuyệt đẹp, với những bãi cát trắng và rạng san hô đẹp tuyệt vời.
Quãng đường di chuyển bằng xe ôtô đến Phan Rang có hai bên là bãi cát, những cánh đồng thả đầy cừu, dê, con đường lúc thẳng tắp, lúc uốn lượn theo bờ biển. Xung quanh là những rặng núi mây mù bao phủ, những vệt nắng chiếu xuyên qua các đám mây.
Người dân ở đây chân chất và thân thiện, từ bác trai, bác gái chủ vườn nho đến chàng trai nuôi cừu đều nhiệt tình cho tôi vào chụp hình thăm quan. Anh nhân viên của hãng tàu và bác hướng dẫn viên cũng đều rất nhẹ nhàng. Tôi tin rằng, đây sẽ là một trong những điểm du lịch hot nhất Việt Nam trong một vài năm nữa.
Phương tiện di chuyển đến Phan Rang
Không có đường bay thẳng từ Hà Nội cũng như từ TP HCM đến Phan Rang. Bạn có thể bay vào Đà Lạt (cách Phan Rang khoảng 110 km) hay từ Nha Trang (cách Phan Rang 100 km).
Từ TP.HCM, bạn có thể di chuyển đến Phan Rang bằng xe khách hoặc tàu hỏa với khoảng cách 350 km. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi bằng xe máy, đường đi rất đẹp, có cơ hội dừng lại nhiều điểm dọc đường thăm quan.
Ở Phan Rang, du lịch mới phát triển đầu tư vài năm trở lại đây nên chưa có nhiều nhà nghỉ, khách sạn. Có một số resort, khách sạn từ công viên biển Bình Sơn đến Ninh Chữ.
Tôi ở khách sạn tại ngã tư công viên Biển Bình Sơn, đường 16/4 (giá ngày thường 300.000 đồng/đêm). Phòng khá sạch sẽ, nhân viên nhiệt tình, nhìn ra biển và cách biển khoảng 200 m. Các bạn đến bến xe Phan Rang có thể thuê taxi ra khu Biển Bình Sơn ở trung tâm để thuê khách sạn.
Ăn gì?
Giá hải sản ở Phan Rang rất rẻ. Với với 300.000 đồng, hai người đã có phần ăn thoải mái. Các món nổi tiếng ở đây gồm bánh căn, bánh tôm, thịt vịt, cừu,…
Bánh căn, bánh tôm, hải sản giá rẻ được bán ở khắp mọi nơi. Tôi ăn tại một quán gần bãi biển Ninh Chữ. Một đĩa bánh được mang kèm 3 bát nước chấm. Đầu tiên là loại giống nước chấm nem, tiếp đến là sốt me và nước cốt vừng mè. Tôi dùng một đĩa bánh căn, một đĩa bánh tôm, một lon nước ngọt hết 62.000 đồng.
Món vịt tại đây cũng rất ngon, 50.000 đồng một đĩa đầy, 90.000 đồng nửa con vịt nướng, luộc. Ngoài ra còn có món vịt sốt me, vịt nướng gang cũng rất hấp dẫn. Quán vịt cũng có ở khắp nơi. Tôi ăn tại đường 16/4 đối diện khách sạn thuê nghỉ. Một bữa ăn thoải mái cháo, vịt nướng, gỏi vịt, bia cho 2 người hết 200.000 đồng.
Vịnh Vĩnh Hy có quán ăn trên biển, có bảng giá. Một con hàu to bằng bàn tay có giá từ 20.000-25.000 đồng. Sò lông nướng mỡ hành 50.000 một đĩa cho 2 người.
Tham quan khi du lịch Phan Rang
Tôi chỉ ở Phan Rang hơn 2 ngày. Ngày đầu tiên, khi đến nơi là 16h, tôi thuê xe máy ở khách sạn (150.000 đồng/ngày) đi vòng vòng bờ biển. Bãi biển Bình Sơn đông, đa số là dân địa phương, mọi người bày bán ăn uống ngay trên cát, cảm giác giống Sầm Sơn (Thanh Hóa) 10-15 năm về trước. Nếu muốn đỡ đông, bạn có thể đi dọc bờ biển sẽ có nhiều đường vào các khu bãi tắm.
Ngày thứ 2, tôi đi cả ngày đến vịnh Vĩnh Hy – điểm đáng tới nhất ở Phan Rang. Trên đường đi có thể thăm quan những đàn cừu, vườn nho, hang rái, thăm quan cách người dân làm muối hay đi thuyền ra vịnh. Các bạn nên đi xe máy hoặc taxi cho chủ động. Đường mới làm đẹp và thuận tiện.
Vườn nho: Nho được trồng quanh năm, 3 vụ một năm. Các bạn có thể xin vào chụp ảnh và mua nho. Tôi mua nho với giá 30.000 đồng một kg được ngắt ngay tại vườn. Ngoài ra, bạn có thể mua mật nho, rượu nho mang về làm quà.
Đàn cừu, dê: Đây là một trong những nơi nuôi cừu lớn nhất Việt Nam. Các bạn nên chụp hình trên đường về. Cừu được đưa về chuồng lúc 15-16h, còn lại là thả trên các ngọn đồi. Nếu muốn chụp cừu số lượng lớn, chúng ta phải đi hơi xa, vài chục km ra đường từ Phan Thiết đến Phan Rang. Từng đàn cừu cả trăm con được nuôi thả hai bên đường. Muốn chụp ảnh được, bạn nên xin ít cỏ để cho cừu ăn.
Hang Rái là một trong những điểm không thể bỏ qua. Cách vịnh Vĩnh Hy khoảng 5 km (trên đường ra vịnh), nơi này đẹp nhất lúc hoàng hôn hoặc bình minh. Tôi đi lúc đầu giờ chiều nên nắng khá to. Hang Rái nằm bên tay phải từ đường quốc lộ, đi qua khu bảo tồn rừng, thu 5.000 đồng mua vé vào cửa và 5.000 đồng gửi xe. Từ đó, khách đi thẳng qua khu nhà đang xây, để ra hang Rái – gồm nhiều tảng đá to được thiên nhiên khéo léo tạo nên, trong đó có một cái hang nhỏ rất mát, từ đó có thể ngắm biển xanh mênh mông.
Bãi san hô: Đây là bãi san hô cổ lớn nhất Việt Nam. Tôi rất bất ngờ khi cảnh quá tuyệt vời, có một khu đá vôi lởm chởm to chắn ở bờ biển như một phi thuyền của người ngoài vũ trụ vậy. Dưới bãi đá vôi là rặng san hô cổ. Đường ra đó khá nguy hiểm vì phải đi đường vòng, leo lên các tảng đá để ra ngoài, rặng san hô có rêu khá trơn, có những hốc to làm thành bể bơi tự nhiên độc đáo. Bạn nên cẩn thận lúc tham quan ở đây vì sóng lớn, biển khá sâu, không nên tắm. Nhiều dân địa phương và các vùng lân cận đến thăm quan, mang đồ ăn nên rác khắp nơi, thật là đáng buồn. Bạn nào có ý định đi thì đừng xả rác bừa bãi.
Vịnh Vĩnh Hy: Tại đây có 4 nhà thuyền để đi thăm quan vịnh và ra đảo với giá vé 60.000 một người. Thuyền đi ra rặng san hô để du khách ngắm cảnh qua kính ở đáy tàu. Có nhiều gói thăm quan khác như lặn biển ngắm san hô, đi thuyền ra hang Rái. Tôi chọn di chuyển bằng nhà thuyền lớn nhất ở đó. Có đủ loại thuyền từ 20-50 chỗ, sẽ đưa ta đi vòng vòng ngắm biển, sau đó là khu chòi ăn uống ngoài biển. Từ đó, bạn có thể tắm biển với bãi cát trắng, vắng người và ăn hải sản. Các bạn có thể về trung tâm tắm biển, ăn uống, tối đi vào trung tâm thành phố vui chơi.
Sáng ngày thứ 3, tôi tới tháp Chàm, khoảng 5 km từ trung tâm. Có 3 cái tháp trên đỉnh đổi, tôi đứng ở trước cửa rồi cũng về vì nắng nóng. Khu vực này cũng không hoành tráng bằng tháp Chàm ở Nha Trang.
Những ngày du lịch Phan Rang, tôi thích nhất ở đây là những cây hoa giấy, được trồng khắp mọi nơi, nở hoa rực rỡ.
Thật khó để lý giải vì sao thời gian gần đây, những địa điểm càng mộc mạc, hoang sơ lại càng thu hút dân du lịch. Cũng có thể do đây là những địa điểm mới, còn ít người đặt chân đến nên cảm giác tò mò, muốn khám phá được kích thích. Hoặc cũng có thể do dân tình đã quen quá với những khu du lịch hiện đại, sang chảnh, rồi cả những nơi ai cũng từng đi ít nhất vài lần.
Gần đây, dân ham xê dịch lại đang truyền tai nhau về một vùng đất đẹp hoang sơ được ví von là y như thảo nguyên Mông Cổ ngay tại Việt Nam. Với những triền cát mênh mông như đi về phía chân trời, rồi biển xanh bao la bao quanh là núi đá nhấp nhô – khung cảnh này thực sự rất mới mẻ và khiến những ai ưa du lịch dễ mà yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đó là Mũi Dinh (Ninh Thuận).
Mũi Dinh cách thành phố Phan Rang khoảng 30 km. Từ TP.HCM, đi theo quốc lộ 1A tới ngã ba Cà Ná rồi rẽ phải đi theo đường ven biển khoảng 20 km là tới.
Nói cho đúng thì, Mũi Dinh không phải là một địa điểm mới, tầm 2 năm trở lại đây cũng đã có một lượng du khách nhất định tới khám phá vùng đất này. Tuy nhiên hiện tại thì Mũi Dinh đang được nhắc đến rất nhiều, và rất có khả năng sẽ trở thành một trong những điểm đến hot nhất hè năm nay.
Mũi Dinh là một mũi đất, đồng thời cũng là tên của một ngọn hải đăng nằm ở xã Phước Dinh (Thuận Nam – Ninh Thuận), cách thành phố Phan Rang khoảng 30km. Từ TP.HCM, đi theo quốc lộ 1A tới ngã ba Cà Ná rồi rẽ phải đi theo đường ven biển khoảng 20 km là tới. Vì nằm ở vị trí khá hẻo lánh, đường đi vào cũng khó khăn nên mặc dù chưa được biết đến rầm rộ nhưng Mũi Dinh lại giữ được cho riêng mình những nét hoang sơ.
Điểm thu hút nhất ở Mũi Dinh có lẽ là những triền cát rộng mênh mông, đầy nắng và gió như một tiểu sa mạc. Đi qua “sa mạc cát” này là bãi biển nước trong veo, xanh ngắt màu trời với những núi đá nhấp nhô xung quanh. Nơi đây còn có một khu lều trại với những chiếc lều đặc trưng của vùng thảo nguyên. Bạn có thể thuê lều trại ở qua đêm tại đây và tận hưởng cuộc sống du mục thực thụ.
Khung cảnh này đã khiến người ta ví von Mũi Dinh đẹp y như thảo nguyên Mông Cổ!
Cũng có khá nhiều trò chơi để bạn có thể trải nghiệm nếu có dịp tới đây, ví dụ như đi xe địa hình phân phối lớn trên sa mạc cát cực đã, rồi bắn cung, Zipline, High Wire…
Thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin A, E, C, B12, canxi, sắt và các khoáng chất vi lượng rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra rong nho biển còn giúp nhuận tràng, kháng khuẩn đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch, cung cấp năng lượng, thúc đẩy quá trình tăng trưởng, kích thích ăn uống, hỗ trợ hệ tuần hoàn, giúp ăn ngon miệng, bổ máu, tăng sức đề kháng, thị giác và hệ thần kinh. Rong nho còn chứa chất Fucan, có thể giảm được những vết sưng tấy của cơ thể.
Rong nho biển có thể chế biến làm salad hoặc rau ăn kèm với các món chính như bít tết, thịt rán, dễ sử dụng như một loại rau xanh trong những bữa ăn gia đình. Phần thân non giòn có thể làm gỏi giống như những loại rong biển khác. Ngoài ra có thể dùng để ăn sống ướp lạnh kèm với các loại nước sốt như mù tạt, xì dầu, mayonaise, sốt mè rang, muối tiêu chanh… hoặc dùng rong nho để nấu lẩu, nấu canh, nấu chè, làm sinh tố rất ngon. Hiện nay ở Ninh Thuận có 2 loại rong nho biển là dạng tươi và dạng khô.Dù là loại nào đi nữa thì quý khách cũng nên lưu ý tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
Đối với rong nho biển tươi quý khách không nên bảo quản rong nho trong tủ lạnh, chỉ để rong nho ở nơi thoáng mát.Thời gian bảo quản dao động từ 7- 10 ngày.Khi dùng thì rửa sạch, ngâm vào nước khoảng 10 – 15 phút cho rong nho bớt mặn rồi chế biến thành món ăn. Tốt nhất quý khách ngâm với nước đá lạnh để bớt vị tanh và khi ăn rong sẽ giòn hơn. Sau đó vớt lên và sử dụng như rau thông thường.
Còn đối với rong nho biển khô quý khách nên để trong ngăn mát tủ lạnh, thời hạn sử dụng rong nho khô có thể lên tới 6 tháng. Cách sử dụng rong nho khô rất đơn giản, quý khách bỏ rong nho khô vào bát nước ngâm trong vòng 5 phút cho rong nở ra, sau đó đổ nước này đi. Tiếp tục ngâm trong nước sạch khoảng 3 phút để rong được giòn.Lúc này có thể sử dụng liền. Thực phẩm này không những giúp bữa ăn thêm thơm ngon mà còn dùng để trang trí, giúp món ăn trông tinh tế và bắt mắt hơn. Đây là thực phẩm thiên nhiên hội tụ đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể đồng thời có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Vì vậy khi có dịp đến thăm Ninh Thuận quý khách nhớ mua rong nho biển về làm quà cho gia đình và người thân để cảm nhận được hương vị mới lạ của thực phẩm thiên nhiên giá trị này.
Thịt dê ở đây được chăn thả tự nhiên, thường xuyên vận động, ăn nhiều loại cây, lá nên thịt săn chắc, ít mỡ và rất thơm ngon. Thịt dê là loại thực phẩm giàu đạm, Protein, kẽm, chất khoáng, mỡ đường, vitamin B1, vitamin B2, Nicacin, Coban, Photpho, sắt, Natri nên rất bổ máu và nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, giúp hồi phục sức khỏe nhanh cho người già, tăng cường sinh lực cho phái mạnh và đặc biệt món chân dê hầm rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh con.
Nhận thức được những giá trị dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh từ thịt dê qua các bài thuốc cổ truyền nên khá nhiều nhà hàng “đặc sản” ở Phan Rang đã xuất hiện, chuyên chế biến các món ăn ngon từ dê như: dê tái chanh, dê hấp cách thủy, cà ri dê , lẩu dê, dê nướng ngũ vị hương, dê xào lăn, dê xào sa tế, sả ớt, dê áp chảo, dê nấu với nho, dê nướng mọi, nầm dê, gan dê hầm, tiết canh dê, dê con quay, rượu huyết dê, v.v… Tuy nhiên, thịt dê lại có mùi khen khét nên không phải ai cũng thích thưởng thức, nhất là phụ nữ.Bởi vậy, đầu bếp ở các nhà hàng Phan Rang phải khử sạch mùi hôi của thịt dê trước khi chế biến.Một vài nơi khử mùi dê bằng cách bóp thịt với một tí rượu trắng có trộn gừng băm nhuyễn rồi xả lại bằng nước lạnh. Cũng có người dùng bia để khử mùi. Dê khoảng 8-12 tháng tuổi cho thịt ngon nhất.
Thịt dê rất bổ dưỡng nên hầu như tất cả bộ phận của dê đều có thể sử dụng để làm thuốc.Dạ dày dê chữa gầy yếu, tiêu hóa kém, buồn nôn sau bữa ăn.Gan dê có thể điều trị những trường hợp mờ mắt. Các món ăn chế biến từ cật (thận) dê có tác dụng trị suy nhược, lãng tai, đổ mồ hôi. Tiết dê pha với rượu trắng 40 độ chữa đau đầu, chóng mặt, đau lưng, bổ huyết. Cao dê toàn tính làm thuốc bổ. Tinh hoàn dê có tác dụng trị thận suy, liệt dương, hoạt tinh… Và đặc biệt, người ta thường quan niệm con dê là biểu tượng của “bản lĩnh phái mạnh”.
Vào buổi chiều se se lạnh, nhâm nhi với chai rượu, lai rai vài chai bia kèm với miếng thịt dê bổ dưỡng thơm ngon cùng với bạn bè, người thân trên vùng đất nắng thì không còn gì thú vị bằng.n
Gành Son cũng là những dãy núi thấp màu đỏ với hang động cheo leo gập gềnh như bức tranh sơn thủy tuyệt vời được thiên nhiên khắc họa.
Một bên là những đồi cát đỏ thẳm nhô cao, một bên là màu biển xanh ngắt: tất cả nổi bật dưới ánh nắng khiến nơi đây có một vẻ đẹp hài hòa song cũng không kém phần hư ảo.
Bên cạnh Gành Son là một xóm chài trên cát gọi là làng Giuồng. Sở dĩ có tên gọi này là vì xưa kia lúc quân nhà Nguyễn vào đuổi Chiêm Thành, người Việt đến định cư tại đây và bị giết nhiều (Cáp Duồn).
Trải qua bao nhiêu đời, nay chỉ còn tiếng Giuồng đọc trại đi. Ngư dân làng Giuồng sống quây quần trong một eo biển cong cong, không đông đúc lắm nhưng xem ra cũng đủ các thứ sinh hoạt, đặc biết là thúng chai tập trung nơi đây rất nhiều. Đây là một loại thuyền tròn quen thuộc với ngư dân để di chuyển từ bờ ra ghe lớn.
Từ xóm chài ra đến Gành Son không xa lắm nhưng phải lội cát lên dốc nên sẽ khá mệt. Đúng là ghềnh, vì khoảng bờ biển bạn đang đứng cao hơn mặt nước chừng 20m. Nếu đến để đón mặt trời mọc thì lúc trời sáng hẳn bạn sẽ thấy rõ một vách đá màu hồng, chạy dài một khoảng xa, nước xoi mòn thành khe. Bãi cát hẹp, phẳng lì, khá sâu, vì cách bờ có một chút mà nước đã xanh biếc.
Gành Son thật sự là một đồi đất sét đỏ, cứng, do mưa gió bào mòn từ bao đời nay, để lại một vùng cảnh quan khá đặc biệt. Tưởng như ở một hành tinh nào xa lạ.
Vì địa thế như vậy nên không có sinh hoạt thuyền chài nơi đây. Lâu lâu có người quang gánh từ xóm ngoài vào xóm trong.
Đứng dưới mé biển nhìn lên mới càng lạ. Ghềnh cao thật cao, hai màu, dưới trắng xám, trên đỏ sậm. Đâu đó nhô ra một lùm cây xanh, một bức ảnh đẹp ít thấy. Gành Son một bối cảnh tuyệt vời cho việc sáng tác và mở rộng tầm mắt.
Vào buổi sáng tinh sương hay những buổi chiều êm ả, biển lặng, từ trên gành, có thể nhìn thấy toàn cảnh sinh hoạt ấm cúng, nhộn nhịp của làng chài.
Màu đỏ của đá, màu xanh của biển như hòa lẫn vào nhau tạo nên một sắc thái hài hòa vừa gần, vừa xa, vừa hư lại vừa thực…
Gành Son quả là một tặng vật của thiên tạo chưa được nhiều người chú ý đến.