Giải mã ý nghĩa các loại Lồng Đèn Trung Thu mà bạn không ngờ đến

73

Đêm trung thu là lúc trăng tròn, to và đẹp nhất. Ánh sáng dịu êm từ trăng nhẹ soi xuống những con đường làng, ngõ nhỏ, phố phường,… và là nơi những đứa trẻ xách đèn ông sao, đèn kéo quân,… vừa đi vừa hát. Hình ảnh tuổi thơ ấy chắc chắn sẽ là kỉ niệm mãi không quên trong lòng mỗi người. Thế nhưng bạn đã biết ý nghĩa các loại lồng đèn trung thu với mỗi hình dáng là thông điệp gửi gắm khác nhau chưa? Tìm hiểu ngay để biết thêm chi tiết nhé!

ý nghĩa các loại lồng đèn trung thu 1
@Nguồn sưu tầm

1. Lồng đèn ông sao

Đây là loại lồng đèn phổ biến nhất đối với người Việt Nam trong dịp rằm tháng Tám. Không khó để bắt gặp những chiếc lồng đèn đủ sắc màu với hình dáng ngôi sao 5 cánh bao quanh bởi một vòng tròn được bày bán ở hầu hết các cửa hàng. Mới đầu, chiếc lồng đèn này được làm từ loại giấy nilong ngũ sắc và về sau này thì các nghệ nhân còn trang trí thêm các hoạ tiết, dây kim tuyến đủ màu trông bắt mắt và hợp thời hơn.

ý nghĩa các loại lồng đèn trung thu 2
@Nguồn sưu tầm

Hình ảnh ngôi sao 5 cánh được bao bọc bởi vòng tròn tượng trưng cho ngũ hành âm dương trong phong thủy, vì thế chiếc lồng đèn này tượng trưng cho sự cân bằng và hài hòa của các mối quan hệ trong đời sống, giữa người với người và giữa người với thiên nhiên vạn vật.

2. Lồng đèn cá chép

Đèn cá chép là một trong những lồng đèn truyền thống và mang nhiều ý nghĩa đối với trẻ em. Hình ảnh cá chép không chỉ gắn liền với những truyền thuyết thời xa xưa mà còn hiện diện trong đời sống của người dân Việt Nam từ bao đời nay.

ý nghĩa các loại lồng đèn trung thu 3
@Nguồn sưu tầm

Cá chép xuất hiện trong truyền thuyết vượt vũ môn để hóa rồng, là phương tiện đưa ông Táo về trời vào ngày 28 tết âm lịch hằng năm. Ý nghĩa đèn trung thu này là biểu tượng cho sự cố gắng không ngừng và vươn lên vượt khó trong mọi hoàn cảnh. Ngoài ra, lồng đèn cá chép còn được trang trí rất lung linh và lộng lẫy với giấy nilong đỏ cùng các họa tiết đủ màu khác.

3. Lồng đèn kéo quân

Lồng đèn kéo quân có nguồn gốc từ Trung Quốc và gắn liền với ý niệm tưởng nhớ đến vua Lục Đức, một người vừa tài giỏi mưu lược lại còn giàu lòng hiếu nghĩa trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Do đó đèn trung thu này mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiếu thảo, tình yêu thương của những người con dành cho ông bà cha mẹ.

@Nguồn sưu tầm

4. Lồng đèn tròn

Ở Việt Nam, lồng đèn tròn là loại thường được bán suốt cả năm, giống như đèn ông sao, vì thế nó không chỉ phục vụ cho hoạt động vui chơi rước đèn của trẻ em trong dịp Trung thu mà còn được dùng để trang trí. Với hình dáng tròn và lấp lánh bởi ánh nến phát ra từ bên trong, người ta cho rằng đây là biểu tượng cho mặt trăng vào ngày rằm tháng tám, vừa tròn lại vừa sáng rực. Hiểu rộng ra thì đây còn thể hiện cho sự tôn vinh nét đẹp nhẹ nhàng của thiên nhiên (ánh trăng) cùng ước nguyện cảm tạ trời đất cho một mùa màng bội thu.

@Nguồn sưu tầm

Thật không ngờ chiếc lồng đèn không chỉ là món đồ chơi để những đứa trẻ xách đèn vừa đi vừa hát vào dịp trung thu mà còn mang những giá trị văn hóa ý nghĩa bao đời. Nếu bạn từng thắc mắc vì sao Tết Trung thu nhất định phải có lồng đèn thì bài viết này chắc chắn đã giải đáp được điều đó! Bên cạnh bài viết ý nghĩa các loại lồng đèn trung thu thì Chudu24 gợi đến bạn thêm một số bài viết thú vị về Tết Trung thu tại đây: