Bạn thường nghe đến những cái tên như Ramen, Udon, Soba,… đó chính là tên của các loại mì Nhật Bản nổi tiếng, có thể bạn đã thưởng thức qua, nhưng làm thế nào để nhận biết được món mì bạn đang ăn có tên gọi chính xác là gì? Bí quyết là ở đây, cách phân biệt 7 loại mì Nhật Bản chuẩn như người bản xứ.
Tham khảo thêm:
- Danh sách Khách sạn Tokyo
- Danh sách Khách sạn Osaka
- Danh sách Khách sạn Kyoto
Mì Nhật Bản là cả một thế giới ẩm thực phong phú và đa dạng khiến nhiều người thích thú tìm hiểu. Với mỗi phong cách chế biến, mì sẽ mang những tên gọi khác nhau. Điều này đôi khi khiến cho thực khách không khỏi bối rối khi lựa chọn loại mì để thưởng thức. Hãy cùng tìm hiểu 7 loại mì Nhật phổ biến ở đất nước Mặt Trời Mọc và cách “nhận diện” ẩm thực Nhật Bản chuẩn xác qua bài viết này nhé!
1/ Ramen
Ramen là món mì nổi tiếng nhất nhì trong các loại mì Nhật Bản được thực khách trên toàn thế giới yêu thích và quan tâm tìm hiểu. Ramen được làm từ lúa mì, trông khá giống với mì Ramyeon ở Hàn Quốc. Bạn có thể nhận biết Ramen thông qua một số đặc điểm nhận dạng như sợi mì khá mảnh, có độ xoăn nhẹ, màu vàng, hơi dai. Người Nhật thường dùng món mì Ramen này kèm với súp hoặc nước lèo nóng.
2/ Udon
Udon được mệnh danh là món mì quốc túy của Nhật Bản. Theo nhiều tài liệu, loại mì này có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa và được du nhập vào xứ sở hoa anh đào từ những năm thế kỷ VIII. Đây là loại mì được làm từ bột lúa mì, sợi khá dày, dày nhất trong số các loại mì Nhật Bản. Sợi mì Udon thông thường có màu trắng, đường kính khoảng 1cm, được dùng kèm với các loại nước dùng nấu từ các loại thịt.
3/ Soba
Mì Soba được làm từ kiều mạch (hay còn được biết đến với tên gọi là lúa mạch đen). Trông bề ngoài, Soba khá giống với miến hay mì làm từ gạo lứt của Việt Nam. Có màu xám hoặc nâu đậm, sợi mảnh và dai là những đặc điểm giúp bạn nhận dạng được Soba. Với món mì này, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức nóng hoặc lạnh và ăn kèm với nước tương Nhật.
4/ Somen
Giống Ramen, mì Somen cũng được làm từ lúa mì nhưng lại có sợi mảnh hơn. Mì Somen của ẩm thực Nhật Bản trông bề ngoài giống với bún gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, sợi Somen lại dai hơn và không dễ bị nát như cọng bún. Khi thưởng thức Somen, bạn có thể dùng nóng hoặc lạnh đều được. Đặc biệt, sợi Somen mảnh nên rất dễ thấm vị, vì vậy món mì này thường ăn kèm nước dùng có vị khá nhạt.
5/ Shirataki (Mì Konjac)
Shirataki là một trong các loại mì Nhật Bản được sử dụng phổ biến, được làm từ bột Konjac (củ khoai nưa). Củ khoai nưa trong suốt, khi ăn hơi dai giống thạch rau câu vì vậy sử dụng bột khoai nưa làm nên sợi mì Shirataki cũng trong suốt đẹp mắt, cuốn hút người ăn. Người Nhật thường dùng loại mì này dùng ăn kèm với các món lẩu nổi tiếng như Sukiyaki, Oden,…
6/ Harusame
Danh sách các loại mì phổ biến của Nhật Bản không thể nào vắng mặt Harusame. Sợi mì Harusame trong suốt, khá mảnh, có màu hơi vàng nâu trông giống miến làm từ đậu xanh của Việt Nam. Đến Nhật Bản, bạn sẽ có thể bắt gặp loại mì này xuất hiện trong các món xào và súp.
7/ Yakisoba
Ít ai biết được rằng Yakisoba được chế biến bằng sợi mì Ramen chiên kèm với thịt lợn, các loại rau (thường là bắp cải, hành tây, cà rốt), xốt Yakisoba, gia vị (muối, tiêu xay). Ngoài ra, chế biến mì Yakisoba, người Nhật còn sử dụng thêm một số loại nguyên liệu khác như bột rong biển, gừng ngâm, vảy cá, mayonnaise.
Trên đây là một số đặc điểm nhận dạng các loại mì Nhật Bản phổ biến. Hi vọng, thông qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu biết thêm về mì, văn hóa ăn mì nói riêng và ẩm thực Nhật Bản nói chung.
Xem thêm: