Chùa Bái Đính Ninh Bình – Khám phá ngôi chùa đạt nhiều kỷ lục tại Việt Nam

683

Chùa Bái Đính Ninh Bình là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Với tuổi đời hơn 1000 năm, ngôi chùa trải qua nhiều thời đại phong kiến Việt từ nhà Đinh, Tiền Lê đến nhà Lý. Được vinh danh là một trong những ngôi chùa trong quần thể du lịch Bái Đính – Tràng An, chùa Bái Đính gây ấn tượng bởi kiến trúc hoành tráng, những bảo tháp nguy nga và cảnh quan làm say đắm lòng người.

Chùa Bái Đính Ninh Bình 1
@nomad_dazz

Giới thiệu về chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính Ninh Bình nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An. Diện tích chùa Bái Đính khá rộng lớn – với hơn 1.000 ha. Trong đó khu chùa Bái Đính cổ rộng 27ha và khu chùa Bái Đính mới với hơn 80ha cùng nhiều công trình và khuôn viên xanh hóa.

Không ngoa khi chùa Bái Đính được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Ngôi chùa được biết đến với nhiều kỷ lục như: Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á, Hành lang La Hán dài nhất châu Á, Chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, Chuông đồng lớn nhất Việt Nam…

Chùa Bái Đính Ninh Bình 2
@temroxanne1412

Lịch sử chùa Bái Đính

Năm 1136, trụ trì chùa Bái Đính cổ – Thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập và xây dựng trên đỉnh núi Bái Đính. Đến năm 2003, chùa Bái Đính được trùng tu và mở rộng trở thành quần thể chùa Bái Đính. Năm 2008, hoàn thành giai đoạn 1. Năm 2015, hầu hết các hạng mục chính của chùa đã được hoàn thành. Năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam.

Năm 1943–1944, đồng chí Trần Tử Bình đã chọn núi Bái Đính làm khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu. Ông đã kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến góp phần vào thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945. Năm 2014, Quần thể Danh thắng Tràng An (trong đó có chùa Bái Đính) đã được Ủy ban Di sản Thế giới công nhận là Di sản Thế giới hỗn hợp đầu tiên tại Việt Nam về văn hóa và thiên nhiên.

Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, chùa Bái Đính vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa của lịch sử Đất Việt. Các triều đại tại kinh đô Hoa Lư lúc bấy giờ đều xem trọng Phật giáo. Do đó, xung quanh Ninh Bình được xây dựng rất nhiều ngôi chùa, trong đó nổi bật là chùa cổ Bái Đính được xây dựng trên núi Tràng An. Đây còn là nơi được vua Đinh Tiên Hoàng chọn lập đàn cầu tế mong đánh thắng giặc, đem lại hòa bình cho nhân dân trước khi dẹp loạn 12 sứ quân.

Chùa Bái Đính ở đâu? Hướng dẫn đường đi chùa Bái Đính

Địa chỉ chùa Bái Đính: xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là điểm du lịch tâm linh nằm trong Quần thể danh thắng Bái Đính – Tràng An. Và chỉ cách trung tâm TP. Ninh Bình khoảng 18 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km. Miền Bắc và Miền Trung có khá nhiều cách để đi du lịch Tràng An Ninh Bình. Trong khi miền Nam chỉ có 3 phương tiện di chuyển chính gồm: xe khách, tàu lửa và máy bay.

Thời gian du lịch chùa Bái Đính Tràng An thích hợp nhất

Mỗi mùa, quần thể du lịch Tràng An lại khoác lên mình một vẻ đẹp riêng làm say đắm lòng người. Vì thế, du khách có thể đến tham quan chùa Bái Đính Tràng An vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm đi chùa Bái Đính Tràng An thì lúc vào xuân (từ tháng 1-3 âm lịch) là thời điểm đẹp nhất trong năm. Thời tiết mát mẻ, nắng đẹp, thích hợp thưởng ngoạn không khí đầu xuân. Cũng vào khoảng thời gian này (ngày 6 tháng giêng), lễ hội chùa Bái Đính sẽ được tổ chức lớn nhất trong năm.

Chùa Bái Đính Ninh Bình 3
@benz.mind

Khu chùa Bái Đính Ninh Bình có gì đặc biệt?

Cổng Tam Quan hùng vĩ tại chùa Bái Đính Ninh Bình
Cổng Tam Quan chùa Bái Đính cao lớn với hai tượng Hộ pháp Thiện – Ác bằng đồng cao ngất cùng với 8 pho tượng Kim Cương không kém phần uy nghi.

Hang sáng – động tối
Khi vượt qua 300 bậc đá đến cổng Tam Quan, bạn sẽ nhìn thấy một ngã ba dẫn đến hang sáng – động tối ngay bên cạnh dốc. Bên phải ngã ba là hang sáng thờ các vị Phật và Thần. Bên trái là động tối thờ Mẫu và Tiên. Hang sáng dài khoảng 25m, rộng 15m và cao khoảng 2m. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối hang sẽ dẫn tới một cửa hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Nếu tiếp tục đi xuống, bạn sẽ nhìn thấy đền thờ thần Cao Sơn.

Động tối lớn hơn hang sáng, gồm 7 buồng và các hang trên dưới thông nhau qua các ngách đá. Các hang uốn lượn không đồng nhất, có hang gồ ghề, có hang lại bằng phẳng. Động còn được thắp sáng bằng hệ thống đèn màu tạo cảm giác huyền ảo khi du khách bước vào tham quan. Trong động tối còn có giếng ngọc do nước động lại rồi rơi xuống tạo thành.

@nie.nie159

Đền thờ Thánh Nguyễn
Nằm trong quần thể du lịch Tràng An – Bái Đính – Ninh Bình. Đền thờ Thánh Nguyễn là nơi tưởng nhớ và ghi nhận công lao của thiền sư – danh y Nguyễn Minh Thông. Đền Thánh Nguyễn được xây dựng ngay ngã ba dốc, được xây dựa lên lưng chừng núi, bên trong còn đúc tượng đồng thờ ông. Ông không chỉ là thiền sư mà còn là danh y, pháp sư tài ba dược vua Lý phong làm Quốc sư. Nhân dân cả nước tôn sùng gọi ông là đức Thánh Nguyễn. Khi ông đến đây tìm thuốc chữa bệnh cho vua thì phát hiện ra hang động ở đây, ông liền dựng chùa thờ Phật.

Đền thờ thần Cao Sơn
Đền thờ thần Cao Sơn nằm sâu bên trong hang sáng – là nơi thờ phụng vị thần cai quản núi Vũ Lâm. Tương truyền, thần Cao Sơn là một trong 50 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Ông luôn giúp đỡ cho các thế hệ con cháy Đất Việt, trấn giữ cố đô Hoa Lư được bình an. Đền thần Cao Sơn được xây dựng có kiến trúc gần giống với đền Thánh Nguyễn, cũng xây tựa lưng vào núi, có hành lang ngăn cách với thung lũng ở phía trước.

Giếng ngọc
Giếng ngọc của chùa Bái Đính nằm gần chân núi được bao phủ bởi nhiều cây xanh xung quanh. Giếng có hình mặt nguyệt và có đường kính 30m, sâu 6m. Tương truyền, dây là nơi đức Thánh Nguyễn lấy nước sắc thuốc chữa bệnh cho người dân. Nhìn từ trên cao, ta có thể thấy hàng lan can bằng đá bao bọc xung quanh miệng giếng. Hơn nữa, đây cũng là một trong những kỷ lục nổi bậc tại chùa.

Gác Chuông
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa ở Ninh Bình sở hữu Gác Chuông rộng lớn. Tháp chuông chùa Bái Đính có ba tầng mái, mỗi tầng có 8 mái đan xen như hình dáng tựa như hoa sen. Đây cũng là nơi lưu giữ chiếc Đại hồng chung và Trống đồng lớn nhất Việt Nam.

@josesebastian

Hành lang La Hán
Đây là một điểm nổi bật của một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Hành lang gồm 234 gian nối liền với hai đầu cổng Tam Quan với chiều dài 1052m. Sàn hành lang được xây dựng dựa theo độ dốc của ngọn núi với 500 tượng La Hán bằng đá xanh nguyên khối. Mỗi vị La Hán đều có một dáng vẻ khác nhau, khắc họa rõ nét biểu cam của trần thế.

@_veo.ss

Bảo tháp xá lợi Phật chùa Bái Đính Ninh Bình
Một trong những bảo tháp cao nhất Đông Nam Á cao 100m gồm 13 tầng và đỉnh tháp. Thánh còn có thang máy đi kèm và 72 bậc thang để tiện cho du khách tham quan. Tháp được dựng theo hình lục giác. Đây là nơi trưng bày xá lợi Phật được thỉnh về từ Ấn Độ.

Trần bảo tháp được thiết kế theo phong cách Ấn Độ huyền bí. Các bức tường xung quanh bên trong tháp đều được điêu khắc các hình tượng liên quan đến Phật pháp. Hàng nghìn bức tượng nhỏ được đặt trang trí quanh bảo tháp.

Các điện chính trong chùa Bái Đính
Là nơi thờ phụng các vị Phật, Quan Âm linh thiêng. Đặc biệt, tại Điện Quan Âm có đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt cứu vớt và phổ độ chúng sinh. Điện Pháp Thủ có 5 gian, gian giữa thờ Phật Pháp Thủ bằng đồng cao 10m và nặng 100 tấn. Trong điện còn lưu giữ 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn nhất Việt Nam.

Những kỷ lục nổi bật tại chùa Bái Đính ở Ninh Bình

  • Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á
  • Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á
  • Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á
  • Hành lang La Hán dài nhất châu Á
  • Chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam
  • Chuông đồng lớn nhất Việt Nam
  • Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam
  • Khu chùa có giếng nước lớn nhất Việt Nam
  • Tượng phật chùa Bái Đính
  • Tượng Phật cao lớn tại chùa

Xem thêm: