Thời gian gần đây, du lịch Đài Loan đã và đang là điểm đến cực hot thu hút rất nhiều các bạn trẻ bởi đây không chỉ là một hòn đảo xinh đẹp với những cảnh trí thiên nhiên thơ mộng, mà còn là cả một thiên đường ẩm thực vô vàn những món ăn đường phố “đặc sản” siêu ngon. Để có chuyến đi Đài Loan thêm trọn vẹn hãy đặt phòng khách sạn ở Chudu24 vừa uy tín lại còn nhận được rất nhiều ưu đãi.
TRỨNG SẮT
Là đặc sản của khu phố Đạm Thủy, món trứng sắt có màu nâu đen bên ngoài gần giống với trứng bắc thảo. Món này làm từ trứng gà, trứng bồ câu hay trứng cút nhưng được hầm với nước tương, xì dầu cùng một số loại gia vị khác nhau trong 3 tiếng sau đó sấy khô. Cứ như thế, quy trình hầm và sấy trứng diễn ra liên tục trong suốt một tuần, đến khi trứng săn lại và chuyển sang màu nâu đậm hoặc màu đen. Món trứng này thu hút thực khách ở mùi vị bùi, thơm và vỏ trứng giòn, dai.
CANH CÁ VIÊN CỬU PHẦN
Cửu Phần là điểm du lịch nằm ở phía đông bắc Đài Loan. Món canh này thu hút thực khách bởi hương vị đậm đà của nước dùng. Một phần canh cá viên còn có cả khoai môn viên, nấm nướng. Ngoài ra, thực khách có thể chọn nước dùng cà ri thay vì nước dùng truyền thống.
MÌ DANZI
Mì Danzi vốn là một món mì nổi tiếng, có lịch sử lâu đời, do một người bán hàng rong sáng tạo. Món sử dụng mì tươi, thường được ăn kèm với thịt heo băm và tôm. Điểm đặc biệt của món này nằm ở phần nước dùng sánh vàng, ngọt và béo. Ngoài ra, để không bị ngán người dùng có thể ăn kèm món mì này với rau thơm.
BÁNH BAO TIÊU ĐEN
Du khách có thể tìm được món bánh đơn giản này ở bất kỳ đâu, phổ biến nhất là tại khu vực chợ đêm Raohe. Khác với các loại bánh tiêu vốn không có nhân bên trong, phần ruột của bánh tiêu đen Đài Loan chứa nhân thịt được ướp đậm đà. Mùi cay nồng của hạt tiêu đen làm món bánh càng thêm hấp dẫn.
BÁNH MÌ QUAN TÀI
Món ăn này có hình dáng giống chiếc quan tài với một lớp bánh mì dày 5 cm được khoét rỗng ở giữa, nắp đậy phía trên. Món ăn ra đời vào năm 1940 do đầu bếp Hsu sáng tạo, ban đầu có tên là “shakaliba” nghĩa là trung tâm giải trí. Tuy nhiên bánh có hình dạng khá giống chiếc quan tài nên về sau nó bị đổi tên thành “gua cai ban” nghĩa là bánh mì quan tài.