Hẳn những cái tên như bún cá, bún mắm hay bún kèn… đã không còn quá xa lạ với chúng ta, bởi không nhiều thì ít ai cũng đã từng thưởng thức qua. Nhưng bạn có biết những món ăn kể trên đều có nguồn gốc từ miền Tây Việt Nam? Đó là lý do bên nên đi miền Tây vào mùa du lịch hè này để thưởng thức những món bún ngay tại vùng đất chính gốc.
BÚN CÁ
Thành phần chính của món ăn này là cá lóc đồng làm sạch, bộ lòng sẽ được giữ lại để làm nước lèo, kèm theo đó là tôm tươi. Cá sau khi nấu chín, người ta tách phần xương chỉ để lại phần thịt, tôm bóc vỏ rồi mang rim với gạch tôm để giữ màu sắc tự nhiên. Nhiều nơi còn cho thêm nghệ củ để nước lèo có màu vàng nhạt, tạo hấp dẫn cho món bún. Tô bún cá thường ăn kèm với rau muốn, bắp chuối, giá, rau thơm, rau răm, thậm chí là thịt heo quay.
BÚN NƯỚC LÈO
Linh hồn phải có để làm nên món ăn này chính là cây ngải bún để khử mùi tanh của mắm, cũng như giúp nước lèo thơm hơn. Nước lèo khá trong, nhiều nơi còn nấu chung với nước dừa tươi để tạo vị ngọt tự nhiên cho nước. Bún ăn kèm với cá lóc, tôm nguyên con, thịt heo quay và rau sống các loại. Ai thích ăn cay có thể nêm thêm chanh hoặc ớt tùy ý.
BÚN KÈN
BÚN MẮM
Vì là bún nước nên phần nước dùng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến độ ngon của món ăn này. Nước của bún mắm có màu nâu của mắm nhưng lại rất trong và có vị ngọt từ cá. Một tô bún đầy đủ sẽ có tôm, thịt, cá và chả, ăn kèm với rau muống chẻ nhỏ, giá đỗ và rau.
BÚN NHÂM
Bún nhâm Hà Tiên có vị mặn mòi của tôm khô, vị ngọt béo của nước dừa cộng một chút chua cay, chắc chắn khi thưởng thức món ăn bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngon không lẫn vào đâu được của ẩm thực đặc trưng xứ miền Tây.
BÚN GỎI DÀ
Bún gỏi dà hấp dẫn thực khách bởi sự hài hoà của vị tôm bạc và thịt heo. Ngoài ra, nguyên liệu của món ăn này còn có bún, giá, đặc biệt bún này đã được nhúng qua nước súp để mùi vị thấm vào sợi bún. Bún sau khi cho vào tô, sẽ được đặt từng miếng thịt ba chỉ cắt sợi và những con tôm luộc đỏ đã lột vỏ lên trên mặt, thêm ít rau thơm, xà lách ăn cùng với nước sốt me.
BÚN BÌ
Tuy nhìn có vẻ đơn giản nhưng để chế biến món bún bì ngon, đậm vị, người đầu bếp phải thật khéo léo trong khâu trộn bì. Thịt được chọn làm bì phải là loại thịt nạc đùi, khi ướp gia vị phải thật đều và rán cho đến khi bốc mùi thơm. Đảm bảo khi ăn bạn sẽ ghiền với vị béo béo từ mỡ hành và đậu phộng.
BÚN SUÔNG
Trà Vinh không chỉ có bánh canh Bến Có, bún nước lèo hay mắm bò hóc mà còn có món bún suông, một món ăn khiến du khách khi có dịp đến Trà Vinh thưởng thức đều bị ấn tượng bởi hương vị lạ miệng, hấp dẫn.
Thành phần chính của bún suông là bún tươi, tôm tươi, thịt ba chỉ và chả tôm dài – điểm nhấn của món ăn này. Phần nước bún cũng vô cũng hấp dẫn khi được ninh rất kỹ từ xương. Đặc biệt, để tăng thêm hương vị của món ăn, khi dùng bạn nên kèm thêm ít giá trụng, bắp cải trắng bào sợi, rau xà lách và một chút cay cay của ớt.