Bên cạnh vẻ đẹp hiện đại, sầm uất; thành phố Bangkok vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa riêng mang đậm bản sắc truyền thống với các lễ hội đặc sắc. Điều này đã thu hút hàng triệu khách du lịch Thái Lan trên toàn thế giới tìm về để hòa mình vào không khí náo nhiệt cùng với những người con thân thiện, tươi trẻ xứ chùa vàng.
TẾT NGUYÊN ĐÁN TẠI CHINATOWN
Tại thủ đô Bangkok, Chinatown là một phần không thể thiếu và góp phần tạo nên sự đa dạng trong văn hóa cộng đồng người dân Bangkok nói riêng và xứ sở Chùa Vàng nói chung. Đến đây, bạn sẽ được lạc vào một thiên đường mua sắm với hình ảnh của những ngôi nhà cổ đậm phong cách Trung Hoa.
Được mệnh danh là trái tim của ẩm thực Thái Lan, nên đến Chinatown thì đừng quên càn quét bằng hết những món ăn đặc sản trứ danh. Thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm của khu vực này là vào dịp Tết Nguyên Đán, khoảng tháng 2 Dương lịch. Lúc này cả khu phố tràn ngập sắc đỏ bắt mắt cùng vô số loại trái cây, bánh mứt ngày Tết ngon lành. Buổi tối sẽ có các hoạt động như múa sư tử, bắn pháo hoa hay tiết mục văn nghệ vô cùng sôi động.
LỄ HỘI THẢ DIỀU
LỄ HỘI SONGKRAN
Lễ hội Songkran hay Lễ hội té nước ở Bangkok, từ lâu đã trở thành tâm điểm du lịch của thế giới. Được diễn ra vào dịp Tết cổ truyền mừng năm mới từ ngày 13-15/4 hàng năm; đây là thời điểm người dân Thái Lan tỏ lòng kính trọng với Đức Phật.
Trong thời gian diễn ra lễ hội sẽ có những phần thi sắc đẹp, cuộc diễu hành được tổ chức thu hút đông đảo người dân tham gia. Đặc biệt, là người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng… Theo quan niệm của người Thái Lan những ai càng được té nhiều nước thì sẽ càng gặp nhiều may mắn trong năm mới. Khu Silom và Khaosan là 2 địa điểm tập trung đông người dân và khách du lịch nhất hòa chung vào “cuộc chiến té nước” đầy thú vị.
LỄ HỘI KHAO PHANSA
Với hơn 90% dân số theo đạo Phật, đây được xem là một trong những lễ hội ở Bangkok thu hút đông đảo các tín đồ tham gia kể cả các du khách thập phương. Khao Phansa được tổ chức vào tháng 7 để tuyên bố bắt đầu mùa An cư của Phật tử, bắt đầu 3 tháng tịnh tu, không được rời khỏi chùa của các tăng sĩ.
Đặc biệt là những thanh thiếu niên sẽ thực hiện một nghĩa vụ thiêng liêng đó là xuống tóc để đi tu báo hiếu cho cha mẹ. Đến với lễ hội Khao Phansa, du khách không chỉ có thể hiểu thêm về nền văn hóa, đời sống tâm linh của người dân Thái Lan qua những truyền thuyết được kể lại; mà còn là dịp để thưởng thức các món ăn chay truyền thống đặc sắc trên đất nước này.
LỄ HỘI BIA
LỄ HỘI LOY KRATHONG
Lễ hội hoa đăng Loy Krathong được diễn ra vào tối ngày trăng tròn tháng 11 hằng năm, mang ý nghĩa tỏ lòng kính trọng, và sự biết ơn đối với vị nữ thần đã ban cho người dân một nguồn nước dồi dào và cầu mong sự miễn xá của những hành động làm ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra đây cũng là một cách để người dân xua đuổi những điều xảy ra trong quá khứ và cùng nhau cầu mong phước lành những điều may mắn sẽ đến trong tương lai.
Trong lễ hội bên cạnh những nghi thức thả đèn hoa đăng thì còn có các hoạt động vui chơi thú vị khác được diễn ra như: thi làm đèn hoa đăng, cuộc thi sắc đẹp Noppamas, cũng như các trò chơi dân gian truyền thống khác, các chương trình nghệ thuật hay bắn pháo hoa… Trong không khí trang trọng của lễ hội, hàng chục nghìn chiếc đèn lồng tỏa sáng lấp lánh, đua nhau trôi theo dòng nước, làm bừng sáng cả dòng sông. Để tham gia hay ngắm nhìn bức tranh thơ mộng này bạn có thể đến: Asiatique, Wat Saket, cầu tàu Phra Athit, Công viên Benjasiri,…