Du lịch 30/4 1/5 đến Huế để tìm về vùng đất Kinh thành cổ xưa

378

Cùng nhau thực hiện chuyến du lịch 30/4 1/5 đến cố đô Huế để nhắc lại những kí ức về một thời phong kiến uy quyền của nước ta. Việc ngắm nhìn vẻ đẹp vượt thời gian của những công trình còn sót lại là một trải nghiệm không một khách du lịch Huế nào có thể bỏ qua. Tuy nhiên, bạn nên đặt phòng sớm để tránh cháy phòng dịp lễ.

Sơ lược về Kinh Thành Huế

du lịch 30/4 1/5
Kinh Thành Huế

Kinh thành Huế được bắt đầu xây dựng từ những năm 1805 dưới thời vua Gia Long, kéo dài đến gần 30 năm đến thời vua Minh Mạng, và là nơi đống đô quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn. Tòa thành có diện tích hơn 70km2, phía trước uốn lượn cong theo thế của dòng sông Hương hiền hòa. Bên trong là Hoàng thành, nơi đặt các cơ quan trọng yếu của triều đình và Tử Cấm Thành gồm các cung điện là nơi ở chính của hoàng gia.

Năm 1993, Kinh thành Huế đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Để hoàn thành được số lượng công trình đồ sộ bên trong, phải trải qua nhiều đời vua với gần 30 năm ròng rã. Tất cả đều được xây dựng theo một nguyên tắc chặt chẽ đậm nét kiến trúc phong kiến thời bấy giờ, sử dụng các chất liệu sang trọng bậc nhất như ngói lưu ly, gạch Bát Tràng tráng men, sơn thếp long – vân… Chuyến du lịch 30/4 1/5 của bạn sẽ thật ý nghĩa khi khám phá hết nét độc đáo bên trong Kinh Thành Huế.

Ngọ Môn

Cùng với cầu Trường Tiền, Kỳ Đài, tháp chùa Thiên Mụ; Ngọ Môn là hình ảnh tiêu biểu nhất đại diện cho thành phố Huế. Đây là cổng chính vào Hoàng Thành và cũng là bộ mặt của Hoàng thành vương triều Nguyễn. Kiến trúc công trình này được chia ra làm hai phần chính: Phần nền đài ở phía dưới và phần Lầu Ngũ Phụng ở phía trên. Tuy tính chất và vật liệu xây dựng rất khác nhau nhưng hai thành phần này lại được thiết kế hài hòa, trở thành một tổng thể thống nhất.

Không chỉ là cổng Hoàng Thành, Ngọ Môn còn đóng vai trò là một lễ đài cử hành các cuộc lễ lớn của triều đình như lễ Truyền lô (xướng danh các sỹ tử thi đỗ Tiến sỹ), lễ Ban sóc (phát lịch), lễ Duyệt binh… Đặc biệt nhất là nơi diễn ra lễ thoái vị của Vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, vào ngày 30/8/1945.

Kỳ Đài

Là nơi treo cờ của triều đình nhà Nguyễn nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, lại được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Cột cờ ngày xưa làm bằng gỗ, gồm 2 tầng nhưng do chiến tranh tàn phá đã được phục dựng lại bằng bê tông cốt sắt với tổng chiều cao 37m.

Không chỉ là một di tích lịch sử quý giá, Kỳ Đài chính là nơi đã ghi dấu những chiến công hiển hách của dân tộc ta khi xưa. Sự kiện quan trọng nhất chính là ngày 26/3/1975, sau khi giành thắng lợi trong Chiến dịch Huế – Đà Nẵng, lá cờ dài 12 m, rộng 8 m của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lại được kéo lên Kỳ Đài, tung bay kêu hãnh. Đúng vào dịp du lịch 30/4 1/5 đến đây bạn đừng quên chụp ảnh tại đây để làm kỷ niệm nhé!

Điện Thái Hòa

Như một biểu trưng quyền lực của nhà Nguyễn, điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi là nơi tổ chức các nghi thức quan trọng của triều đình như của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại, đón tiếp sứ thần, hoặc buổi đại triều mỗi tháng 2 lần. Chỉ các quan Tứ trụ và hoàng thân quốc thích mới được phép vào điện diện kiến, thứ tự vị trí đứng đều được đánh dấu trên hai dãy đá đặt trước sân chầu.

Cung điện được xây dựng theo lối trùng thiềm điệp ốc với 80 cột gỗ lim chống đỡ được sơn son thếp vàng, trang trí hình rồng vườn mây uy nghiêm. Mái điện lợp ngói hoàng lưu ly, sắp xếp theo lối mái chồng diêm truyền thống. Mỗi mái điện đều được đắp nổi 9 con rồng ở trong các tư thế khác nhau: lưỡng long chầu hổ phù đội bầu rượu, lưỡng long triều nhật, hồi long (rồng quay đầu lại), rồng ngang v.v… đại diện cho uy quyền của thiên tử.

Duyệt Thị Đường

Duyệt Thị Đường nằm bên trong Tử Cấm Thành, là một nhà hát dành cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần của kinh thành Huế xem biểu diễn các vở tuồng xưa kia. Đây được xem là nhà hát cổ nhất của ngành sân khấu Việt Nam. Công trình có tổng diện tích 11.740 m², bên hữu là Ngự y viện, nơi để sao chế thuốc chữa bệnh cho nhà vua và hoàng tộc; bên tả là sở Thượng Thiện, nơi chế biến các món ăn phục vụ nhà vua.

Nhà hát có bộ mái cong cổ điển, chống đỡ bởi hai hàng cột lim sơn son, nối liền với cung điện của nhà vua và phi tần bằng một dãy hành lang uốn lượn. Ngày nay, Duyệt Thị Đường được khôi phục và đưa vào các hoạt động biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế phục vụ khách du lịch gần xa. Đây là nét đặc trưng ở Huế, nếu dịp du lịch 30/4 1/5 của bạn là đến đây thì đừng bỏ qua nhé!