Để tìm hiểu về văn hóa một quốc gia, chủ đề thú vị nhất không gì bằng những món ăn ngày Tết đặc trưng của họ. Khi du lịch Tết đến những nơi này, bạn và gia đình đừng quên nếm thử những món ăn may mắn truyền thống ngon lành bên dưới nhé.
MÓN LẠP, LÀO
Ở những vùng khách nhau, món Lạp được biến tấu khá đa dạng, như: Lạp pa – được làm từ cá xay trộn với gia vị; Lu- thịt bò sống xay nhuyễn hoặc thịt lợn trộn với tiết và gia vị; Nam tok – thịt được thái lát thay vì bằm nhuyễn, được sau luộc và nướng trong thời gian ngắn.
CÀ RI, CAMPUCHIA
Không quá cay như cà ri Thái, cà ri ở Campuchia lấy vị cốt dừa làm chủ đạo và không sử dụng bột ớt. Trong khi đó, nguyên liệu chính cũng rất phong phú, như bò, cá, gà kèm với cà tím, đậu đũa, khoai tây, nước dừa tươi, cỏ chanh và kroeung. Món cà ri có màu vàng bắt mắt, mùi thơm nồng nàn cùng hương vị đậm đà như mong ước của những con người dân dã nơi đây cho một năm mới ấm no, hạnh phúc.
CÁ VÀ BÁNH BAO, TRUNG QUỐC
Bên cạnh đó còn có món mì trường thọ và bánh sủi cảo với hình dáng khá giống quan tiền nên cũng được xem như món ăn mang lại may mắn không thể thiếu cho ngày đầu năm.
CANH BÁNH GẠO, HÀN QUỐC
Do có vị ngọt thanh nên Tteokguk thường sẽ được ăn cùng với kim chỉ cải thảo hoặc kim chỉ củ cải trắng để hấp dẫn và đậm đà hơn.
YU SHENG, SINGAPORE VÀ MALAYSIA
Mọi người sẽ đứng xung quanh bàn và chúc tụng nhau năm mới vạn sự như ý. Sau đó sẽ cùng tung đảo nguyên liệu 7 lần và la to câu “Lo hei” (cầu may mắn) và cầm đũa xới Yu Sheng lên cao và ước nguyện gặp nhiều may mắn.
SỮA NGỰA VÀ BÁNH BAO, MÔNG CỔ
Món ăn truyền thống của họ là sữa ngựa và các loại bánh làm bằng bột. Tuy nhiên, ngày Tết chúng sẽ được nấu kỹ càng và chăm chút hơn.
Để có món sữa ngựa lên men ngon nhất, họ sẽ cho chúng vào một túi da treo lên cao, mỗi ngày phải lắc đều nhiều lần. Rượu sữa ngựa không được quá lỏng, cũng không quá đặc, uống vào sẽ có vị chua chua của men, vị béo của sữa ngựa, tốt cho tiêu hoá và làn da.Ngoài , với người Mông Cổ, đàn cừu là quan trọng nhất vì đây là nguồn lương thực chính của họ cho nên vào những dịp quan trọng thế này cũng không thể thiếu món banh bao nhân thịt cừu ngon lành để cầu mong năm mới thật no đủ và sung túc.
OSECHI, NHẬT BẢN
Các món ăn sẽ được đựng trong hộp Jubako theo thứ tự từ trên xuống dưới, gồm có:
⋆ Ichi no Ju: là những món ăn Kuromame (đậu đen bung), Kazunoko (trứng cá trích muối), Tazukuri (cá sấy)… thay cho lời chúc năm mới.
⋆ Ni no Ju: là những món ngọt dịu như Kobumaki (rong biển cuộn), Kurikinton (bánh làm từ hạt dẻ), Datemaki (trứng cuộn)…
⋆ San no Ju: những đồ nướng với nguyên liệu hải sản như tôm, cá, mực… tượng trưng cho “Niềm hạnh phúc từ biển”.
⋆ Yo no Ju: là những món kho từ nguyên liệu rau củ như hạt sen, củ sen, nấm, cà rốt,… tượng trưng cho “Niềm hạnh phúc từ núi”.
BÁNH CHƯNG, VIỆT NAM
Đối với người Việt, những chiếc bánh chưng vuông vắn thể hiện sự quy tụ của đât trời, và lòng biết ơn đối với tổ tiên.
Nguyên liệu chính bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong được gói ghém cản thận thành hình ảnh vuông vắn, đầy đặn mang ý nghĩa cát tường và phúc lộc.
Từ lâu, bánh chưng đã trở thành món ăn truyền thống của người dân ở mọi miền đất nước và được biến hóa vô cùng đa dạng như bánh chưng ngũ sắc, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm,…