Nếu bạn đang muốn sở hữu một tấm hình đẹp như bìa tạp chí thì đừng nên bỏ qua Top 10 địa điểm sống ảo này, đặc biệt hơn, bối cảnh “nấc thang lên thiên đường” khi đi Nha Trang, hay đi Hội An, Đà Lạt,… chẳng giống ai sẽ khiến bức ảnh của bạn trở nên độc đáo và khác lạ hơn bao giờ hết.
Lò gạch Cẩm Kim – Hội An
Sau cây cầu Vàng ở Đà Nẵng, giới trẻ lại được dịp phát cuồng vì những bậc thang chênh vênh của một lò gạch bỏ không giữa cánh đồng rộng lớn, trông cực kì “điện ảnh”. Lò gạch Cẩm Kim nằm ở xã Cẩm Kim – Duy Vinh, TP Hội An, Quảng Nam. Chạy theo hướng từ Đà Nẵng về Hội An khoảng 30 phút, bạn sẽ gặp cầu Cẩm Kim. Từ đây, bạn hãy chịu khó hỏi thăm người địa phương là sẽ thấy địa điểm cần đến.
2. Sunny Farm – Đà Lạt
Địa điểm này thực ra nằm trong Sunny Farm – Nông Trại Vui vẻ nằm cách trung tâm đà lạt khoảng 7 km, là một phim trường kết hợp với quán cà phê với view khá đẹp. Địa chỉ nơi đây thuộc dốc số 7 phường 11 Trại Mát thành phố Đà Lạt. Hiện tại bạn không mất vé tham quan khi vào tham quan điểm này, tuy nhiên bạn có thể gọi 1 ly cà phê hoặc đồ uống bất kỳ có tính phí nhé.
3. Hoàng Phú Residence – Nha Trang
Cùng với cổng trời ở Phú Quốc, cây thông cô đơn với trái tim lơ lửng ở Đà Lạt thì mới đây nhất là “nấc thang lên thiên đường” ảo diệu khi đi Nha Trang xuất hiện khiến dân tình lại bị cuồng chân. Chiếc cầu thang trắng muốt với thiết kế xoắn độc đáo cực kì “ăn ảnh” này là người ta cứ ngỡ tấm hình này được chụp ở trời Tây. Chiếc cầu thang này nằm ở khu dân cư Hoàng Phú Residence, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6 km về hướng Bắc, là một điểm đến mới không thể bỏ qua khi đi Nha Trang.
4. Dinh I Bảo Đại – Đà Lạt
Tạm quên đi Nha Trang, Hội An, tiếp tục đến với nấc thang đẹp vi diệu mang gọi tên Dinh I Bảo Đại ở Đà Lạt với 7 sắc cầu vồng vô cùng rực rỡ không khỏi khiến nhiều người lầm tưởng với nấc thang ở Malaysia. Dinh nằm ở số 1 đường Trần Quang Diệu, trên ngọn đồi cao khoảng 1550 m giữa những cánh rừng thông bạt ngàn và cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 4 km về phía Đông Nam.
5. Bảo tàng TP.HCM – Sài Gòn
Tọa lạc tại số 65 Lý Tự Trọng (Quận 1), Bảo tàng TP.HCM luôn là một địa điểm sống ảo thuộc hàng toplist của giới trẻ Sài thành. Với diện tích 2ha, Bảo tàng TP.HCM là một toà nhà lớn được thiết kế & xây dựng bởi các kiến trúc sư người Pháp. Chính vì thế nên nơi đây mang đậm không khí văn hoá, kiến trúc của châu Âu.
6. Dốc Nhà Bò – Đà Lạt
Dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng trong phân cảnh Hiểu Phương (Hoàng Yến Chibi thủ vai) lén đuổi theo mối tình đầu trong phim điện ảnh “Tháng năm rực rỡ” của đạo diễn Quang Dũng, Dốc Nhà Bò nằm ngay đường Đào Duy Từ, phường 4, Đà Lạt cũng đủ khiến nhiều người xao xuyến bởi khung cảnh nên thơ.
7. Vinhomes Central Park – Sài Gòn
Vinhomes Central Park vốn được giới trẻ Sài Thành ví von như một phiên bản mini của quốc đảo sư tử. Không chỉ có công trình kiến trúc độc đáo, đài phun nước…ở đây còn có cả một khu vườn kiểu Nhật Bản với các loại cây và cá cảnh. Việc của bạn còn lại chỉ là pose dáng và chụp ảnh thôi.
8. Mũi Nghinh Phong – Vũng Tàu
Nếu đi Nha Trang khá xa thì đến với địa hình phía trước là biển sau lưng là núi, “cồng trời” Mũi Nghinh Phong sẽ mang đến cho bạn một cảnh tượng ngọt lịm mà bạn không thể bỏ qua khi đến thành phố biển Vũng Tàu. Mũi Nghinh Phong là mũi đất vươn dài phía Nam bán đảo của TP Vũng Tàu. Đây là địa điểm tuyệt đẹp, tuy nhiên sóng ở đây lớn và xoáy nên bạn chỉ nên tới đây hóng gió chứ đừng tắm.
9. Chung cư Tôn Thất Đạm – Sài Gòn
Tọa lạc tại số 14 đường Tôn Thất Đạm (Quận 1), chung cư Tôn Thất Đạm sở hữu vị trí vô cùng “đắc địa” khi được bao quanh bởi những tòa nhà cao tầng hiện đại khiến nó càng nổi bật. Chung cư được xây dựng năm 1886 bởi một nhà thầu Pháp, đến nay cũng đã tồn tại hơn 100 năm. Chính vì thế mà nơi đây nổi tiếng bởi vẻ ngoài cũ kỹ, đậm chất xưa.
10. Khu du lịch Núi Bà Đen – Tây Ninh
Núi Bà Đen còn có tên gọi khác là núi Vân Sơn do ngọn núi quanh năm có mây bao phủ. Núi Bà Đen gắn với truyền thuyết về một người con gái nhan sắc mặn mà, có nước da bánh mật tên là Lý Thị Thiên Hương. Nằm rải rác từ chân núi lên đến đỉnh núi Bà Đen là một quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp… phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.