Nổi tiếng là chiếc nôi của văn hóa phương đông với bề dày lịch sử nghìn năm, du lịch Trung Quốc không chỉ có cảnh đẹp hay nền ăn hóa ẩm thực nổi tiếng vươn tầm thế giới mà những lễ hội truyền thống ở Trung Quốc vô cùng tuyệt vời, khiến du khách càng thêm phần tò mò và muốn được trải nghiệm đất nước này.
Tìm hiểu về những lễ hội truyền thống giúp để thấy và hiểu thêm nền văn hóa đa màu sắc, con người nơi đây, khám phá ra những điều thú vị bất ngờ đấy!
Lễ hội mùa Xuân – Tết cổ truyền Trung Quốc
Không khác với Việt Nam và các nước Châu Á, ở du lịch Trung Quốc mọi người cũng ăn tết cổ truyền dân tộc hay còn gọi là tết nguyên đán, lễ hội mùa xuân Trung Quốc. Đây là một trong những lễ hội truyền thống ở Trung Quốc quan trọng nhất trong năm.
Không khí lễ hội diễn ra khá sớm, hàng năm bắt đầu từ ngày 8/12 âm lịch người dân du lịch Trung Quốc mọi nơi đều kéo nhau về “quê” ăn tết để đoàn tụ gia đình, quây quần bên mâm cơm nhà và lễ hội kéo dài cho đến 15/1 âm lịch năm mới.
Lễ hội mùa Xuân – Tết cổ truyền Trung QuốcLễ hội mùa Xuân – Tết cổ truyền Trung Quốc
Tết đến xuân về, vì thế mà nhà nhà dọn dẹp sạch sẽ để đón năm mới, trang trí nhà cửa bằng những câu đối, treo đèn lồng giấy, dán giấy lên các ô cửa… Đặc biệt, với văn hóa người Trung Hoa thì màu đỏ và màu vàng là hai màu mang ý nghĩ may mắn và hạnh phúc. Ngoài ra, văn hóa làm bánh bao hấp vào đêm giao thừa cũng được thực hiện vào lễ hội mùa xuân mang ý nghĩ truyền thống, lâu đời. Vào đêm giao thừa, pháo hoa nổ rợp trời chúc mừng năm mới tạo nên không khí vui nhộn, tưng bừng.
Giống với trẻ em ở Việt Nam, ở Trung Quốc tết đến người ta trao nhau bằng những phong bao lì xì may mắn màu đỏ và còn những điều thú vị khác diễn ra vào lễ hội như đi chùa đầu năm cầu may mắn, chúc tết bạn bè và người thân…
Lễ hội thuyền rồng đậm nét truyền thống ở Trung Quốc
Một trong những lễ hội truyền thống ở du lịch Trung Quốc phải kể đến lễ hội thuyền rồng. Mang đậm nét truyền thống người dân Trung Hoa mang đến một không khí vui tươi, từng bừng. Đặc biệt, người dân Trung Hoa tự hào khi lễ hội thuyền rộng được chọn là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia và vào ngày 30/10/2009, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Diễn ra vào ngày tết Đoan Ngọ hàng năm, lễ hội nhằm hướng tới cầu bình an trong cuộc sống, sức khỏe dồi dào. Một số hoạt động tiêu biểu diễn ra trong lễ hội như: lễ hội uống rượu, cuộc thi điêu khắc đầu rồng, đua thuyền rồng trên sông, cuộc thi nấu cơm trên thuyền rồng….
Khá giống với các lễ hội truyền thống Việt Nam, lễ hội thuyền rồng Trung Quốc có 2 phần gồm phần lễ và phần hội.
– Phần Lễ: phần quan trọng nhất, người dân sẽ dân hương cúng thể hiện lòng biết ơn, kính trọng lên thần linh.
– Phần hội: các trò chơi hoạt động lễ hội. Có lẽ, trong suốt cuộc thi lễ hội đặc sắc nhất là đua thuyền rồng rất được mọi người yêu thích. Các nhóm chèo thuyền sẽ cạnh tranh quyết liệt cùng nhịp trống đập đánh vang dội cả khúc sông.
Kinh nghiệm du lịch Trung Quốc vào mùa lễ hội rồng bạn sẽ được hòa mình vào không khí náo nhiệt, vui tươi, được sống trong sự náo nức của lễ hội. Không những vậy còn có cơ hội nếm thử món bánh truyền thống đặc sắc của nền ẩm thực Trung Hoa như: bánh Tzung Tzu, bánh rán vừng Jiandui, trứng hấp trà lạ miệng….
Lễ Vu Lan – Mùa báo hiếu đặc sắc
Lễ Vu Lan Trung Quốc hay còn gọi là mùa vu lan báo hiếu hoặc “Lễ ma quỷ”. Hàng năm, vào ngày 15/7 âm lịch là lúc cả nhân dân Trung Quốc đón lễ hội Vu Lan. Tương truyền, theo tín ngưỡng dân gian thì đây là ngày quỷ môn quan mở cửa, là ngày địa quan xá tội. Lúc này, mọi người sẽ thực hiện nghi lễ tưởng nhớ đến những người thân đã khuất, đi thăm viếng phần mộ, sửa sang và quét dọn phần lăng mộ đó. Ngoài ra, còn có lễ cúng cô hồn đến các vong linh không nhà cửa, không có thân nhân trên Dương thế.
Các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng và vàng mã để gửi đến những người đã quá cố. Họ đốt giấy tiền, vãng mã để cúng cho người quá cố và tin rằng, khi đốt những đồ hàng mã ấy thì linh hồn người mất sẽ nhận được, nhờ vậy mà các vong linh ấy đỡ khổ, đỡ vất vả. Và cầu mong những điều tốt đẹp, hạnh phúc sẽ đến gia đình.
Trong lễ vu Lan, người Trung Quốc hay ăn thịt vịt vì thế những ngày này ở các siêu thị và chợ bày bán rất nhiều thịt vịt. Đây là một lễ hội truyền thống ở Trung Quốc vô cùng quan trọng.
Lễ hội đèn lồng tưng bừng khắp Trung Quốc
Không quá xa lạ khi lễ hội đèn lồng trở thành một lễ hội truyền thống ở Trung Quốc, một nét đẹp văn hóa của người dân Trung Hoa. Những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu khắp mọi con đường, góc phố chào đón lễ hội đèn lồng vào ngày 11/2. Theo quan niệm người dân ở đây, đèn lồng như mang một nét tâm linh, giúp xua đuổi ma quỷ và mang lại bình yên, hạnh phúc cho mọi nhà.
Diễn ra vào tết Nguyên Tiêu, nếu bạn đi du lịch Trung Quốc vào thời điểm này thì quả là người may mắn. Không khí tưng bừng, náo nhiệt, nhà nhà người người ra đời hòa chung không khí ngày tết. Những chiếc đền lồng nhiều hình khác nhau, đa màu sắc lung linh huyền ảo.
Những hoạt động vui chơi trong lễ hội như: thả đèn lồng, giải câu đố ghi trên đèn lồng, trẻ em có những màn thi văn nghệ đặc sắc, múa lân múa rồng, diễu hành trên đường phố…không khí từng bừng, vui nhộn.
Rộn ràng tết trung thu về
Giữa tháng 8 âm lịch, người dân Trung Quốc hòa mình vào không khí lễ hội trăng rằm hay tết Trung Thu – một trong những truyền thống lâu đời ở đất nước này. Đêm của lễ hội là lúc trăng tròn vành vạnh và sáng nhất trong năm, người dân có tục lệ làm bánh và thưởng thức trà dưới ánh trăng.
Trong ngày tết này có một hoạt động không thể thiếu là thả đèn xuống sông. Những chiếc đèn hoa sen hay chiếc thuyền…được thả trôi theo dòng sông mang đi những tâm nguyện, những lời cầu bình an may mắn với ước mong thành sự thật.
Bên cạnh đó là những trò chơi dân gian như giải câu đố, trẻ em đi rước đền lồng nhận những món quà nhỏ. Những màn múa lân vui nhộn, uyển chuyển được xem là điểm nhất của Lễ Hội. Tết trung thu – tết đoàn viên, mọi người quây quần bên gia đình ấm áp chắc chắn sẽ làm bạn ấn tượng.