Bạn đã từng chứng kiến tận mắt một ngôi làng với hàng trăm ngôi nhà được xây dựng trên một tảng đá, một thôn làng phủ đầy rêu xanh, hay khu sinh hoạt “ngầm” dưới lòng đất,…? Hãy du lịch Trung Quốc đến những vùng đất đầy thú vị để khám phá những thôn trang kỳ lạ nhất du lịch Trung Quốc với thiết kế, địa hình độc đáo, khiến bất kỳ ai cũng phải “mắt chữ A miệng chữ O” vì ngạc nhiên.
Thôn “tròn” Cúc Kính
Tọa lạc tại thành phố Thượng Nhiêu, Giang Tây, đây là một trong số những thôn trang kỳ lạ nhất du lịch Trung Quốc được nhiều du khách biết đến và ghé thăm. Sở dĩ được gọi là thôn “tròn” bởi diện tích của ngôi làng này hoàn toàn nằm trong một vòng tròn bao quanh bởi một con sông nhỏ, núi đồi và đường cao tốc xung quanh.
Thôn Cúc Kính có hình dạng tròn vô cùng hoàn hảo, đứng từ trên núi cao nhìn xuống mới thực sự mãn nhãn với hình ảnh ngôi làng nhỏ bé nằm gọn trong một vòng tròn, nhà cửa san sát nhau. Ngôi làng này được thiết kế bởi một thầy thiết kế nổi tiếng Trung Quốc đã từ triều Tống, đến nơi vẫn còn lưu trữ nhiều di tích văn hóa, lịch sử quan trọng.
Làng đá Bảo Sơn
Nhắc đến những thôn trang kỳ lạ nhất du lịch Trung Quốc mà bỏ qua làng đá Bảo Sơn thì quả là sai lầm. Nằm ở lưu vực sông Kim Sa, thuộc thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam, điều khiến làng đá Bảo Sơn trở nên đặc biệt với du khách đó là địa hình “có một không hai”.
Những ngôi nhà mái ngói san sát nhau được xây dựng chỉ trên một tảng đá khổng lồ, nhìn giống như một cây nấm trổ ra giữa vách đá, xung quanh là rừng cây và những vách đá dựng đứng. Để ra vào ngôi làng này, bạn sẽ phải qua 2 cửa đá ở phía Bắc và Nam bởi các mặt khác đều là núi đá và bản thân ngôi làng cũng như đang lơ lửng trên một vách đá lớn.
Điều thú vị và, mọi sinh hoạt của người dân nơi đây đều không bị ảnh hưởng bởi địa hình núi đá, thậm chí còn vô cùng phát triển. Nếu có dịp du lịch Trung Quốc ghé làng Bảo Sơn vào mùa thu hoạch, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh ruộng lúa vàng óng, sai trĩu rất bắt mắt.
Thôn “xanh” Hậu Đầu Loan
Những ngôi nhà cao phủ đầy rêu xanh ẩn hiện sau núi đồi nhấp nhô tưởng chừng là hình ảnh chỉ có trong thế giới cổ tích, thế nhưng giờ đây đã thực sự xuất hiện ngoài đời thực khiến không ít người thích thú. Đó là khung cảnh tại thôn Hậu Đầu Loan tại tỉnh Chiết Giang, nơi từng được biết đến là làng chài giàu có bậc nhất.
thôn trang kỳ lạ nhất Trung QuốcHậu Đầu Loan với những ngôi nhà xanh rêu phong.
Tuy nhiên do giao thông không thuận lợi mà ngôi làng này dần bị bỏ hoang, vắng vẻ, chẳng có một bóng người sinh sống. Những ngôi nhà cao tầng ngày nào giờ đây cũng trở nên hoang tàn đến đáng sợ, cỏ cây, rêu phong mọc lên um tùm. Thế nhưng lại tạo thành một khung cảnh thú vị và lãng mạn khi hòa cùng ánh nắng chan hòa của mặt trời mỗi sớm mai, mang vẻ đẹp nên thơ, nhẹ nhàng.
Làng trong hang Đông Miêu Trại
Ít ai có thể tin rằng cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại cộng đồng người dân sinh sống trong hang động như thời nguyên thủy. Và ngôi làng đó thực sự tồn tại ở huyện Tử Vân tỉnh Quý Châu, cũng là hang động có người sinh sống cuối cùng còn sót lại ở châu Á.
thôn trang kỳ lạ nhất Trung QuốcNgười Miêu sống trong hang Đông Miêu Trại tại Trung Quốc.
Hang Đông Miêu Trại sâu hơn 200m, rộng 100m, là nhà của hơn 70 người dân tộc Miêu tại đất nước tỷ dân. Cuộc sống trong hang của người dân ngôi làng này với những phong tục tập quán cũ, vô cùng giản dị cần được bảo tồn, đặc biệt là khi xã hội phát triển đang dần làm mất đi những giá trị văn hóa đầy ý nghĩa.
Ngôi làng tàng hình Địa Khanh Viện
Đến thăm thôn trang kỳ lạ nhất Trung Quốc này, không ít du khách ngỡ ngàng vì chẳng thể nhìn thấy nhà cửa, hay bất cứ người dân nào, cứ ngỡ như đang lạc vào một vùng đất bỏ hoang nào đó. Nhưng thực chất, Địa Khanh Viện là một “ngôi làng ngầm” dưới lòng đất, mùa đông ấm áp và mùa hè mát mẻ, còn có công dụng chống động đất.
Ngôi làng này có niên đại từ 1500-2000 năm, mất từ 2-3 năm để đào đất và xây dựng mỗi ngôi nhà tại đây, vì vậy khi xây người dân xây nhà khá sâu và dài. Nhà có đầy đủ sân vườn, các phòng gian khác nhau, trồng cây, sinh hoạt mọi thứ đều giống như trên mặt đất, thậm chí người dân còn lưu trữ lương thực đến vài năm dưới lòng đất.
Kỹ thuật xây dựng những ngôi nhà dưới lòng đất tại Địa Khanh Viện đã được ghi nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của Trung Quốc vào năm 2011.