Hồng treo gió, đặc sản mùa thu “làm kỳ công nhưng ăn ngon xứng đáng” đến từ Nhật Bản

1199

Mỗi mẻ hồng treo gió có khi cần tới 40 ngày, giá cả hồng nhập từ Nhật Bản có thể lên tới 70 ngàn một quả, nhưng bù lại bạn sẽ được trải nghiệm miếng hồng dẻo, thơm, ngọt lịm đến khó quên luôn thu hút du khách du lịch Nhật Bản.

Mùa thu chẳng những là mùa có thời tiết đẹp, cảnh sắc lung linh mà còn là mùa có nhiều loại hoa quả đặc sản. Ở châu Á, đây chính là mùa của các táo, lê, hồng với đặc trưng chung là giòn, ngọt. Trái cây đúng vụ thì có lẽ không cần bàn về độ ngon, có điều đôi khi vì sản lượng quá nhiều, ăn không hết, bán chẳng được giá, thêm nữa, mùa đông gần như chẳng có loại quả gì nên người ta nghĩ ra những cách làm các mứt, trái cây khô để dành ăn dần.

du lịch Nhật Bản

Một trong những món trái cây sấy ngon nức tiếng của mùa thu chính là hồng treo gió. Hồng treo gió được cho là có nguồn gốc từ Nhật Bản với tuổi đời đã hơn 1000 năm. Tiếng lành đồn xa, sự hấp dẫn và độc đáo của món hồng treo gió Nhật Bản đã được nhiều nước học theo và ngày nay, hồng treo gió còn là đặc sản của cả Hàn Quốc, Trung Quốc… Ngay cả Việt Nam vài năm gần đây, một số vùng như Đà Lạt, Mộc Châu cũng bắt tay vào sản xuất hồng treo gió.

du lịch Nhật Bản
Nguồn: Youtube Lý Tiểu Thất

Nhưng tiền nào của nấy, để một quả hồng thành phẩm giá cao đến thế, người nông dân cần đầu tư nhiều công sức. Thời gian để làm được một mẻ hồng treo gió cũng rất lâu khi có thể kéo dài tới 40 ngày.

So với trái hồng tươi, hồng treo gió có giá trị cao hơn hẳn. Hồng treo gió Việt Nam có giá trung bình khoảng từ 500 ngàn, hồng Trung Quốc, Hàn Quốc giá cả sẽ cao hơn. Đặc biệt hồng treo gió Nhật Bản giá có phần cao nhất khi có lúc, giá một quả hồng có thể lên tới 60 – 70 ngàn/quả.

du lịch Nhật Bản
@meredith.klassen

Hồng để làm hồng treo gió phải là loại hồng còn cứng quả, tốt nhất là quả còn cuống dài, như thế mới tiện cho quá trình treo hồng. Hồng muốn treo gió phải gọt vỏ nhưng phải giữ nguyên phần núm để còn buộc hồng treo lên. Khoảng cách cách quả hồng phải vừa đủ để trái không chạm nhau.

du lịch Nhật Bản
Nguồn: Youtube Lý Tiểu Thất

Quá trình làm hồng treo gió phải chia làm vài giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên kéo dài khoảng 5 – 7 ngày kể từ treo hồng. Ở giai đoạn này, thời tiết là điều tối quan trọng, nếu thời tiết mưa, ẩm, hồng sẽ bị mốc, hỏng ngay. Sau khi phơi chừng 1 tuần, hồng đã khô, người ta sẽ phải massage nhẹ nhàng khoảng 2, 3 ngày/lần để hồng tiết thêm chất ngọt và chất ngọt phân tán đều.

du lịch Nhật Bản
Nguồn: Youtube Lý Tiểu Thất

Sau đó, hồng phơi thêm 3 đến 4 tuần, tùy kích cỡ là đã có thành phần hấp dẫn. Hồng treo gió thành phẩm vỏ ngoài nâu sậm, thậm chí có thể hơi thâm. Bên ngoài có thể có lớp đường trắng tự nhiên do hồng tiết ra trong quá trình hong gió. Thoạt nhìn không đẹp mắt nhưng xé quả hồng ra bên trong là cả một sự khác biệt, miếng hồng nâu đỏ, dẻo, óng ánh.

du lịch Nhật Bản
Nguồn: Youtube Lý Tiểu Thất

Đưa miếng hồng vào miếng thấy cái dẻo, ngọt tan trong miệng. Ngày thu, nhâm nhi trái hồng treo gió cùng trà nóng quả là tuyệt phẩm. Sự độc đáo, thanh tao, vị ngọt đậm nhưng không khé cổ khiến hồng treo gió trở thành một trong những đặc sản được săn lùng nhiều vào mỗi dịp Tết đến.

du lịch Nhật Bản
Nguồn: Youtube Lý Tiểu Thất

Ở Việt Nam, hồng treo gió được thực hiện theo công nghệ Nhật Bản. Tuy nhiên ngày càng có nhiều bà nội trợ muốn thử sức tự làm hồng treo gió ở nhà. Được biết, vì không phải lúc nào cũng kiếm được hồng nguyên cuống nên nhiều người còn đưa ra ý tưởng đan những chiếc túi như giỏ thị để treo hồng lên.