Sau chuyến du lịch Hồng Kông cùng nhóm bạn, Will và Jun đã chia sẻ những bí quyết khám phá Hồng Kông cực chất và ấn tượng. Không chỉ vậy, những hình ảnh của nhóm bạn cũng khiều người phát thèm và mong muốn trải nghiệm một lần.
Những hình ảnh nhóm bạn của Will và Jun Vũ du lịch tại Hồng Kông đang gây sốt, khiến ai cũng phát thèm vì chuyến du lịch đặc biệt. Từ những hình ảnh xinh đẹp hiện đại đến vẻ thơ mộng tại Hồng Kông được cập nhật. Không chỉ vậy, văn hóa, ẩm thực và giải trí cũng được nhóm bạn này “bày” cách khám phá.
Qua rồi thời du lịch giá rẻ, nhóm bạn của Will và Jun Vũ dù đã tết kiệm hết mức cho biết mỗi người phải đóng quỹ tiền ăn và khách sạn, di chuyển cho 6 ngày 5 đêm tại Hồng Kông là 30 triệu cho một người. Bên cạnh đó, nhóm đáng lẽ 6 người cũng gặp trục trặc vì một bạn có hộ khẩu Tây Ninh liền bị từ chối ngay khi nộp hồ sơ.
Cần chuẩn bị gì?
Nếu như nam ca sĩ “Tận cùng nỗi nhớ” Will chia sẻ bí quyết những điều cần chuẩn bị, thủ tục cho chuyến đi thì Jun Vũ lại bật mí bí quyết “sống ảo” tại những địa điểm nổi tiếng tại đây với những bức hình “không thể chất hơn”.
Theo đó, Will cho biết, đi nước ngoài có những thứ cần phải chuẩn bị những thứ quan trọng: Sim 4G hoặc pocket wifi, phương tiện di chuyển, cẩm nang du lịch để đọc mẹo vặt (tips), nghiên cứu trước khi đi…
Will tỉ mỉ liệt kê những thứ cần thiết cho chuyến đi của mình: tiền tệ, sim 4G hoặc wifi di động, phương tiện di chuyển từ sân bay vào trung tâm, những địa điểm ăn ngon và ẩm thực đặc trưng ở Hồng Kông…
Còn với Jun Vũ, cô lại chia sẻ những nơi đầy trải nghiệm để sống ảo: từ khách sạn khách sạn The Regal Hotel ngay khu Causeway Bay, đến ngắm xứ sở xưa và nay với khu Trung Hoàn (Central); Disneyland, Ngong Ping – Đại Nhĩ Sơn, Ocean Park và ngày cuối cùng dành cho mua sắm – Shopping day,…
Tuy nhiên, cả hai đều thống nhất với nhau về “dịch vụ sống ảo” và có thể giúp ích cho những chuyến đi của nhóm bạn. “Đi chơi thì cần phải có bản đồ, mà muốn có bản đồ thì phải có sim 4G hoặc wifi mới search được. Lần này Jun thuê pocket wifi trên KKday, giá hạt dẻ mà xài vi vu thả ga” – nữ diễn viên xinh đẹp cho biết.
“Sống ảo” cũng phải… chất!
Chia sẻ về bí kíp chụp ảnh, nhiếp ảnh gia Bill Nguyễn chia sẻ: “Việc đầu tiên để có hình đẹp? Bạn đã phải chuẩn bị nó từ trước khi bạn soạn quần áo rồi. Bạn cần phải mang quần áo phù hợp với nơi mà bạn tới, bạn nên tham khảo từ những travel blogger hoặc các bạn photographer đã từng đi Hồng Kông để xem cách họ mặc đồ hoặc tạo dáng ở những nơi mà họ tới, quần áo tone màu an toàn như trắng là tốt nhất, nó sẽ phù hợp hầu hết mọi nơi.
Phải chọn những nơi lạ, không cần phải quá đẹp, mà phải lạ so với Việt Nam, những cảnh đặc trưng ở Hồng Kông.
Cần phải có thêm phụ kiện cho đỡ phải nghĩ cách tạo dáng như tạp chí chẳng hạn. Có thể chụp bằng điện thoại, có máy cơ càng tốt. Nếu người đi cùng bạn không chụp đủ để bạn hài lòng thì có thể yêu cầu họ chụp bằng chế độ ‘Burst Mode’ (chụp liên tục), và nhớ chụp rộng, xa bạn một chút để có gì còn ‘crop’ hoặc ‘skew’ hình lại, chữa cháy nếu góc hình đó bạn thật sự thích.
Bạn có thể bước đi hoặc tạo dáng theo ý thích, 3-40 tấm cũng sẽ có 1-2 tấm đạt yêu cầu. Còn nếu bạn không đủ tự tin về bản thân trước ống kính thì cứ việc quay lưng lại, hoặc bạn có thể đeo thêm kính, nó sẽ giúp bạn tự tin hơn khi không biết phải nhìn đâu cho tự nhiên.
“Mẹo vặt” cần biết khi tới Hồng Kông
Ngoài ra, Jun Vũ cũng “mách nước” một số bí kíp về việc đi du lịch Hồng Kông dành cho các bạn muốn tham khảo và lần đầu khám phá nơi này.
– Tiền tệ: thật ra tính qua tính lại thì giá trị quy đổi cũng như nhau, vậy nên mình quyết định đổi tiền luôn ở Việt Nam cho gọn. Mình đổi 20 triệu tiền Việt Nam được 6700 HKD, tức là 1 HKD khoảng 3,000 VNĐ.
– Thông tin liên lạc: đi nước ngoài thì mọi người hay xài sim 4G hoặc wifi. Riêng mình do tính chất công việc nên phải roaming để nhận điện thoại và tin nhắn liên tục. Vậy nên mình chọn xài wifi di động dù hơi bất tiện chút xíu việc trong túi có thêm cục wifi, cũng khá nặng nha Wifi tụi mình thuê trên #KKday, pick-up tại sân bay Hồng Kông.
– Đi lại: ở Hồng Kông có rất nhiều phương tiện công cộng như taxi, bus, xe điện, tàu điện ngầm MTR và Uber. Xe bus thì hay dừng nhiều trạm, kẹt xe. Uber với taxi thì giá cũng như nhau, không quá đắt nếu đi nhóm nhưng luôn có tình trạng tắc nghẽn tại đây.
Tàu điện ngầm MTR thì rẻ nhất, tiện nhất, nhanh nhất nên cả nhóm chọn đi. Khuyết điểm của nó là quá đông và không thấy được cảnh quang thành phố.
– Thẻ bạch tuột Octopus: Đi Hồng Kông thì nên sắm cái này. Ở Đài Loan cũng có cái loại thẻ này. Thẻ này mình mua trên KKday, khá rẻ, có sẵn 50 HKD. Mọi người nên nạp thêm để xài cho thoải mái.
Vì ở Hồng Kông có thể dùng thẻ Octopus như thẻ ngân hàng, quẹt điên đảo từ Đông sang Tây, từ “hang cùng ngõ hẻm” cho đến siêu thị 24 giờ. Do vậy mình rất siêng nạp thêm tiền (top-up) vô thẻ để xài cho sướng. Khi về nếu còn nhiều tiền có thể đến trạm MTR để hoàn trả (refund). Riêng mình thì xài sạch còn có 10 HKD nên không refund mà giữ thẻ làm kỷ niệm luôn.
– Khách sạn: Hồng Kông nổi tiếng đất chật người đông, nên đừng quá kì vọng vào diện tích khách sạn làm gì.
Khách sạn 3 sao ở đây bé tẹo chỉ bằng khách sạn 1-2 sao ở Việt Nam thôi. Mình ở khách sạn 5 sao mà cũng chỉ to bằng khách sạn 3-4 sao ở Hà Nội, dù khách sạn mình ở cũng được chọn vào danh sách nơi đẹp của Hồng Kông.
Tụi mình đi nhóm 5 người, ở 5 đêm, chi hết 60 triệu tiền khách sạn cho 2 phòng. Tính trung bình là mỗi người tốn hết 12 triệu tiền khách sạn.
Vì nhóm muốn đi chơi và trải nghiệm nên quan trọng chuyện ngủ nghỉ. Ngủ ngon, ăn ngon thì chơi mới vui nên tiền khách sạn chi hơi nhiều một ít.
Lời khuyên là khách sạn sẽ bắt đặt cọc tiền (deposit), các bạn hãy dùng tiền mặt, đừng deposit bằng thẻ vì sẽ chờ refund rất mòn mỏi.
Khách sạn mình ở tên là The Regal Hotel, ở gần trạm Causeway Bay.
Chi tiêu ở Hồng Kông: Tụi mình đi chơi không quá tính toán chi li, nên chi xài cũng hơi hào phóng nhẹ, vì ít khi có dịp tụ tập đi xả stress cùng nhau.
Nhóm có lập một quỹ chung, dùng cho các việc ăn uống tụ tập cùng nhau. Nói chung cứ đi cùng nhau thì sẽ xài tiền đó.
Tổng cộng tụi mình góp quỹ mỗi người 2,700 HKD = 10triệu/người cho các khoản sau:
. Ăn
. Đi “quẩy” ở Lan Quế Phường (riêng tiền đi quẩy 1 đêm đã hết 10 triệu VNĐ cho cả hội)
. Mua đồ ăn vặt linh tinh
. Đi massage chân
Tốn nhiều nhất trong quỹ là tiền ăn. Tụi mình ăn cua, ăn tôm tít, ăn nhà hàng Din Tai Fung, ăn nhà hàng được 1 sao Michellin One Dim Sum… Nói chung ăn miệt mài, ăn bất chấp, chỉ cần ngon là ăn hết.
– Chơi gì ở Hồng Kông:
Tụi mình đi chơi với tiêu chí: khoẻ thì đi, mệt thì ở nhà. Ai đi được thì đi, ai mệt cứ ở nhà nghỉ ngơi. Tụi mình đã đi được một số chỗ cũng gọi là nên trải nghiệm một lần ở Hồng Kông như (mua dịch vụ trên KKday):
. Lan Quế Phường
. Khu Trung Hoàn
. Cầu thang cổ ở phố Dundell
. Peak Tram và toà nhà Terrence Sky ngắm toàn thành phố
. Ngong Ping
. Miếu Huỳnh Đại Tiên
. Disneyland
. Ocean Park
. Chợ đàn bà
. Khu Vượng Giác
. Khu Cửu Long
– Mua sắm:
Mấy bạn bán hàng ở Hồng Kông nói đồ đạc Hồng Kông không có thuế, nên rất rẻ. Vì nghe mấy bạn quảng cáo là rẻ nên cả đám mua quá tay, xách về Việt Nam muốn xỉu luôn, mỗi đứa khiêng gần 40 kg hành lý.
Bạn nào thích mua sắm như tụi mình thì nên book khách ngay khu Causeway Bay. Khu này là một trong những thiên đường mua sắm của Hong Kong. “Thập diện mai phục” đều là mall, store. Thật sự là cho ở 7 ngày ở Causeway Bay để mua sắm thôi cũng không chán, chỉ sợ là không có tiền để mua (cười).
– Visa: Gần đây, visa Hồng Kông khá khó xin. Nhóm 6 đứa mà một bạn có hộ khẩu Tây Ninh nên không nhận hồ sơ cuối cùng chỉ còn 5 người dắt nhau đi.
Bạn nên tranh thủ xin visa trước 1 tháng và xin theo nhóm thì tỉ lệ đậu sẽ cao hơn nha. Visa được lãnh sự quán Hồng Kông tại Hồng Kông cấp nên việc xin visa rất may rủi. Dù bạn là người nổi tiếng hay không cũng không có gì đảm bảo sẽ đậu visa nhé.
Thế nên mọi công dân đều bình đẳng và khả năng rớt visa đều có thể xảy ra.
Nếu mua Vietjet Air thì khoảng 3-4triệu/vé khứ hồi. Mua Vietnam Airline thì cỡ 5-6triệu/vé. Mình đi của Hồng Kông Airlines thì khoảng 8tr nhé. Nếu có cơ hội nên đi hạng Business của hãng này để được trải nghiệm phòng chờ Club Autus chuẩn 5 sao của hãng. Có hẳn phòng tắm cho khách nha, đẹp hơn khách sạn 5 sao mình ở.
Tổng thiệt hại của chuyến đi chỉ bao gồm tiền vé máy bay – visa – ăn uống – khách sạn – đi lại – vui chơi tham quan… thì rơi vào khoảng 40 triệu (tiền shopping thì tuỳ mức mua sắm của mỗi người nên mình không tính được).