Chính sự tinh tế và hấp dẫn của những món bánh này đã khiến chúng được nhiều khách du lịch Nhật Bản ưa chuộng, trong đó có Việt Nam.
1. Mochi
Bánh Mochi là món bánh truyền thống Nhật Bản rất được ưa thích tại Việt Nam. Nguyên liệu để làm bánh không có gì khác ngoài gạo với cách làm khá tương đồng với món bánh dày của Việt Nam. Theo cách làm truyền thống thì người ta sẽ hấp chín hỗn hợp gạo nếp cùng một chút đường rồi dùng chày thay phiên nhau giã nhuyễn ngay khi cơm nếp còn nóng.
Chiếc bánh mochi có lớp vỏ ngoài mềm, mịn, dẻo, phần nhân cực đa dạng. Nhân bánh là nhân ngọt với loại nhân truyền thống nhất là đậu đỏ. Tuy nhiên, gần đây người ta đã làm các loại đa dạng như vừng đen cho đến nhân kem sáng tạo, mới mẻ. Vỏ bánh cũng có nhiều màu sắc hơn màu trắng nguyên thủy, rất bắt mắt.
Ngoài bán mochi truyền thống, vài năm gần đây người Nhật còn cho ra đời món bánh mochi giọt nước (Mizu Shingen mochi). Chiếc bánh trông vừa giống như miếng thạch, vừa như giọt nước trong veo khổng lồ, khi ăn được rắc bột đỗ tương kinako và một chút siro đường nâu.
Bánh mochi giọt nước chỉ sử dụng trong trong khoảng 30 phút từ lúc dọn ra nên chỉ được phục vụ ở các cửa hàng chứ không bán mang về. Người ta nhận xét về loại bánh này là có hương vị thanh mát, đầy mới mẻ.
2. Bánh Takoyaki
Trong tiếng Nhật, tako nghĩa là bạch tuộc, yaki là nướng, đây là một loại bánh bột mì nhân bạch tuộc, đậm đà hương vị mặn mòi của biển cả, thăng hoa cùng sự thanh mát của đồng quê. Thành phần của viên bánh tròn này gồm có bột mì, bột dashi, bột tenkasu, trứng gà, hành tươi, bắp cải, gừng đỏ chua, bạch tuộc…
Khi ăn, bánh sẽ được chiên vàng rồi rắc lên một chút rong biển tán nhỏ, ít vụn cá khô bào mỏng, rưới thêm một chút nước xốt takoyaki hoặc xì dầu, mayonnaise. Hiện tại món bánh này có bán ở các tiệm ăn Nhật Bản, thậm chí ở một vài khu chợ đêm lớn ở Hà Nội, Sài Gòn, bạn cũng có thể tìm thấy món bánh này.
3. Bánh Taiyaki
Taiyaki trong tiếng Nhật có nghĩa là “bánh nướng cá tráp”, một loại cá nước mặn rất thường xuất hiện trong các bữa ăn của người Nhật. Đúng như cái tên, Taiyaki nổi tiếng với hình dạng con cá cùng những vệt vẩy rõ nét trên thân bánh. Trong khi đó thì nhân bánh được làm từ mứt đậu đỏ, thơm và ngọt dịu cộng với cách thức chế biến khiến nó được coi là loại bánh anh em của Dorayaki.
Xuất hiện từ năm 1990, món bánh này nhanh chóng từ Nhật “lan” đến khắp thế giới. Món bánh cá thú vị này cũng đã kịp xuất hiện ở Việt Nam với nhiều loại nhân như đậu đỏ, phô mai, socola…
Gần đây, món bánh này có có nhân mặn như phô mai, jambon ăn khá lạ miệng. Đặc biệt nhất, người ta còn cho ra đời thêm cả phiên bản kem cá taiyaki. Với phiên bản này, bánh không có nhân mà làm dạng như vỏ ốc quế. Sau khi nướng xong, người ta ăn kèm kem đủ vị.
4. Okonomiyaki
Okonomiyaki hay còn gọi là bánh xèo Nhật Bản là loại bánh mặn được chế biến bằng cách áp chảo. Người ta chế biến bánh theo nhiều kiểu tùy theo sở thích của người ăn, tuy vậy phần nhân chủ yếu là thịt ba chỉ, tôm (hay mực), bắp cải, hành lá. Khi chín, bánh được dùng chung với các loại xốt và khô cá bào rắc trên bề mặt.
Okonomiyaki thường được so sánh với trứng chiên hoặc bánh pancake và thường được người phương Tây gọi là “pancake Nhật Bản”. Vài nhà hàng okonomiyaki để cho thực khách tự nướng món này, họ phục vụ một tô lớn đựng các nguyên liệu sống để khách hàng tự trộn và nướng. Okonomiyaki thường được dùng chung với xốt Okonomiyaki và Mayonnaise.
5. Bánh Dorayaki
Dorayaki là một món bánh cổ truyền Nhật Bản. Nó có hình dáng giống như bánh bao, bao gồm 2 lớp vỏ bánh tròn dẹt làm từ bột, phết mật ong, được nướng lên và bao lấy nhân thường làm từ bột nhão đậu đỏ.
Ở Việt Nam Món bánh này còn có tên khác là bánh rán Doremon. Gắn liền với nhân vật hoạt hình đi cùng năm tháng của biết bao người Việt nên ngay khi mới xuất hiện ở Việt Nam, Dorayaki đã được chào đón nhiệt tình. Ngày nay người ta có thể làm nhiều loại nhân khác như chocolate, chuối, hay trà xanh, phô mai… Món bánh này hiện được bán khá nhiều ở các tiệm bánh lẫn các shop online.