Du lịch Trung Quốc đến Hồ Nam, bạn có biết một Phượng Hoàng cổ trấn đẹp như tranh soi mình kiêu hãnh bên dòng sông Đà Giang thơ mộng. Với tuổi đời hơn 1.300 năm, Phượng Hoàng cổ trấn như một minh chứng sống về vẻ đẹp văn hóa, lịch sử cùng những giá trị truyền thống của tộc người Miêu đáng trân quý được bảo tồn theo thời gian.
I/ Vài nét về Phượng Hoàng cổ trấn và kiến trúc điếu cước lâu
1/ Lịch sử Phượng Hoàng cổ trấn
Phượng Hoàng cổ trấn nằm tại huyện Phượng Hoàng, phía tây của tỉnh Hồ Nam. Cổ trấn này là nơi sinh sống chủ yếu của người Miêu, người Thổ Gia và người Hán. Trái ngược với nhịp sống hối hả phát triển của Hồ Nam, thị trấn nhỏ Phượng Hoàng như cô thiếu nữ miền núi còn “ngái ngủ” sau hơn thiên niên kỷ với vẻ đẹp tĩnh lặng, yên bình của những ngôi nhà cổ áp sát vào nhau soi mình dưới dòng sông Đà Giang tạo nên bức tranh sơn thủy hữu ích hệt như bước ra từ truyện kiếm hiệp của Kim Dung.
Theo lịch sử, cổ trấn được xây dựng từ năm 686 thời nhà Đường và là trung tâm văn hóa, chính trị, quân sự của cả vùng thời Minh – Thanh (1368-1644), vào thời gian đó phần lớn cư dân là quân lính được đưa đến thị trấn nhằm chống lại các cuộc nổi dậy của người Miêu. Tuy vậy, kiến trúc tiêu biểu của Phượng Hoàng cổ trấn được lưu giữ đến ngày nay lại do người Hán và người Miêu xây dựng và hoàn thiện vào thời nhà Thanh (1644-1911). Đó là hình ảnh những hàng mái ngói âm dương trập trùng, uốn khúc, tưởng chừng như vô tận, bao phủ những căn nhà gỗ chênh vênh trên hàng cọc cao từ 5m – 7m, men theo dòng Đà Giang trong xanh.
2/ Kiến trúc điếu cước lâu ở Phượng Hoàng cổ trấn
Phượng Hoàng nổi bật với rất nhiều loại hình kiến trúc đặc trưng của du lịch Trung Quốc cổ xưa. Nổi bật trong số đó là loại hình kiến trúc điếu cước lâu. Kiến trúc điếu cước lâu ở Phượng Hoàng cổ trấn thể hiện rõ ở một nửa sàn hoặc các phần biên mở rộng của sàn nhà tựa trên các hàng cột được chống vào mặt nước (hay sườn núi) vì vậy có thể hiểu đây như một kiểu nhà “bán sàn”.
Mỗi ngôi nhà có thể cao khoảng 2 đến 3 tầng, cùng với các hàng hiên hay một phần không gian nhà nhô ra ngoài. Tầng trệt dành cho vật nuôi, kho chứa củi, dụng cụ sản xuất…, các tầng trên dành cho sinh hoạt gia đình. Nhà thường được chia thành 3 gian, trong đó gian giữa lớn nhất, sẽ là sảnh đường chính, nơi đặt bàn thờ, phía trong bố trí phòng ngủ cho người cao tuổi của gia đình. Các gian bên sẽ được chia thành các không gian chức năng như bếp sưởi, bếp nấu ăn, phòng ngủ, hành lang… Cửa nhà được mở ở mặt hướng ra đường phố, phía mặt sông thường mở cửa sổ hoặc ban công. Nội thất nhà thường có nhiều chi tiết trang trí mang tính chất tập quán tín ngưỡng của người Miêu như hình ảnh mặt trời, mặt trăng, thần núi…
Loại hình kiến trúc này thường áp dụng cho một số khu vực có điều kiện địa hình sông suối phức tạp, khí hậu ẩm ướt. Nếu ở Bắc Kinh nổi tiếng với kiểu kiến trúc Tứ hợp viện theo mô hình chuẩn mực, khắt khe thì kiểu kiến trúc điếu cước lâu ở Phượng Hoàng cổ trấn lại hoàn toàn ngược lại theo quy tắc tự nhiên, gần gũi gắn bó với con người. Nếu chú ý một chút, khi đến đây bạn sẽ thấy các gam màu chủ đạo là vàng, trắng, đen hay màu tro. Đây là màu sắc dựa trên vật liệu gỗ thông, gạch ngói được nung từ đất sét sẵn có ở địa phương.
Có một câu hỏi đặt ra: Nhà cổ ở Phượng Hoàng được xây dựng san sát nhau, trong tình trạng có hỏa hoạn xảy ra sẽ rất dễ cháy lây lan từ nhà nọ sang nhà kia? Trả lời cho câu hỏi này, loại hình điếu cước lâu xây dựng áp dụng tường hồi xây gạch chịu lực. Các tường hồi bằng gạch được xây vượt cao lên so với mái nhà và giật cấp theo độ dốc mái, phần đỉnh lợp ngói. Các đầu tường được vuốt cong vút hướng về hai phía tạo thành hình giống yên ngựa nên chi tiết này gọi là tường “yên ngựa”. Tường gạch dày có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt nên nó đảm bảo sự kín đáo, riêng tư cho mỗi ngôi nhà, giải quyết được tình trạng cháy lan từ nhà này sang nhà khác một cách hiệu quả.
II/ Hướng dẫn di chuyển, đặt phòng khi đến Phượng Hoàng cổ trấn
– Du lịch Trung Quốc dừng chân từ Nam Ninh, du khách có thể mua vé tàu số hiệu 2012 để tới ga Cát Thủ. Xuống ga là có xe buýt đi Phượng Hoàng chờ sẵn, khoảng cách chừng 55 km, giá vé là 15 tệ (khoảng 32.000 đồng/khách). Di chuyển bằng phương tiện công cộng khá thuận lợi, tuy nhiên nên có người phiên dịch để giao tiếp bằng tiếng Hoa.
– Nhà nghỉ, khách sạn ở Phượng Hoàng dao động từ 40 đến 70 tệ/ phòng đôi, đồ ăn phong phú và đa dạng, các cửa hàng bán đồ tiêu dùng và lưu niệm rất nhiều. Du khách có thể liên hệ, tham khảo dat phong khach san với giá tốt tại Chudu24 qua hotline 1900 5454 40.
III/ Điểm đến vui chơi khi du lịch Trung Quốc tại Phượng Hoàng cổ trấn
– Sông Đà Giang:
– Con đường dọc bờ sông Đà Giang
– Hàng quán ở Phượng Hoàng cổ trấn
– Những con ngõ nhỏ
– Các cây cầu: bạn có thể tìm đến 5 cây cầu nổi tiếng: Hồng Kiều, Tuyết Kiều, Phong Kiều, Vụ Kiều, Vân Kiều và 2 cây cầu đang là hot trend của giới trẻ là cầu đá nhảy và cầu gỗ.
– Mặc Thọ Cung
– Cố cư Thẩm Tùng Văn
– Tháp canh Bắc Môn
– Miêu trại
IV/ Ăn gì khi du lịch Trung Quốc tại Phượng Hoàng cổ trấn
Du khách du lịch Trung Quốc đến đây chắc hẳn cũng nên bỏ túi một vài món ăn để tham khảo như sau:
1/ Lẩu cá cay: giá tầm 60-90 tệ/ phần 2 người ăn
2/ Cơm ống tre
3/ Đậu phụ thối
4/ Mì
5/ Vịt hầm tiết, gạo nếp
6/ Thanh long hình dáng ngộ nghĩnh
7/Canh đậu hũ dưa muối
8/ Bánh tép
8/ Kẹo gừng
9/ Các món xiên que đường phố