Nhắc đến du lịch Malaysia mà chỉ biết mỗi Kuala Lumpur thì “quê” quá luôn. Cùng xem qua review của một phượt thủ sau chuyến đi Kota Kinabalu nhé.
Trên máy bay, tôi nhìn thấy một thành phố be bé, có đủ cả biển và rừng. Thành phố nhỏ thôi mà nhìn xinh đáo để. Đúng là cảnh đẹp dễ làm yên lòng người. Cái nắng chiều nhè nhẹ ở đây, cộng với gió từ đại dương ngoài xa thổi vào, nếu không có các biển ghi chữ Malay, tôi cứ ngỡ mình đang ở vùng biển miền Trung nào đó của Việt Nam.
Tôi vào check-in khách sạn xong là tót ngay ra đường. Đi lang thang khắp đường biển rồi rẽ đại vào một con hẻm nào đó, xem dân sinh thế nào, văn hóa ra sao. Có bộ áo sơ mi bỏ vào thùng với đôi giày tây nữa chắc người ta tưởng tôi là cán bộ khu phố đi kiểm tra.
May mà tôi là dân du lịch bụi, áo thun, quần đùi. Thấy người lạ mặt ngơ ngác nhìn lung tung, vài người bản đia chỉ về phía tôi, rồi cười tươi rói. Tự nhiên thấy mình giống dân quê mới lên tỉnh lần đầu.
Biển Tây, biển Ta tôi đi nhiều, có phải vậy mà tới đây vẫn thấy thân quen hay cùng là một dòng biển Đông máu thịt, nên chẳng thấy xa lạ chi rứa. Tôi tính ra biển tắm, nhưng chợt nghỉ mới có hơn 2h30 chiều ra nhúng nước chắn chắn ngày mai tôi sẽ thành con người… một nắng.
Tức là da sẽ đỏ và phồng rộp, ăn không ngon, ngủ không yên. Thôi thì cứ bách bộ, mỏi chân thì taxi, lạc đường thì google map.
Kota Kinabalu này, trước đây mang tên Jesselton, là thủ phủ của bang Sabah, Malaysia và cũng là thủ phủ của Phân khu Bờ Tây thuộc bang này. Thành phố có diện tích tọa lạc trên bờ biển tây bắc của đảo Borneo và giáp mặt biển Đông.
Phía tây và phía đông thành phố lần lượt giáp Vườn Quốc gia Tunku Abdul Rahman và núi Kinabalu. Lịch sử thành phố được ghi dấu bởi sự kiện Công ty Bắc Borneo thuộc Anh thiết lập một khu định cư nhỏ trên đảo Gaya vào năm 1882.
Sau 15 năm tồn tại của khu định cư chấm dứt bởi vụ cháy vào năm 1897. Hai năm sau đó, người Anh chọn làng chài Api-Api đối diện đảo Gaya để quy hoạch và phát triển thành thị trấn mới mang tên Jesselton.
Thẫn thờ trước lịch sự oai hùng của này, tôi quên mất nhiệm vụ ăn chơi. Nơi mà bạn phải tới là Vườn Quốc gia Tunku Abdul Rahman. Đây cũng là một bãi biển đẹp ngây ngất và có dịch vụ lặn bình dưỡng khí. Thú ở trong rừng là môt chuyện, còn cả thú dưới biển nữa, lặn xuống ngắm đi.
Tôi cứ để mình chìm dần trong làn nước xanh thẫm, rồi mới xoay mình bơi sâu xuống đôi chút. Tay cham vào lát loãng phía dưới đáy, tôi mới biết hóa ra khúc này vẫn còn khá an toàn, không sâu lắm, đủ ngắm cá và bơi thả cửa.
Nếu không thể ghé Vườn Quốc gia Tunku Abdul Rahman, bạn có thể dừng chân tại đảo Manukan. Nơi đây cũng để tắm biển, ăn hải ản và uống cocktail.
Bạn đừng hỏi tôi về đặc sản, tới vùng biển cứ hải sản nướng lên là đặc sản hết, mà phải thật tươi, ăn nó mới ngọt, mới giữ được hương vị độc đáo, chứ hải sản đông lạnh thì bay về Boston cho rồi.
À điểm cuối cùng tôi muốn mách lẻo chính là bạn hãy leo núi Kinamalu. Núi này tọa lạc tại Vườn quốc gia Kinabalu (một di sản thế giới) ở bang Sabah phía đông Malaysia trên đảo Borneo.
Năm 1997, Một cuộc điều tra kỹ càng sử dụng công nghệ vệ tinh đã xác định chiều cao chính xác của đỉnh núi (tên gọi là Đỉnh Low, tức là đỉnh núi Thấp ) là 4095 m so với mặt biển, thấp hơn 6 m so với độ cao mọi người nghĩ trước đó là 4101 m.
Đây là ngọn núi cao nhất Đông Nam Á nằm giữa dãy Himalaya ở Myanmar và đảo New Guinea . Dãy núi này chạy xuyên qua ba quốc gia là Malaysia, Indonesia và Brunei. Khu vực xung quanh núi và bản thân nó có hệ thực vật phong phú và là một trong những địa điểm sinh thái quan trọng bậc nhất thế giới.
Bạn có thể ngắm nhìn những con đười ươi tại đây. Nhớ cẩn thận đừng làm kinh động, đười ươi khôn phải khỉ và lực sát thương cao hơn rất nhiều. Ngoài ra tại đây cũng có suối nước nóng cho bạn ngâm mình thư giãn, và trò chơi mạo hiểm dù lượn.