Thưởng ngoạn khung cảnh như mộng tại Tây Hồ Hàng Châu

466

Tây Hồ là cảnh quan văn hóa nổi tiếng của du lịch Trung Quốc, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2011.

Đôi nét về Tây Hồ

Tây Hồ (Hàng Châu) hay còn được biết đến như Tam Đàn ấn nguyệt, Nhị Đê, Tam Đảo, Nhất Núi, Ngũ Hồ. Là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm ở phía tây của thành phố Hàng Châu, tọa lạc ở tỉnh Chiết Giang thuộc phía đông của Trung Quốc.
Tây Hồ có chiều dài theo hướng bắc – nam, dài khoảng 3,3km còn chiều rộng theo hướng đông – tây, rộng 2,8km. Diện tích của hồ khoảng 6,3km2, trong đó phần diện tích lòng hồ chứa nước khoảng 5,66 km2.

du lịch Trung Quốc
Tây Hồ Hàng Châu là hồ Tây nổi tiếng nhất ở Trung Quốc

Năm 2011, UNESCO đã công nhận Cảnh quan văn hóa thuộc Tây Hồ là di sản văn hóa thế giới và được nhận định là có ảnh hướng lớn đến việc thiết kế vườn truyền thống về sau của Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên trong nhiều thế kỷ.

Khu hồ được chia ra làm 3 phần bởi 3 con đê ngăn là đê Tô, đê Bạch, đê Dương Công. Hồ cũng được chia làm 5 hồ nhỏ lần lượt là Ngoại Tây Hồ, Hậu Tây Hồ, Lý Tây Hồ, Nhạc Hồ và Tiểu Nam Hồ. Trong hồ có 1 ngọn núi thấp còn được gọi là Cô Sơn có diện tích lên tới 200.000 m2 và 3 đảo Tiểu Doanh Châu, Nguyễn Công Đôn và Hồ Tâm Đình.

Các tiểu cảnh xung quanh Tây Hồ

Lịch sử hình thành Tây Hồ

Vào thời nhà Đường, giai đoạn niên hiệu Trường Khánh và Bảo Lịch 821 – 826 nhà thơ Bạch Cư Dị đã tới Hàng Châu thực hiện nhiệm vụ thứ sử, với tài năng của mình ông đã cho đắp lại con đê quanh Tây Hồ cao hơn giữ nước để phòng chống nguy cơ hạn hán vào mùa khô. Với hệ thống đập ngăn nước kiểm soát lượng nước đổ ra, đã giải quyết được vấn đề khô hạn cho vùng đất trồng trọt lân cận phụ thuộc vào nguồn nước từ Tây Hồ.

Hoàng hôn vàng rưc trên Tây Hồ

Sau đó ông bắt đầu đưa ra kế hoạch để thay đổi cảnh quan cho Tây Hồ, từ việc làm con đường đi bộ quanh hồ, đến việc trồng đào và liễu dọc con đê,… Sau này con đường đê này được đặt là đê Bạch để cảm ơn công lao của ông.

200 năm sau, vào thời kỳ nhà Tống, Tô Đông Pha cũng là một nhà thơ lớn được cử đến Hàng Châu làm thứ sử. Thời gian này, người dân lại đang chịu hạn hán do lòng hồ rộ lên rong rêu, khiến nghẽn các đường tưới tiêu. Ông đã cho nạo vét lại hồ, bùn và rác lại chất thành một con đường đê cao hơn, rộng hơn. Và ông tiếp tục cho thay đổi cảnh quan quanh khu đê, đưa Tô đê xuân hiểu trở thành 1 trong 10 cảnh đẹp nhất của Tây Hồ.

Tên gọi Tam Đàn Ấn Nguyệt cũng từ các khung cảnh này mà nên, với 10 cảnh quan đẹp nhất của Tây Hồ gồm: Liễu lãng văn oanh, Tô đê xuân hiểu, Hoa cảng quan ngư, Nam Bình vãn chung, Lôi Phong tịch chiếu, Bình hồ thu nguyệt, Khúc viện phong hà, Song phong sáp vân, Đọan kiều tàn tuyết và Tam đàm ấn nguyệt.

Ngoài ra tây Hồ còn nhiều tiểu cảnh, cụm phong cảnh khác nhau đều tạo nên sức hấp dẫn cho điểm đến Hàng Châu tuyệt đẹp này như chùa Linh Ẩn – ngôi chùa cổ Phật giáo có đồi núi, vườn tược xung quanh; trang trại chè Long Tỉnh, khu mộ và miếu thờ Nhạc Phi – Nhạc Vương Miếu; ngôi mộ của Võ Tòng – anh hùng Lương Sơn Bạc,…

Chùa Linh Ấn – ngôi chùa Phật giáo cổ kính

Theo tương truyền dân gian thì Tây Hồ là sự hóa thân của nàng Tây thi là 1 trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc cổ đại. Tây Hồ cũng gắn nhiều với văn hóa, xuất hiện thường xuyên trong các tác phẩm thơ ca cổ, là điển cố điển tích trong thơ Đường của Bạch Cư Dị, của Lạc Tân Vương, hay nhà thơ Tống Tô Đông Pha,…