Bánh trôi tàu của gia đình cố NSƯT Phạm Bằng nức danh du lịch Hà Nội đã 30 năm nay, trong con ngõ nhỏ 30 Hàng Giầy. Sau một năm đóng quán, sau ngày mất của “bác Bằng”, quán đã được chính thức mở lại vào chiều 28/11, trong niềm vui của du khách đi Hà Nội.
Bánh trôi tàu là món ăn không thể thiếu của du lịch Hà Nội mỗi khi đông về. Nhắc đến bánh trôi tàu ở du lịch Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay đến món bánh trôi của gia đình cố NSƯT Phạm Bằng, đã có tiếng hơn 30 năm nay.
Cách đây một năm, sau sự ra đi của của cố NSƯT Phạm Bằng, quán bánh trôi tàu trong con ngõ nhỏ 30 Hàng Giầy tạm thời đóng cửa. Và nó đã chính thức được mở lại vào chiều qua, 28.11 với mục đích phục vụ thực khách và để lưu giữ truyền thống gia đình.
Cửa hàng mở lại đúng 15h30, khách từ các nơi tấp nập đổ về du lịch Hà Nội ăn bánh trôi tàu đông đến mức không có chỗ gửi xe.
Trong con ngõ nhỏ giữa phố cổ du lịch Hà Nội chật chội, mùi bánh trôi tàu tỏa hương thơm phức khiến mọi người náo nức mong ngóng.
Ngõ nhỏ chỉ kê được 5 chiếc bàn con, khách thay nhau ra vào tấp nập, 5 người nhà bác Phạm Bằng vừa nấu vừa phục vụ mà không xuể.
Những lúc cao điểm, du khách du lịch Hà Nội phải chen chúc tìm lối ra nhưng ai cũng thỏa mãn, và vui vẻ vì vừa được ăn ngon. Bánh trôi tàu của gia đình cố NSƯT Phạm Bằng ở du lịch Hà Nội có công thức của người Hoa, chính vì vậy mà nó có hương vị đặc biệt hơn so với các nơi khác.
Không cầu kì, chiếc ghế nhựa nhỏ thay bàn cũng chính là một nét riêng rất đặc trưng của du lịch Hà Nội khi thưởng thức quà bánh.
Khách hàng đến ăn không quên chụp ảnh để chia sẻ với bạn bè. Bánh trôi tàu nhà bác Phạm Bằng cũng vì thế mà chẳng cần quảng cáo, khách du lịch Hà Nội vẫn cứ rần rần kéo đến.
Chị Nguyễn Thu Hà (Hoàn Kiếm): ”Mình ăn bánh trôi tàu nhà bác Phạm Bằng từ hơn chục năm trước. Bánh ở đây có vị đặc biệt, thơm và ngon dai, không ở đâu có hương vị này. Mình thích nhất là món bánh trôi ở đây, bánh dòn và nhân được làm từ dừa xào mà không ở đâu có”. Khi ra về, chị Hà liên tục cảm ơn con gái bác Phạm Bằng, vì đã mở lại quán, lưu giữ một hương vị thân quen mà người Hà Nội không bao giờ quên.
Du khách du lịch Hà Nội đến ăn ai cũng xuýt xoa khen ngợi.
Không quảng cáo rầm rộ, nhưng thông tin vẫn được cư dân mạng lan truyền đến cả những thực khách nước ngoài đến thăm du lịch Hà Nội, họ cũng tranh thủ kéo nhau đến thưởng thức.
Không có chỗ, người phụ nữ đành kê ghế ngồi ngay chỗ cửa ra vào để có thể nhanh chóng thưởng thức món bánh trôi nóng hổi, giữa thời tiết lành lạnh những ngày Hà Nội giao mùa.
Khách đông, nhiều người phải chờ đợi rất lâu mới được thưởng thức món bánh trôi tàu trứ danh.
Không biển hiệu quảng cáo sang trọng, menu cũng đơn giản chỉ bằng một tấm bảng đen ghi giá tiền và thời gian quán mở để khách ra vào ai cũng thấy.
Anh Tùng – con trai của cố NSƯT chia sẻ: ”Lý do nhà anh quyết định mở lại quán là vì gia đình đã bán ở ngõ nhỏ này đã hơn 30 năm rồi, cũng có thương hiệu, được mọi người từ trong và ngoài nước khen ngon, có đặc trưng riêng, là nguồn thu nhập nuôi sống cả gia đình những lúc khó khăn. Chính vì vậy, anh rất trân trọng, muốn duy trì và gìn giữ tâm huyết của bố anh”.
Anh Tùng cũng khẳng định thêm, về mặt chất lượng thì không khác gì so với lúc cố NSƯT Phạm Bằng còn sống và gia đình sẽ mở lại lâu dài, bởi anh muốn giữ gìn và phát triển món ăn này như một nét ẩm thực trong lòng người du lịch Hà Nội.
Một bát có hai chiếc bánh trôi tàu, bánh được làm từ gạo cũ nên bột bánh dai không bị nát hay cứng, nhân được làm từ dừa xào rất thơm, ngậy mà không đâu có.
Lục tàu xá (bên trái) bùi bùi vị hạt sen, đậu xanh thêm tí vỏ quýt, mã thầy càng thêm đưa vị. Chí mà phù (bát bên phải) béo béo, thơm nức vị vừng đen.
Ba món bánh trôi tàu, lục tàu xá và chí mà phù đã tạo nên thương hiệu bánh trôi tàu trứ danh.
Không chỉ đến ăn, nhiều người còn mua về cho người nhà cùng thưởng thức. Nhiều người vì chờ đợi lâu nên mua hẳn 20 hộp mang về cho bõ công chờ đợi.