Du lịch 2/9 xuôi về miền Tây trải nghiệm mùa nước nổi

Bước sang thu, Hà Nội mơ màng trong nắng nhạt có phần đượm buồn, các tỉnh vùng núi quyến rũ với những thửa ruộng bậc thang chín vàng, còn "mùa thu" của miền Tây tràn ngập sức sống với những miệt vườn trĩu quả, nhộn nhịp muôn loài chim di cư về các cánh rừng... Bởi, ngày Hà Nội vào thu cũng là mùa nước nổi của miền Tây Nam Bộ.

578

Du lịch 2/9 chỉ cần về với miền Tây sông nước, ắt du khách sẽ cảm thấy sôi động hơn hẳn với chợ nổi ở khắp nơi. Lúc này những cánh đồng xanh khi xưa đã trở nên mênh mông sóng nước với những khung cảnh vô cùng đẹp đẽ. Đây cũng là mùa bội thu tôm cá với người dân miền Tây quanh năm nhọc nhằn.

Làng nổi Tân Lập – Long An

Khu du lịch làng nổi Tân Lập thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, cách TP.HCM khoảng hơn 100 km về phía Tây. Nằm ở trung tâm vùng Đồng Tháp Mười, làng nổi Tân Lập (xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) là vùng đất ngập nước với đa dạng các sinh cảnh rừng.

du lịch 2/9
Như một ốc đảo ẩn mình giữa mênh mông rừng tràm, cảnh đẹp ở đây khiến bạn có cảm giác như lạc vào một khu rừng cổ tích. (Ảnh: jollybu)

Cách Sài Gòn không xa, lại dễ đi lại nên làng nổi Tân Lập là điểm đến khá thuận tiện để khám phá mùa “thu” của miền Tây. Địa điểm này vẫn đang thu hút được rất đông khách du lịch kể từ khi xuất hiện trong MV “Bánh trôi nước” của nữ ca sĩ Hoàng Thùy Linh.

Len lỏi chạy xuyên qua làng nổi Tân Lập là rạch Rừng. Trước làng là dòng sông Vàm Cỏ Tây hiền hòa. (Ảnh: hmyymh)

Rạch Rừng là địa điểm check-in đình đám của du khách tham quan làng nổi Tân Lập.

Với diện tích ước chừng 135 ha và chi phí hàng trăm tỉ đầu tư, khu du lịch này có bản sắc riêng biệt, không trùng lặp hay lẫn lộn với các khu du lịch khác của đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: trtrphu)
Đến Tân Lập, khách có thể vui thú với các trò thư giãn giải trí như: câu cá, chèo thuyền ngắm sen, súng nở rộ, hái thơm và rau rừng để ăn kèm cá nướng, xem chim, vào nông trường xem canh tác rẫy thơm… (Ảnh: Thanh Niên)

Rừng Tràm Trà Sư – An Giang

Rừng tràm Trà Sư nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Cách huyện Châu Đốc khoảng 30 km, đây là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu.

“Con đường xanh” tại rừng Tràm Trà Sư là nơi lưu lại dấu ấn đặc biệt trong lòng mỗi du khách. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì, mặt nước được phủ kín bởi màu xanh của bèo, tạo nên những hậu cảnh đẹp ngất ngây. (Ảnh: nbaochau)

Tới đây, du khách được chở trên phương tiện có tên tắc ráng (tên gọi một phương tiện thủy có gắn động cơ của người miền Tây Nam Bộ) và xuồng để tham quan xuyên suốt rừng tràm.

Vé tham quan rừng tràm khoảng từ 45.000 – 130.000 đồng/người (sẽ rẻ hơn nếu đi theo đoàn).

Những khu rừng ngập mặn là đặc trưng của thiên nhiên miền Tây sông nước. (Ảnh: Pinnguyen)

Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ

Không chỉ nổi tiếng là chợ nổi chuyên trao đổi, mua bán nông sản, các loại trái cây, hàng hóa, thực phẩm trên sông mà còn là điểm tham quan đặc sắc của quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.

Nét độc đáo nhất của khu chợ chính là quang cảnh buôn bán tấp nập bình dị của người dân cũng như các loại trái cây đủ màu, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Flickr)

Du khách tham quan thường mua trái cây tại các thuyền, xuồng. Hoặc lênh đênh sông nước, check-in giữa dòng sông Hậu hiền hòa cũng là một trải nghiệm thú vị. Để tham quan chợ nổi Cái Răng, khách du lịch nên đi từ sớm, vì khoảng 9h là chợ tan. Thời điểm họp chợ tấp nập, cũng là lúc có được nhiều tấm hình đẹp là vào khoảng 5 – 6h sáng.

Trái cây là những sản vật đầy màu sắc mà bạn dễ bắt gặp nhất tại chợ nổi Cái Răng. (Ảnh: hieuricky)
Tới chợ nổi Cái Răng, du khách còn có thể tìm hiểu về những nét văn hóa đặc trưng vùng miền tây sông nước với nhịp sống tấp nập giao thương của người dân nơi đây. (Ảnh: rjtaa)

Đồng sen Tháp Mười

Khu du lịch đồng sen Tháp Mười cách TP.HCM 130 km về phía Nam, đi theo cung đường N2 hướng An Sương – Củ Chi. Nằm tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, nơi đây luôn luôn thu hút được rất đông du khách vào mỗi mùa nước nổi.

Khi đến trung tâm huyện Tháp Mười, đi tiếp theo con đường 845, đến đây, từ xa, bạn đã có thể nhìn thấy những cánh đồng sen rộng lớn lung linh dưới ánh nắng trong của “mùa thu” chốn miền Tây sông nước.

Bốn bề là đồng sen bát ngát tỏa hương ngào ngạt. Khu du lịch Đồng sen Tháp Mười mang trong mình khung cảnh đậm nét của một miền quê mộc mạc và yên bình.(Ảnh: Vntrip)

Để tham quan đồng sen, xuồng là phương tiện di chuyển duy nhất du khách có thể lựa chọn. Bạn có thể tự chèo hoặc thuê người chèo, hãy nhớ đi vào giữa đồng sen để có thể tận hưởng trọng vẹn vẻ đẹp thanh khiết nơi đây. Tuy nhiên, đừng tự ý bẻ cành ngắt hoa hoặc vứt rác bừa bãi, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Thời điểm thích hợp để tới đồng sen Tháp Mười là khoảng tháng 6 đến tháng 8, đây cũng là lúc sen nở rộ nhất. (Ảnh: timhieu)

Miệt vườn miền Tây

Đã đến miền Tây thì một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua đó là ghé thăm miệt vườn và thưởng thức các loại trái cây đặc sản.

Đồng bằng sông Cửu Long chính là vựa trái cây lớn nhất cả nước, nơi có những miệt vườn trải dài với bạt ngàn các loại trái cây. (Ảnh: suneo.kid)

Có rất nhiều miệt vườn lớn ở miền Tây Nam Bộ cho du khách lên lịch trong chuyến hành trình của mình: miệt vườn Cái Bè – Tiền Giang, miệt vườn Lái Thiêu – Bình Dương, miệt vườn Cái Mơn – Bến Tre, vườn trái cây Trung An – Củ Chi, vườn trái cây Vĩnh Long…

Vườn quốc gia Tràm Chim – Đồng Tháp

Nơi đây chính là một trong những địa điểm “đông vui tấp nập” nhất, đầy sức sống nhất của cả vùng.

Vào mùa nước nổi, trên các cánh đồng lúa trời, sen, súng, cò năng, tràm… xuất hiện hàng chục nghìn cánh cò trắng điểm trên nền xanh tươi tạo nên một khung cảnh tuyệt mỹ của thiên nhiên.

Đây cũng là lý do vì sao rừng quốc gia này thu hút lượng lớn khách tới thăm vào độ thu sang như vậy.

Ở Tràm Chim mùa này, nhìn đâu cũng là sự sống dồi dào với những loài chim quý bay lượn, cá động dưới nước, các loài hoa đua nhau khoe sắc. (Ảnh: Vo Van Thanh)

Cách thành phố Đồng Tháp Mười chừng 40km. Tuy nhiên, sẽ thú vị hơn nếu bạn có dịp tới đây lúc chạng vạng, thứ ánh sáng đặc biệt nơi đây sẽ tạo nên vẻ ma mị huyền bí thật hấp dẫn, đem đến một trải nghiệm cực kỳ mới lạ.

(Ảnh: Vo Van Thanh)

Châu Đốc – An Giang

Châu Đốc – An Giang cũng là địa danh nhất định phải ghé khi đến miền Tây vào mùa nước nổi. Địa danh này nổi tiếng với làng nổi Châu Đốc.

Dọc theo dòng sông Hậu là những căn nhà nổi, những bè cá được xếp cạnh nhau tạo thành làng, kéo dài khoảng vài cây số. Làng nổi Châu Đốc là hình ảnh đặc trưng cho đời sống của bà con miền Tây sông nước chân chất, bình dị.

Làng nổi là tinh hoa văn hóa của Châu Đốc. Đó là nơi hội tụ tín ngưỡng, văn hóa của cộng đồng người Khmer, Kinh, Chăm. Đó là những chiếc bè đủ sắc màu như một ngôi nhà nhỏ với diện tích khoảng 30m2 “đan kết” nhau dọc hai bên sông tạo thành một “thành phố thu nhỏ” trên sông. Dân làng chủ yếu di chuyển bằng xuống và ghe trên sông. (Ảnh: Do Kane)

Ngoài làng nổi lênh đênh giữa sông Hậu, Châu Đốc còn được khách du lịch biết đến là địa danh sở hữu nhiều ngôi chùa mang kiến trúc độc đáo, đẹp như tiên cảnh.

Lối kiến trúc cổ kính mang đậm dấu ấn Trung Quốc. (Ảnh: YamazakiYoh)

Trong đó phải kể đến danh thắng chùa Hang. Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền Tự, tọa lạc nơi triền núi Sam, Châu Đốc, An Giang. Chùa có lịch sử hơn 100 năm tuổi, nằm trên lưng chừng đồi núi, với lối kiến trúc cổ kính mang đậm dấu ấn Trung Hoa xưa.

Những ngôi chùa tọa lạc trên lưng chừng đồi núi, đẹp như một bức tranh giữ trời thu. (Ảnh: IamaCrazyCrab)