Thưởng thức ẩm thực khi du lịch Trung Quốc có 5 hương vị đặc trưng của những vùng miền riêng trên toàn đất nước Trung Quốc như mặn, cay, chua, ngọt và vị đắng.
Dưới đây là 5 hương vị gắn với từng vùng riêng đặc trưng được ưa thích ở vùng này mà bạn có thể khám phá trong du lịch Trung Quốc.
1. Vị Cay – Trung tâm Trung Quốc, đặc biệt là Tứ Xuyên và Hồ Nam
Vị cay là 1 trong 5 hương vị có tính năng kích thích sự thèm ăn đồng thời giải gió và làm nóng cơ thể tốt và giảm bớt sự toát mồ hôi trộm, thúc đầy lưu thông khí và tuần hoàn máu.
Địa chỉ: Vị cay phổ biến ở miền Trung và miền Nam Trung Quốc bao gồm Tứ Xuyên, Hồ Nam, Vân Nam và tỉnh Quảng Tây. Điều này được cho là do khí hậu ở những khu vực này có độ ẩm cao, khó làm khô mồ hôi toát ra. Vì vậy, ớt cay thường có mặt trong các món ăn ở đây được cho là để làm khô và nóng cơ thể, tăng sức khoẻ và sự thoải mái.
Hai nơi có ẩm thực cay nổi tiếng là ẩm thực Tứ Xuyên và các món ăn Hồ Nam. Món ăn Tứ Xuyên có vị cay tê do sử dụng hạt tiêu trong khi các món Hồ Nam gồm nhiều gia vị cay, thậm chí còn cay hơn vùng Tứ Xuyên.
Món đậu phụ Tứ Xuyên là món nổi tiếng hơn cả đối với khách du lịch Trung Quốc.
2. Vị mặn – Khu vực ven biển và miền Bắc Trung Quốc
Vị mặn có vai trò quan trọng trong ẩm thực, có tác dụng phòng ngừa bệnh, có lợi cho sức khoẻ. Vị mặn giúp giải toả trì trệ của cơ thể. Tuy nhiên, món ăn không nên mặn quá bởi ăn quá nhiều muối có hại cho sức khoẻ.
Địa chỉ: Hầu hết muối sử dụng cho món ăn ở Trung Quốc là muối biển ở các khu vực ven biển vì vậy người dân ở các khu vực này có xu hướng cho nhiều muối hơn mỗi khi nấu ăn vì nó có giá rẻ hơn.
Người dân ở miền Bắc Trung Quốc thưởng thích món ăn mặn, đặc biệt là rau muối. Do miền Bắc có khí hậu khắc nghiệt, mùa đông rất lạnh, không có rau tươi sẵn vào mùa đông. Vì vậy, ở miền Bắc cách để bảo quản rau lâu nhất là món rau muối để có rau ăn trong mùa đông.
Ngày nay, mặc dù vào mùa đông vẫn có nhiều loại rau tươi vận chuyển đến bán ở miền Bắc nhưng rau muối vẫn được người dân ở đây ưa chuộng, ăn vào bữa sáng với cháo.
3. Vị ngọt – miền Đông Trung Quốc
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, vị ngọt có tác dụng làm săn chắc cơ thể, làm giảm bớt bệnh tật và cải thiện tâm trạng con người. Vị ngọt trong ẩm thực Trung Quốc có nguyên liệu từ đường, mật ong và nhiều nguyên liệu khác giúp tăng cường hương vị không chỉ ngọt mà làm món ăn có vị dịu nhẹ.
Địa chỉ: Ẩm thực miền Đông Trung Quốc có vị ngọt chiếm ưu thế gồm Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô, An Huy và tỉnh Quảng Đông. Người dân ở đây tin rằng, ăn những món ăn có hương vị ngọt dịu nhẹ nhiều sẽ giúp cho cơ thể gọn gàng hơn.
Các món ăn đặc trưng là món cá chua ngọt ở Giang Tô rất được khách du lịch Trung Quốc ưa thích.
4. Vị chua – khu vực miền Nam Trung Quốc
Vị chua trong món ăn có tính năng giúp cho tâm trí con người được thư thái hơn, tốt cho tiêu hoá và giúp hoà tan canxi trong thực phẩm đồng thời kích thích sự thèm ăn. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, vị chua giúp co ruột, ngăn chặn tiêu chảy, thúc đẩy sự tiết nước bọt và làm dịu cơn khát.
Địa chỉ: Vị chua là hương vị phổ biến trong ẩm thực miền Nam Trung Quốc, đặc biệt ở các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam. Vùng dân tộc ít người ở đây nghèo nàn, vì vậy họ muốn giữ thức ăn lâu hơn bằng cách cho nhiều vị chua. Món ăn nổi bật là canh cá chua ở Quý Châu.
Những người ở tỉnh Sơn Tây rất ưa chuộng giấm trong mỗi bữa ăn. Hầu như ăn món gì họ cũng cho thêm giấm vì vậy mà thiếu giấm đối với họ là bữa ăn chưa trọn vẹn, chưa đủ độ ngon hấp dẫn.
Vùng Sơn Tây là địa phương có truyền thống làm giấm nổi tiếng ở Trung Quốc.
5. Vị Đắng – Món ăn chữa bệnh của Trung Quốc
Các món ăn chữa bệnh được cho là giúp củng cố dạ dày, thúc đẩy sự tiết nước bọt.
Vị Đắng sử dụng trong ẩm thực Trung Quốc, nhưng được dùng hoà trộn với các hương vị khác. Vị Đắng nhẹ làm cho món ăn tươi ngon hơn. Nói chung, món ăn có vị đắng thường dùng để chữa bệnh.
Cũng giống như các quốc gia khác, ẩm thực du khách thưởng thức khi du lịch Trung Quốc cũng có cách nấu, hương vị khác nhau giữa các vùng. Thông thường, mỗi vùng có 1 hoặc hai trong số 5 hương vị nổi trội hơn. Sở thích hương vị của người dân mỗi vùng miền quyết định do vị trí địa lý, khí hậu, nghề nghiệp, văn hoá và lịch sử.