Du lịch Hà Nội đúng vào mùa lễ Vu Lan, du khách có thể đến những ngôi chùa tâm linh sau đây để hành hương, bái Phật.
6. Chùa Kim Liên
Địa chỉ: Nghi Tàm, Quảng An, Tây Hồ.
Đây là một trong những ngôi chùa có di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam. Chùa Kim Liên không chỉ nổi bật bởi kiến trúc trang nghiêm, uy phong, chùa còn nổi tiếng với bề dày lịch sử lâu đời, cách đây khoảng 500 năm từ thời nhà Lý, nhà Trần. Khuôn viên ngôi chùa vẫn còn nguyên vẹn những nét kiến trúc từ thời cha ông để lại.
Mùa lễ Vu Lan, tìm đến Chùa Kim Liên, du khách như được lạc trong một không gian vô cùng tĩnh lặng và bình yên. Nằm khiêm nhường bên hồ Tây thơ mộng, mỗi độ Vu Lan báo hiếu, ngôi chùa cổ đón hàng ngàn lượt du khách ghé thăm cầu chúc bình an, hạnh phúc. Mỗi du khách khi đến đây đều thành tâm cầu chúc sức khỏe, hạnh phúc, an lành cho gia đình và người thân.
7. Chùa Quảng Bá
Địa chỉ: Quảng An, Tây Hồ
Là một trong số rất ít những ngôi chùa cổ nhất tại Hà Nội với hàng nghìn năm tuổi, Chùa Quảng Bá do các Thiền sư thuộc phái Tào Động trụ trì, được xây dựng từ thời nhà Lê. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, đến nay chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo. Chùa Quảng Bá được biết với vẻ trang nghiêm cổ kính, trong chùa có nhiều pho tượng với phong cách điêu khắc rất riêng biệt mà không nơi nào có được.
Phía trước chùa được bao phủ bởi ngọn đồi nhỏ, trên chùa là tượng Quan Âm lộ thiên, xung quanh bao trùm bởi những cây mai cây đào. Bước vào chùa Quảng Bá, ta như bắt gặp một chốn thôn quê giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp. Đến chùa Quảng Bá dịp lễ Vu Lan, dường như du khách được tìm lại sự bình yên trong tâm hồn, thảnh thơi đón một mùa Vu Lan trọn vẹn.
8. Chùa Bằng
Địa chỉ: Phương Liệt, Hoàng Mai
Điểm nổi bật nhất tại chùa Bằng chính là khuôn viên chùa thanh tịnh, rộng và thoáng, ít ngôi chùa nào trong nội thành Hà Nội có được. Đây còn là nơi sở hữa tháp Báo Thiên và 18 pho tượng La Hán mô phỏng dựa theo tượng La Hán ở chùa Tây Phương.
Chùa Bằng là địa điểm để tăng ni, phật tử thường xuyên ghé thăm quan, hành hương. Ngôi chùa này cũng là trụ sở tổ chức một số hoạt động của Hội Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội. Tại chùa Bằng, thường xuyên diễn ra các khóa tu ngắn hạn cho người dân, thanh thiếu niên, sinh viên để trút bỏ những âu lo trong cuộc sống hiện tại, thanh tịnh trong tâm hồn. Nổi bật nhất trong mùa lễ Vu Lan báo hiếu là khóa tu dành cho tất cả các lứa tuổi đăng ký tham gia để tỏ lòng biết ơn tới công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, tri ân báo hiếu và cầu chúc bình an cho gia đình. Đây là một trong những gợi ý hay dành cho bạn trong tháng 7 sắp tới.
9. Chùa Bà Đá
Địa chỉ: số 3 phố Nhà Thờ
Ngôi chùa được khởi công xây dựng từ những năm 1056. Nơi này còn được biết đến với các tên gọi khác như: Linh Quang tự, Sùng Khánh tự. Với diện tích tương đối nhỏ nhưng nơi đây sở hữu cảnh quan khá nên thơ với nhiều cây cối và bức tượng gỗ oai phong. Người dân Hà Nội thường chọn chùa Bà Đá làm điểm đến tâm linh để cầu xin may mắn và an lành cho bản thân và gia đình. Lễ Vu Lan, nơi này cũng không là một ngoại lệ thu hút sự quan tâm của người dân quanh vùng và du khác thập phương. Ghé thăm chùa Bà Đá, bạn có cơ hội được hiểu biết thêm về Phật pháp, vãn cảnh ngôi chùa thiêng và dâng hương thành kính, cài lên ngực một bông hoa báo hiếu mẹ cha.
10. Chùa Một Cột
Địa chỉ: Đội Cấn, Ba Đình.
Nhắc đến những ngôi chùa thiêng tại Hà Nội, không thể không nhắc đến chùa Một Cột, ngôi chùa được xây dựng trên mặt hồ nước, xung quanh chùa được bao quanh rất nhiều sen thể hiện cho những điều nhẹ nhàng, thanh tao và thoát tục nhất. Chùa mang trên mình vẻ đẹp uy nghi, trang nghiêm lại phần nào tao nhã, thanh thoát. Ở vị trí trung tâm chùa Một Cột là bức tượng Quan Âm Bồ Tát tọa trên một đài sen khổng lồ bằng gỗ được sơn son đẹp vô cùng. Đến chùa Một Cột mỗi dịp Vu Lan là một nét văn hóa đặc trưng của người dân Hà Nội.