Khám phá văn hóa ẩm thực – Bánh đúc lá dứa Cần Thơ

Cùng bài viết tìm hiểu món bánh đúc lá dứa siêu ưng khi đi Cần Thơ dịp hè sắp tới nhé. Chắc chắn món ăn độc đáo này sẽ đốn tim bạn đấy.

875

Du khách đi Cần Thơ sẽ dễ dàng bắt gặp những người phụ nữ đội nón lá, quẩy gánh hàng rong ruổi suốt mọi nẻo đường của du lịch Cần Thơ đã trở thành một nét đẹp, một hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân. Nếu đã đi Cần Thơ, đừng ngại ngần gì mà hãy một lần thưởng thức món ăn đặc sản hết sức dân dã của ẩm thực Cần Thơ – Bánh đúc. Món ăn đã lấy trọn trái tim của bao người yêu ẩm thực trong và ngoài nước.

Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long. Đi Cần Thơ du khách sẽ được biết đến hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng, một nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá Nam Bộ.

đi Cần Thơ

Có thể nói, bánh đúc là món ăn đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Theo thời gian, món ăn này bắt đầu xuất hiện ở miền Trung và miền Nam. Cùng một món ăn nhưng mỗi vùng lại có một hương vị khác nhau, đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của vùng đó. Miền Bắc thịnh hành nhất món bánh đúc lạc chấm tương hoặc chan canh cua. Miền Trung nổi tiếng với bánh đúc chấm mắm nêm và bánh đúc hến. Và ở miền Nam, bánh đúc lá dứa là món ăn mang nét riêng của người miền Tây Nam Bộ đáng để du khách đi Cần Thơ thử qua.

Món bánh đúc mà bạn phải thử khi đi Cần Thơ có hai loại bánh đúc lá dứa và bánh đúc mặn, dù có hương vị đặc sắc riêng nhưng cả hai đều mang đậm hương vị thôn quê, chân chất mà ngon tuyệt. Món bánh này đều sử dụng những sản vật bình dị có sẵn của vùng đất quê trù phú.

Bánh đúc mặn mang màu trắng, cái màu mà người ta hay gọi là trắng “non, mềm”. Gánh bánh đúc chẳng có gì nhiều, ngoài mấy hũ mắm, nước cốt dừa, mỡ hành, nhân tôm thịt băm, dưa leo rau thơm và một khay bánh đúc bột trắng tinh tươm. Tuy nhiên, du khách đi Cần Thơ muốn có được dĩa bánh đúc ngon cũng phải qua nhiều công đoạn. Muốn bột không bị mềm, nhão, phải chọn gạo cũ, ngon, ngâm vài giờ rồi xay thành bột, trộn bột với nước cốt dừa. Nêm bột với đường, muối… cho vừa khẩu vị để sẵn ra thau.