Đối với những người thích khám phá, trải nghiệm điều mới lạ thì du lịch Trung Quốc chắc hẳn luôn nằm trong danh sách điểm đến hàng đầu phải check in. Trong những năm gần đây, địa chỉ mà người ta thường rỉ tai nhau khi nhắc đến du lịch Trung Quốc không đâu nhiều hơn Phượng Hoàng Cổ Trấn – nơi vẻ đẹp tự nhiên hóa thành bức tranh thiên đường.
Du lịch Trung Quốc đến thăm Phượng Hoàng cổ nghìn năm
Nếu nhắc đến địa danh du lịch Trung Quốc mà bạn chỉ dừng lại ở việc nghĩ đó là quốc gia đông dân nhất thế giới, diện tích lớn vào top 4 thế giới thì quả thật thiếu sót. Trung Quốc còn là địa phận của vô số di tích bí ẩn ghi dấu nghìn năm đế chế hay hàng loạt địa danh được mẹ thiên nhiên ban tặng với cảnh sắc vào hạng đẹp nhất nhì châu Á. Nếu Bắc Kinh ghi dấu huyền thoại với Thiên An Môn, đền Thiên Đàng, Cố Cung; nếu Tây An đầy bí ẩn của tượng đất nung binh lính thời Tần Thủy Hoàng; nếu Tô Châu – Hàng Châu thơ mộng, quyến rũ được nhiều người ví von “Trên có thiên đàng/ Dưới có Tô Hàng”, thì Hồ Nam trong bài giới thiệu lần này là điểm đến hội tụ tất cả vẻ đẹp lịch sử theo thời gian và chất lãng mạn độc nhất đến từ phong cảnh hữu tình.
Phượng Hoàng Cổ Trấn nằm bên bờ sông Đà Giang thuộc huyện Phượng Hoàng, tỉnh Hồ Nam. Nơi đây vẫn còn lưu giữ rất nhiều những đặc trưng về lịch sử và văn hóa như hợp viện, tòa lâu, đền đài của dân tộc ít người có từ thời nhà Minh tại Trung Quốc.
Nơi đây đã trải qua nhiều biến động cũng như các cuộc xung đột sắc tộc để đến hôm nay là sự tồn tại pha lẫn văn hóa đa dạng giữa người Hán và người Miêu.
Thành cổ với phong cách kiến trúc Phượng Hoàng
Điểm bắt mắt và ấn tượng nhất khi đến đây là những ngôi nhà rêu phong nằm sát nhau. Kiến trúc với mái âm dương được lợp ngói dày dặn tĩnh lặng soi mình dưới dòng sông Đà Giang thơ mộng.
Các bức phù điêu kiểu phượng hoàng trên đầu mái cong vút đầy kiêu hãnh như để minh chứng cho tuổi đời hơn nghìn năm của cổ trấn.
Độc đáo của những cây cầu
Chạy dọc khoảng 5km, bắc ngang 2 bên dòng sông Đà Giang có rất nhiều cây cầu. Tuy nhiên chỉ có vài cây cầu ở đây là được đặt tên, và như một sự ngẫu nhiên mà những cái tên này được đặt theo hiện tượng thời tiết: cầu vồng (Hồng Kiều), tuyết (Tuyết Kiều), gió (Phong Kiều), mưa (Vũ Kiều), mây (Vân Kiều), sương mù (Vụ Kiều)…
1/ Cầu Hồng Kiều (Rainbow bridge/ Hong qiao/虹桥)
Cầu Hồng Kiều mang phong cách kiểu cầu – nhà 2 tầng dưới hình dáng của chiếc thuyền. Tầng 1 là nơi buôn bán các mặt hàng đa dạng, tầng 2 như một bảo tàng nghệ thuật.
2/ Cầu Tuyết Kiều (Snow bridge/ Xue qiao/ 雪橋)
Là một trong 4 cây cầu được họa sĩ Hoàng Vĩnh Ngọc đầu tư và thiết kế với số tiền đến 11 triệu nhân dân tệ (Khoảng 40 tỷ vnđ). Họa sĩ muốn để “tứ kiều” in đậm dấu ấn và góp tên mình vào nơi luôn là niềm cảm hứng nghệ thuật trong suốt quãng đời tuổi thơ của mình.
3/ Cầu Phong Kiều (Wind bridge/ Feng qiao/ 风橋)
Cầu Phong Kiều được xây dựng trên nền xanh của khung cảnh thiên nhiên. Nổi bật với nền đá trắng và màu nâu của mái ngói, vừa phóng khoáng lại có chút trầm mặc như chính tên gọi của mình.
4/ Cầu Vụ Kiều (Fog bridge/ Wu qiao/ 雾橋)
Những ngày sương mù bay lãng đãng với tầm nhìn từ trên cầu, người dân chèo thuyền, “cưỡi” đò phía dưới sông Đà Giang mà có vẻ như đạp mây cưỡi gió đẹp tựa tiên cảnh.
5/ Cầu Vân Kiều (Cloud bridge/ Yun qiao/ 云橋)
Đứng từ Vân Kiều trông ra Phượng Hoàng có cảm tưởng như phân chia Phượng Hoàng làm 2 thế giới, 2 phong cách sống rất đặc biệt. Nửa bên đây là thị trấn cổ với tuổi đời 1.300 năm, nửa lại là dãy biệt thự sang trọng với con đường lát nhựa khang trang hòa mình hội nhập vào lối sống hiện đại.
6/ Cầu đá nhảy (Jumping Rock)
Cầu đổ trụ thành những cột đá cũng là dạng cầu được nhiều du khách yêu thích tìm đến để check – in. Các trụ xếp rất đều, mỗi trụ cách nhau khoảng 1 bước chân. Có 2 luồng trụ để người dân băng qua sông theo 2 chiều ngược nhau. Từng có lời thoại cho rằng thời xưa nếu chàng trai muốn hỏi cưới cô gái thì bắt buộc phải đi qua cây cầu đá này để thể hiện lòng thành của mình.
7/ Cầu gỗ
Khác với cầu Hồng Kiều oai phong, cầu đá độc đáo thì dạng cầu gỗ lại giản dị, mộc mạc. Đây là dạng cầu ghép cong lại nằm dưới chân 1 đoạn thác với tiếng nước chảy róc rách ngày đêm.
Ăn gì và mua gì ở Phượng Hoàng cổ trấn
1/ Đậu phụ thối
Đậu phụ là món ăn phổ biến ở thiên đường du lịch Trung Quốc. Theo review của các du học sinh trong dịp đi tình nguyện ở các tỉnh nhỏ Trung Quốc thì tại đây người dân ăn uống chủ yếu là đậu phụ. Đậu phụ trở thành món ăn chính và trong cả 3 bữa ăn đều bắt buộc có món đậu phụ. Vì vậy đừng quá lạ lẫm khi du lịch Trung Quốc đến Phượng Hoàng cổ trấn lại ăn đậu phụ thối.
Đậu phụ thối là dạng đậu phụ được lên men và rất tốt cho sức khỏe. Khi ngửi lần đầu với nhiều người là có mùi không thể chịu được nhưng chỉ cần ăn 1 miếng thì sẽ trở thành nghiện.
2/ Lẩu cá
Lẩu cá được xem là đặc sản nơi đây. Cá được đánh bắt ngay tại sông Đà Giang và vẫn còn tươi ngon. Người Trung Quốc rất thích ăn cay nên với món này sẽ tuyệt vời hơn cả nếu đi vào tiết trời đông, ăn kèm với rau và nước chấm. Đánh thức vị giác của bạn ngay từ lần nếm đầu tiên.
3/ Đồ nướng
Ở Phượng Hoàng, những gánh hàng rong bày bán đồ nướng rất nhiều. Bạn có thể dừng lại thưởng thức vài xiên que nóng hổi.
4/ Bánh tép
Bánh có nguyên liệu rất đơn giản nhưng ngon vô cùng, chỉ gồm tép đánh bắt tại sông Đà Giang, bột và trứng. Sau khi chiên thành hình thì rắc thêm hành và ớt cho đậm vị.
5/ Kẹo hồ lô
Đây là món bánh tuổi thơ của trẻ em Trung Quốc và nếu bạn là một tín đồ “nghiện” phim cổ trang Trung Quốc thì hẳn cũng biết đến món này. Kẹo hồ lô thực chất là trái cây được tráng đường bên ngoài. Trái cây đa dạng có thể là việt quất, táo gai, cam, chuối, kiwi…
6/ Kẹo gừng
Món này đã có tuổi đời hơn trăm năm tại Phượng Hoàng. Chút vị cay cay, ngọt thanh mang hương thơm dịu nhẹ sẽ làm ấm bụng bạn trong những ngày đông tại Phượng Hoàng.
Xem thêm: