Đằng sau cái ồn ào, náo nhiệt của phố phường của du lịch Hà Nội, nhiều người không biết có một góc trời yên bình đến lạ mang tên Đông Ngạc. Với niên đại hơn 400 năm, làng cổ Đông Ngạc trải qua bao nhiêu thăng trầm đổi thay của Hà Nội nhưng vẫn giữ được nét mộc mạc, đơn sơ hiếm có. Cuối tuần, tạm rời xa chốn đô thị đông đúc xô bồ, nhiều du khách đi Hà Nội tìm đến ngôi làng này để khám phá, tận hưởng không khí tron lành đáng quý giữa Hà thành.
Đình làng Đông Ngạc
Tọa lạc trên một gò đất cao ráo ở phía Bắc Đông Ngạc, đình làng được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII sát với đê sông Hồng, thờ 3 vị thần Thiên – Địa – Nhân. Cứ đến mùng 9-2 âm lịch hàng năm, người dân lại long trọng tổ chức lễ hội ở đình làng với nhiều nghi thức trang trọng và các tiết mục ca trù đặc sắc.
Vốn dĩ là mảnh đất sản sinh ra nhiều nhân tài hiếu học, không thiếu các tiến sĩ đỗ đạt vào thời Lê – Nguyễn như Phan Phu Tiên, Hoàng Tế Mỹ, Hoàng Tăng Bí, Hoàng Minh Giám…, ngôi làng cũng là một cái nôi văn hóa lớn của đất kinh kỳ. Ngoài kiến trúc đình làng được xây dựng kỳ công, tỉ mỉ, những hiện vật quý hiếm vẫn còn lưu giữ cẩn thận như bộ tranh sơn mài thời Lê, đôi hạc thờ, câu đối, chuông đồng…
Ghé thăm chùa Tự Khánh
Đã du lịch Hà Nội đến làng Đông Ngạc thì bạn đừng quên ghé thăm chùa Tự Khánh. Đây một ngôi chùa lớn được xây dựng vào thời Hậu Lê. Chùa gồm 59 gian, 53 pho tượng, 3 quả chuông được đúc vào thời Nguyễn và nhiều đồ thờ tự cổ khác. Đây là ngôi chùa có ít tượng nhất của Hà Nội.
Những ngôi nhà cổ độc đáo
Khu vực làng cổ hiện còn lại chừng 120 ha gồm 5 xóm với khoảng 150 nóc nhà có thâm niên vượt cả trăm năm. Nhiều ngôi nhà có lối kiến trúc hoài cổ, được đục chạm kỳ công và khéo léo, trong đó nổi bật 5 ngôi nhà thờ của 5 dòng họ lớn Đỗ, Phan, Phạm, Nguyễn, Hoàn chắc chắn sẽ làm bạn choáng ngợp và muốn tìm hiểu về lịch sử của những ngôi nhà này.