Ở Trung Quốc có rất nhiều món ăn “kinh dị”. Hầu như khách đi du lịch Trung Quốc chỉ nhìn hoặc ngửi thôi cũng đã phải “khóc thét” thế nhưng đây đều là những món ăn đặc sản của người dân Trung Hoa. Cùng Chudu khám phá những món kinh dị nhất đó nhé!
1.Đậu phụ thối
Những ai ăn không quen thường thấy món ăn này có mùi thum thủm hoặc có vị giống thịt rữa. Người Trung Quốc đánh giá đậu càng nặng mùi càng ngon. Tuy là món ăn bình dân song công đoạn chế biến cũng cầu kỳ không kém những món ăn sang trọng khác của Trung Quốc.
Để tạo mùi thum thủm cho đậu người ta ủ chung cùng nước cốt gồm sữa, rau cải và thịt trong khoảng 6 tháng. Ngoài ra, để tăng hương vị thành phần ủ còn có tôm khô, mù tạt xanh măng tre và các loại thảo dược.
2.Tôm sống say rượu
Đây là món ăn truyền thống nổi tiếng của người Hán ở khắp vùng Thượng Hải, Ninh Ba. Tôm được sơ chế bằng cách cắt hết râu, chân và cho vào một cái đĩa. Sau đó, ngâm tôm sống với nước đá, rượu, gia vị (nước tương, hành, lá, đường, gừng, dấm, ớt) và đậy nắp trong 90 giây.
Theo đó, tôm sẽ “say” vì rượu nên không còn nhảy lung tung nữa, đồng thời người ăn sẽ có thể vừa nếm được vị rượu thơm nồng, vừa thưởng thức được sự tươi ngọt của thịt tôm sống.
Món ăn này được đánh giá là rất giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, tốt cho người sức khỏe kém hoặc mới khỏi bệnh, giảm cholesterol, ngừa bệnh cao huyết áp. Ngoài ra do tôm giàu phốt pho, canxi nên món này cũng khá có ích cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai
3.Cá âm dương
Đây là món ăn có xuất xứ ở Đài Loan và phổ biến ở một số tỉnh của Trung Quốc. Thực hiện món này, đầu bếp phải đảm bảo thân cá rán vàng ruộm, mang còn thở và miệng liên tục ngáp mới đạt chuẩn, thực khách mới ưng.
Nguyên liệu của món cá âm dương chủ yếu là loài cá chép trưởng thành, tươi rói. Sau khi loại bỏ phần không sử dụng, nguyên liệu được đưa lên rán vàng trong khoảng 10-15 phút sao cho thân cá chín vàng trong khi phần đầu vẫn tươi nguyên.
Món ăn này bắt nguồn từ văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Ở đây, người ta tin rằng ăn những chú cá chép “sống dở chết dở” mới thực sự đại bổ; giúp người thưởng thức hấp thu toàn bộ tinh hoa của chúng.
Phải là những đầu bếp “cao thủ” trong nghề mới có thể cho ra lò đĩa cá trình bày cầu kỳ, đẹp mắt và sống động như đang bơi. Không chỉ hấp dẫn bởi cách trình bày sống động, cá âm dương có khả năng hút khách là nhờ những thớ thịt sốt thơm lừng, ngọt mát. Cá được ăn kèm với các loại rau sống để át đi mùi tanh. Thịt chúng càng đậm đà hơn khi dùng cùng loại nước chấm chuyên dụng. Đặc biệt, thực khách cần thưởng thức khi đĩa thức ăn nghi ngút khói; ngay khi mới nhấc khỏi bếp.
Sự tươi mới cùng hương vị thơm ngon của cá âm dương khiến chúng được chào đón ở nhiều nước như Australia, Đức. Tuy nhiên, kể từ năm 2008, món ăn này dần vắng bóng do bị chỉ trích về cách đối xử dã man với loài vật.
4.Gián chiên giòn
Ở Trung Quốc hiện nay đang có khá nhiều trang trại nuôi gián, đặc biệt là ở Qufu thuộc phía bắc Trung Quốc. Đây là một phát hiện mới trong cuộc sống và y học vì gián giúp tạo thêm thu nhập cho người dân và tốt cho sức khỏe con người.
Giống như khoai tây chiên giòn, món gián ăn rất giòn nhưng lại béo ngậy bên trong. Một cách chế biến gián là bỏ cánh rồi chiên 2 lần bằng dầu lạc. Lần đầu chao thật nhanh tay, sau đó cho ra và chao tiếp lần 2 để làm cho con gián có độ giòn bên ngoài nhưng phần thịt bên trong vẫn phải giữ độ chín tới và mềm.
5.Rết nướng
Có rất nhiều người khi nhìn thấy con vật này đã cảm thấy kinh hãi huống chi là ăn nó. Nhưng tại khu chợ đêm ở Trung Quốc, món rết xiên que nướng trên than hoa, có vị cay hơi đắng, được dùng với muối và hạt tiêu được bày bán như một món ăn đặc sản tại khu chợ này.
6.Trứng Ton Zi Dan
Cứ vào đầu xuân, người dân ở vùng Đông Dương, Chiết Giang đều sẽ bắt đầu làm món trứng ngâm nước tiểu đồng tử. Được biết, đây là truyền thống lâu đời đã đươc duy trì mấy ngàn năm qua.
Vào thời điểm này, mỗi trường tiểu học đều chuẩn bị sẵn xô để đựng nước tiểu của các em học sinh. Yêu cầu đặc biệt chính là chỉ lấy nước tiểu của những bé trai, và phải dưới 5 tuổi. Đồng thời, nước tiểu vào buổi sáng sẽ cho “chất lượng tốt nhất”. Số nước tiểu tươi này sẽ được các đầu bếp lấy đem đun trứng. Trong lúc nấu, trứng thường được đảo mặt để chín đều và phải luộc mất 1 ngày 1 đêm thì mới được xem là đạt yêu cầu.
Người xưa quan niệm ăn món trứng này sẽ không bị cảm nắng, cầm máu, tăng trí lực. Tuy nhiên các bác sĩ Đông y lại phủ nhận công dụng của món trứng này, vì họ cho rằng không hề có tài liệu khoa học nào chứng minh về công dụng thực sự của nó. Đồng thời, các bác sĩ còn e ngại cách chế biến này dễ gây bệnh nếu như không đảm bảo được vệ sinh trong quá trình chế biến.
7.Hasma
Hasma là món tráng miệng được ưa thích ở một số tỉnh như Cát Lâm, Liêu Ninh. Với thành phần là các mô mỡ khô xung quanh ống dẫn trứng của ếch, khi được chế biến, Hasma có vị ngọt và hơi tanh nhẹ. Hasma thường được nấu thành súp và có tác dụng chữa bệnh.
8.San Zhi Er
Những người am hiểu về ẩm thực Trung Quốc hẳn biết về món ăn San Zhi Er còn được biết đến với cái tên “3 tiếng thét”. Đây là món ăn được đánh giá là kinh dị và tàn bạo nhất trong số những món ăn kỳ dị trên khắp thế giới.
Nguyên liệu chính của món ăn “3 tiếng thét” là những chú chuột con mới sinh. Những con chuột non này trước đó được cho ăn mật ong để thịt chúng trở nên ngọt, sau đó để sống nguyên ngoe nguẩy trên đĩa. 3 tiếng thét thể hiện sự hoảng sợ tột cùng của chú chuột non vừa mới chào đời là khi chúng được đặt vào miệng người ăn.
9.Óc khỉ
Đây là món ăn nổi tiếng cả thế giới bởi được Thái hậu Từ Hy dùng trong bữa tiệc chiêu đãi khách ngoại quốc. Óc khỉ đã đi vào lịch sử những món ăn rùng rợn của Trung Quốc. Khi ăn món này, người ta mang đến một con khỉ còn sống, dùng rìu chặt ngang đầu nó. Sau đó, họ sẽ rưới lên phần não đó sâm để óc được chín tái. Những vị khách sẽ lấy thìa xúc phần não nóng hổi vừa lộ ra để ăn.
10.Lẩu phân bò
“Lẩu phân bò” là món ăn kỳ lạ rất được yêu thích của người dân Đài Châu, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Nguyên liệu chính của món ăn này chính là hỗn hợp cỏ chưa được tiêu hóa hết được lấy ra từ bao tử của bò. Được biết, cách làm món này đã được người Kiềm (người Quý Châu) khu vực Đông Nam lưu truyền từ ngàn năm trước.
Vài hôm trước khi bị làm thịt, mỗi ngày các chú bò sẽ được ăn cỏ non và thảo dược. Mục đích của dân làng chính là để cho “phân bò” có chất lượng tốt hơn một chút. Phía đáy nồi lẩu còn thường có thêm các hương liệu từ vị thuốc đông y như năm nhúm xương bò và xuyên khung để tăng hương thơm cho món lẩu. Những người ăn lần đầu sẽ khá khó nuốt bởi nó có vị đắng và vẻ ngoài “xấu xí”. Tuy nhiên, theo nhiều người ở đây lẩu phân bò rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Loại lẩu này được đánh giá là rất tốt cho bao tử, có công hiệu hỗ trợ tiêu hóa, giải nhiệt và là “món thượng hạng” được người dân địa phương dùng để đãi khách ở nơi đây.