Đi Hội An ghé thăm quán mì Quảng gia truyền 3 đời ngon khỏi chê

Đi Hội An thì phải ăn mì Quảng như một lẽ hiển nhiên. Dạo một vòng tại vùng đất này, bạn sẽ bắt gặp vô số quán bán mì Quảng. Thế nhưng, không nhiều quán lâu đời vẫn giữ được đông khách cho đến ngày nay. Vậy mà có một quán luôn nhận được khen tặng từ thực khách.

834

đi Hội An hay bất cứ đâu cũng thế, không thiếu những hàng quán buôn bán các món đặc sản vùng miền. Tuy nhiên, phần lớn mọi người vẫn ưu ái nhiều cho những quán ăn lâu đời với uy tín theo cùng năm tháng. Món mì Quảng của du lịch Hội An cũng không ngoại lệ. Bạn sẽ dễ dàng tìm được món này ở bất cứ đâu tại phố Hội, nhưng ngon trứ danh thì phải kể đến quán Tiếng Quý.

đi hội an
Sưu tầm

Bà Ngô Thị Tú, 54 tuổi, chủ quán mì Quảng Tiếng Quý, ở xã Duy Châu (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) hằng năm đều ra bếp ăn của Ba Đình chế biến mì Quảng để đãi các đại biểu Quốc hội cả nước về dự họp

Gánh mỳ đã gắn với mẹ của chị Tú trong những năm kháng chiến chống Pháp, lúc chạy giặc và tản cư ra Đà Nẵng. Tại một góc chợ Hòa Khánh, mì bà Quý có tiếng không nằm ở không gian quán mà chính từ hương vị.
Sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, bà trở lại quê nhà và khôi phục quán mỳ đã đổ nát trong chiến tranh. Ngày đặt tên quán “Tiếng Quý” (tiếng tăm mỳ Quý), bà đã khóc. Có lẽ, nấu mỳ không chỉ là nghề mà còn là cái nghiệp gắn bó với cuộc đời bà. Và càng yêu nghề, bà nấu càng ngon hơn trước.
Quán tuy chật hẹp nhưng lúc nào cũng đông khách. Năm 2008, bà Quý ốm nặng và qua đời, quán mỳ như mất đi một phần linh hồn khiến anh Nguyễn Báo- con trai bà- trăn trở. Sau đó một thời gian, bằng sự quyết tâm kế tục danh tiếng và thương hiệu mà mẹ mình đã gầy dựng suốt hơn 40 năm qua, anh Báo cùng vợ đã “khởi động” lại quán mỳ. Chị Tú (vợ anh Báo) là người con dâu chăm chỉ, tiếp thu được những bí quyết và lời dạy của bà để có thể nấu được nồi nước nhưn mang hương vị đặc trưng.
Cái quán mì Quảng nhỏ, thơm nức mùi dầu phộng, nằm bên phải tuyến đường ĐT 610 từ quốc lộ 1 lên di tích Mỹ Sơn ken kín khách lúc gần trưa. Khách địa phương có, khách đoàn tham quan di tích dừng lại có, Tây ta đều có đủ.
Để có một tô mì ngon đúng phong cách Quảng Nam thì không dễ. Chị phải tự tay lựa gà ta (vừa già), khi nấu thịt sẽ mềm và thơm. Khi làm gà xong phải tỉ mỉ lọc bỏ hết xương, ướp gia vị rồi um cho thấm; phần xương được dùng để nấu nước lèo. Nhờ đó, nước nhưn sẽ có vị ngọt đặc trưng. Và có lẽ điều đặc biệt nhất của mỳ gà Tiếng Quý nằm ở đĩa rau sống ăn kèm, thơm giòn với bắp chuối, xà lách, giá và rau quế.
Mì Quảng thiếu ớt, chanh, bánh tráng nướng thì cũng như vô hồn, nhợt nhạt đi rất nhiều. Tô mì Quảng cũng không cần chan nước nhiều như bún hoặc phở.
Có người còn nói rằng, đi Hội An, ghé Duy Xuyên mà không ăn mỳ Quý thì “coi như chưa đi”.
Sưu tầm
Bà Tú chậm rãi kể rằng vui nhất trong cuộc đời bán quán của bà là được rước ra tận Hà Nội, vào nhà khách Quốc hội ở Ba Đình để nấu mì Quảng đãi cho các đại biểu Quốc hội. Và cũng từ ngày nấu mì Quảng ở Quốc hội, gia đình bà Tú bắt đầu nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn từ ngoài Bắc. Nhiều người đi Hội An phải “lặn lội” tìm cho ra được quán mì này.
Sưu tầm
Sưu tầm

Có dịp đi Hội An, Quảng Nam, bạn hãy ghé đây để thưởng thức món ăn này nhé. Tuy không phải loại ẩm thực cao sang, đắt đỏ nhưng lại được lòng thực khách từ Nam chí Bắc. Đó mới chính là cái quý nhất của ẩm thực.