Ghé thăm ngôi chùa cổ hơn 700 tuổi tuyệt đẹp khi đi Quảng Bình

Ngôi chùa được xây dựng trên khuôn viên rộng chừng 10.000m2 chùa Hoằng Phúc đã được đánh giá cao về các phương diện, mỹ thuật, kiến trúc, cảnh quan với đầy đủ các công trình theo lối kiến trúc chùa cổ Việt Nam gồm tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa.

296

Đi Quảng Bình ngoài những danh lam thắng cảnh đã nổi tiếng thì không thể không nói đến ngôi chùa cổ 700 năm Hoằng Phú tuyệt đẹp tại nới đây. Nếu có dịp du lịch Quảng Binh nhớ ghé thăm ngôi chùa này nhé.

Chùa Hoằng Phúc tọa lạc tại thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, là ngôi chùa có lịch sử hơn 715 năm. Ngôi chùa này còn có tên là chùa Kính Thiên, là một trong những danh lam cổ nhất tại Quảng Bình và là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung. Năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm và cầu phúc đức cho nhân dân tại đây.

đi quảng bình
@quynhhoa96g7

Ngôi chùa không những nổi tiếng về thâm niên mà trong kháng chiến chùa còn là nơi nuôi giấu cán bộ, cất giấu vũ khí phục vụ cho công cuộc kháng chiến của dân tộc. Năm 2015, Chùa Hoằng Phúc đã được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia.

@nhannhan_95

Với ý nghĩa là phúc lớn, chùa Hoằng Phúc không chỉ thờ phụng đức Phật mà còn gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu của quê hương, đất nước, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của cư dân địa phương. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nhiều hạng mục công trình nhà chùa không còn nguyên vẹn.

Tháng 11/2014, chùa Hoằng Phúc được khởi công phục dựng, tôn tạo theo hướng chính và giữ nguyên trạng chùa cũ, theo lối chùa cổ thời nhà Trần, gồm tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa với tổng mức đầu tư trên 55,5 tỉ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa.

@diepp_1610
Ngôi chùa được xây dựng trên khuôn viên rộng chừng 10.000m2 chùa Hoằng Phúc đã được đánh giá cao về các phương diện, mỹ thuật, kiến trúc, cảnh quan với đầy đủ các công trình theo lối kiến trúc chùa cổ Việt Nam gồm tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa.
Hiện chùa còn lưu giữ lại một số hiện vật như tượng Phật bà Quán thế âm Bồ Tát, Địa tạng Vương Bồ Tát cùng một số pháp khí bằng đồng được đúc rất tinh xảo, đặc biệt, vẫn còn đại hồng chung cao 1,15m, đường kính thân chuông 0,57m, chu vi 1,45m được đúc vào thời vua Minh Mạng và cổng Tam Quan, nền nhà Chính điện.
Nếu ghé thăm chùa vào dịp đầu năm, du khách sẽ có cơ hội tham gia vào rất nhiều lễ hội vô cùng đặc sắc như: rước nước, lễ nhà chùa, thuyết pháp, ban lộc của nhà chùa, thả đèn hoa đăng cùng các trò chơi dân gian, hò khoan Lệ Thủy…