Du lịch Côn Đảo, ngoài việc tham quan và khám phá các địa danh nổi tiếng tại côn đảo, du khách còn có thể thưởng thức các món ăn ngon, đặc sản khi đi Côn Đảo… Tất tần các món ăn ngon cho chuyến ‘du lịch giá rẻ’.
Ốc vú nàng
Đây được xem là một trong những món ăn đặc sản hiếm khi đi Côn Đảo. Các tên vú nàng được truyền miệng nhau do loại ốc này có cấu tạo hình dáng giống với nhũ hoa của các cô gái.
Ốc vú nàng có thể chế biến bằng nhiều cách như: Nướng, luộc, hấp sả hoặc trộn với gỏi đều rất ngon … Nhưng ngon nhất vẫn là cách nướng chin, sau đó trán một lớp mở hành, đậu phộng, lúc đó bạn chỉ cần dùng nĩa lẩy nhẹ, con ốc đã nằm gọn bên trên. Chấm nhẹ thân ốc vào chén nước mắm chua ngọt là bạn có thể cảm nhận cái ngọt ngon, giòn giòn của ốc, nhấn nhá cùng vị cay của ớt, đậm đà của nước mắm.
Cua mặt trăng
Cua mặt trăng thường sống ở độ sâu 3 đến 4 m ở các bãi đá san hô và có cả tại Côn Đảo. Thịt của loại cua này ăn rất ngon, vừa thơm lại săn chắc. Loại cua này có thể chế biến theo nhiều cách quen thuộc như: Luộc, Hấp, Xào me,… là một trong những món ăn cực ngon khi đi Côn Đảo.
Tôm hùm đỏ
Tôm hùm đỏ còn có tên gọi là tôm hùm lửa, loài tôm hùm này thường sinh trưởng rất chậm và có kích thước nhỏ hơn các loại tôm hùm khác (trọng lượng trung bình vào khoảng 0,2 – 0.5 kg). Thịt tôm hùm đỏ rất dai, ngon, ngọt và săn chắc, không những vậy loài tôm hùm đỏ này còn có rất nhiều gạch ở bên trong. Đây cũng được xem là một trong những món ăn không thể bỏ qua khi đi du lịch Côn Đảo.
Đặc Sản Mắm Hàu – Côn Đảo
Đây là thứ nước chấm bình dân thường được người dân Côn Đảo sử dụng sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày. Nguyên liệu chính để chế biến nên mắm hàu chính là con hàu có sẵn trong thiên nhiên. Loại này sống rất nhiều ở bãi đá chung quanh các hòn của quần đảo Côn Lôn ( Côn Đảo ).
Hàng ngày, chờ cho thủy triều xuống, những người làm mắm hàu chạy ghe ra các hòn để gõ hàu lấy ruột. Ruột hàu được đãi rửa sạch sẽ và để cho ráo nước, sau đó đảo đều với muối, ớt bột, rượu … theo tỉ lệ nhất định rồi đóng chai. Khoảng 20 đến 25 ngày sau, chai mắm hàu đổi màu, lúc phần thịt nổi lên trên còn phần nước lắng phía dưới có màu đỏ tươi là ăn được. Du khách khi đến du lịch Côn Đảo, khi về thường mang theo những chai mắm hàu để làm quà tặng cho người thân, gia đình hoặc bạn bè của mình.
Mắm nhum
Nhum vốn là con nhím biểm, có kích thước bình thường, thịt nhum không nhiều, cũng chẳng dễ đánh bắt ấy vậy mà lại cho ra thứ mắm màu đỏ đục vô cùng hấp dẫn. Khi dùng mắm nhum để chấm các món luộc hay bánh tráng cuộn, ta sẽ dễ dàng nhận ra vị ngọt của thịt nhum tan tỏa khắp đầu lưỡi, một chút vị mằm mòi của biển, chua chua, bùi béo.
Sá sùng
Theo những người chuyên làm nghề bắt sá sùng thì chúng thường xuất hiện theo con nước lên xuống vào những ngày đầu tháng và ngày rằm. Tuy không ai tận mắt nhìn thấy chúng di chuyển thế nào, nhưng căn cứ vào những dấu vết ngoằn nghoèo để lại trên cát thì phỏng đoán rằng ban đêm chúng trồi lên mặt cát để giao phối và khi mặt bắt đầu ló dạng mới rúc sâu vào trong cát. Theo như nghiên cứu của các tài liệu khoa học thì sá sùng có nhiều giá trị dinh dưỡng như axit amin, glyxin, alanine, glutamin, succinic… và nhiều taurine, khoáng chất.
Còn bên Đông y cho rằng sá sùng có vị mặn, tính mát, có tác dụng bổ dương thanh nhiệt, thanh phế kiện tỳ. Chủ trị các chứng bệnh như cốt chưng triều nhiệt, âm hư đạo hãn, hung muộn, phế hư khái thấu đàm đa, dạ niệu, nha ngân thũng thống… Sau khi bắt sá sùng về còn phải qua những công đoạn sơ chế công phu khác nữa mới dùng được bởi khi sống nó chỉ như một chiếc túi cát mỏng tang.
Đặc sản Mứt hạt bàng – Côn Đảo
Đây có thể được coi như là một ăn đặc sản mà khi đi Côn Đảo mọi người đều nghĩ đến ngay lập tức và không sao quên được mùi vị thơm thơm, béo béo, giòn giòn của món ăn này .
Để có thể chế biến được một món ăn này, người dân trên Đảo thường hái những quả bàng chín, mang về phơi khô rồi tách lấy nhân bên trong. Nhân hạt bàng thường được làm sạch, rang lên cho vừa chín, rồi đem chế biến theo 2 cách sau:
Hạt bàng rang muối: Đầu tiên sẽ cho một lượng muối vừa phải vào chảo cùng với một ít nước, để lửa riu riu cho muối tan ra rồi cho hạt bàng đã rang vừa chín vào. Dùng xạng đảo đều tay cho muối thấm khô vào hạt bàng, đến khi vỏ hạt ngả màu nâu có mùi thơm là có thể dùng được.
Hạt bàng rang đường: Cũng tương tự với cách thực hiện rang muối, người chế biến sẽ cho một lượng đường cát trắng với một ít nước theo như công thức đã quy định và đun sôi lên cho hỗn hợp đường và nước sền sệt với nhau. Sau đó, cho hạt bàng đã rang chín vào dùng xãng đảo đều cho đến khi đường khô thấm vào hạt bàng rồi nhấc xuống, cũng nên chú ý phải đảo đều tay tránh đường bị vón cục sẽ làm giảm hương vị của món này.
Người dân Côn Đảo bóc tách vỏ tỉ mỉ để lấy nhân bên trong
Công việc chế biến hạt bàng nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng để có được 1kg hạt bàn thì cần phải mất cả ngày công. Do vậy, giá mứt hạt bàng khá cao vào khoảng 45.000 – 50.000 1 hũ hoặc bịt khoảng chừng 200g, có những lúc trái mùa thời tiết khắc nhiệt, giá mứt hạt bàng có thể tăng cao khoảng 400.000 – 500.000đ/ kg.
Bạn có thể mua hạt bàng tại chợ Côn Đảo. Tại đây, bạn sẽ được mời dùng thử, để lựa chọn loại hạt bàng rang với muối, hay rang với đường. Hạt bàng rang với muối sẽ giữ được mùi vị của hạt bàng hơn. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều người khi đã thử qua món ăn này thì đa số đều thích ăn với đường hơn, vì khi ngậm cho tan hết lớp đường trên hạt, rồi cắn vào phần béo béo, bùi bùi của miếng hạt bàng, bạn sẽ cảm thấy một hương vị hơi là lạ mà lại rất ngon.
Các món hải sản tại Côn Đảo
Ngoài ra, khi đi Côn Đảo bạn có thể thưởng thức nhiều món hải sản khác mà những vị thực khách khó tính nhất cũng phải hài lòng vì sự tươi ngon, cách chế biến hấp dẫn theo phong cách 3 miền và giá cả hợp lý: