3 món ngon vừa hấp dẫn vừa có cách thưởng thức đặc biệt: Trước khi ăn phải đốt lửa phừng phừng

Đặc điểm của 3 món ngon này là trước khi thưởng thức sẽ được xếp cồn hoặc bôi một loạt dầu đặc biệt rồi châm lửa đốt để tăng hương vị.

246

Dừa hỏa diệm sơn

Cuối năm 2016, người Sài Gòn bất ngờ với món dừa hỏa diệm sơn lạ lùng về cách chế biến: trước khi ăn, phải xếp cồn xung quanh quả dừa rồi đốt cháy phừng phừng đã khiến rất nhiều người tò mò.

Nếu quả dừa thường được chế biến thành món ngọt, món tráng miệng thì dừa hỏa diệm sơn là một phiên bản dừa mặn rất ngon miệng. Thành phần món này có thịt bò nạc, củ năng, khoai lang, bánh Tokbokki vị phô mai và phô mai nguyên chất. Củ năng, khoai lang và bánh Tokbokki sẽ được chiên chín, thịt bò cũng được chiên tái trước khi dọn món.

1

Món dừa hỏa diệm sơn độc đáo.
Món dừa hỏa diệm sơn độc đáo.

Khi khách kêu 1 phần dừa, đầu bếp sẽ cho các nguyên liệu đã được chiên trước đó vào quả dừa rồi thêm nước sốt đặc chế, cuối cùng phủ kín tất cả bằng phô mai vàng óng. Khi quả dừa phủ đầy nguyên liệu, người nấu sẽ “khò” trực tiếp phô mai cho đến khi phô mai tan chảy. Sau đó, trái dừa được đặt lên bếp là chiếc đĩa quấn bằng giấy bạc, xếp những viên cồn nhỏ quanh quả dừa rồi đốt lửa. Lửa cháy quanh trái dừa, trông tựa như quả núi đang phun lửa.

Phô mai được phủ lên trên cùng và khò chín bằng lửa.
Phô mai được phủ lên trên cùng và khò chín bằng lửa.

4

Cũng theo chủ quán cho biết thì nguyên liệu trong quả dừa vốn đã chín, người ăn có thể ăn ngay. Tuy nhiên, việc đun nóng qua lửa vài phút là để cho phô mai chảy ra ngấm vào nguyên liệu khác cũng như để ngấm vị dừa. Món ăn sẽ càng ngon hơn khi nước sốt sôi sùng sục. Món ăn được gọi là đạt khi phô mai ngấm vào từng miếng thịt bò, củ khoai, mùi nước sốt thơm thơm beo béo.

Nước sốt cùng phô mai tạo nên hương vị đặc trưng.
Nước sốt cùng phô mai tạo nên hương vị đặc trưng.
Thịt bò ngấm sốt, bánh gạo thơm ngon ăn cùng phô mai béo đậm đà quả thật rất hấp dẫn trong tối Sài Gòn mát mẻ.
Thịt bò ngấm sốt, bánh gạo thơm ngon ăn cùng phô mai béo đậm đà quả thật rất hấp dẫn trong tối Sài Gòn mát mẻ.

Theo anh Tuấn (chủ quán) cho biết thì thời điểm mới đưa món ngon này ra thị trường, mỗi tối có hàng trăm lượt thực khách gọi món này. Cũng nhờ thế mà dù chỉ là một quán nướng ở phố “nhậu” đường Vĩnh Khánh (quận 4, TP.HCM) nhưng quán được rất nhiều người trẻ biết đến. Sau món dừa hỏa diệm sơn này, nhiều quán khác cũng học tập và thay nguyên liệu bò bằng mực, bạch tuộc hay một số loại thịt khác.

Bò quanh lửa hồng

Bò quanh lửa hồng là món ăn có hương vị rất lạ miệng nên được nhiều người yêu thích. Khác với các món bò khác, dù nguyên liệu của bò quanh lửa hồng cũng chỉ là thịt bò, hành tây, gia vị… nhưng cách chế biến có chút cầu kỳ và khác biệt hơn.

tiendoan.toti
tiendoan.toti

Khi thịt ướp đã ngấm đều, bạn cho hết vào thố sành, lấy cồn đốt xung quanh đĩa đựng thố chừng 15 phút cho thịt được chín đều là được. Thố này có thể có nắp hoặc không nắp đều được. Với kiểu chế biến này, những miếng thịt giữ nguyên được độ ngọt, mùi thơm rất đặc trưng và luôn giữ được độ nóng hổi.

phuongtmai
phuongtmai
h.trang92
h.trang92

Mùa đông lạnh giá ngồi quanh thố bò đang cháy bừng kể ra vừa ấm cúng, vừa thú vị. Nhưng ở Hà Nội dường như chưa có nơi bán món này chuyên nghiệp, còn ở Sài Gòn, bạn có thể ghé quán “Bò né 3 Ngon” tọa lạc tại ngã tư Đinh Tiên Hoàng và Nguyễn Đình Chiểu để nếm món bò bừng lửa này. Quán phục vụ từ 16 giờ đến 23 giờ là địa chỉ quen thuộc được các bạn trẻ đổ xô đến thưởng thức.

Mì lửa

Nếu hai món kể trên có thể thưởng thức ở Việt Nam thì muốn nếm món mì lửa này, bạn sẽ phải tới quán mì Menbakaichidai ở Kyoto, Nhật Bản. Gọi là món mì lửa này bởi với loại mì này, đầu bếp cho một lớp dầu đặc biệt lên bát mì, khi đầu bếp di chuyển lửa đến thì bát mì bùng lên dữ dội. Nhờ có lớp lửa cháy lan vào nên món mì lửa đã tạo được một mùi thơm đặc trưng và vị ngon độc đáo hơn.

10

Bởi món mì lạ thế nên để thưởng thức, trước tiên thực khách dù bạn là nam hay nữ nhưng nếu trước trán có tóc xõa “lòa xòa” thì tốt nhất nên dùng chun buộc gọn tóc lên đỉnh đầu. Bởi nếu bạn không buộc tóc mái thì có khi ăn xong bát mì là phần tóc trước trán sẽ cháy sém đi mất.

 

16

Thứ hai, các thực khách ngồi ăn đều phải đeo tạp dề ngay trước ngực và bụng. Chiếc tạp dề này có kích cỡ bao trùm cả mặt trước cơ thể, không chỉ với mục đích tránh vấy bẩn mà còn giúp độ nóng từ lửa và các tia lửa không bắn vào người, làm cháy sém quần áo.

Lớp dầu ở tô mì khi cháy mì sẽ bốc lên rất dữ dội vì thế, dù vị trí ghế bạn đang ngồi cũng đã có một khoảng cách nhất định đến tô mì nhưng để cẩn thận hơn thì bạn vẫn phải nghiêng người ra sau nhằm tránh tia lửa.

13

Về thành phần, tô mì lửa ở Menbakaichidai sẽ bao gồm một ít nước tương đậu nành, nước dùng được hầm từ thịt heo, gà và cá để tạo vị ngọt. Sau đó, người ta sẽ cho vào một vắt mì sợi cùng vài lát thịt lợn và rất nhiều hành lá xanh phủ kín cả bát mì.

iannivyphoto
iannivyphoto
lecaptain_foodie
lecaptain_foodie

Giá một tô mì lửa sẽ là 1.250 yên (khoảng 250.000 đồng). Nếu bạn thích ăn mì và thích cảm giác mạnh, thích phiêu lưu, mạo hiểm thì món mì lửa sẽ là trải nghiệm nên thử khi đến Nhật Bản.