Cùng tham khảo những món đặc sản Quảng Ngãi – thức quà quê khiến bao người nhớ mãi không quên:
Cá bống sông Trà
Cá bống sông Trà là đặc sản Quảng Ngãi nổi tiếng, thậm chí còn lan xa ra các vùng lân cận. Sông Trà Khúc thân thuộc trong đời sống người dân mảnh đất Quảng Ngãi, cũng từ dòng sông này đã cho ra đời một loại sản vật tự nhiên, nức danh tiếng xa gần là cá bống. Có lẽ nhắc đến du lịch Quảng Ngãi là phải nhắc tới những nồi cá bống kho tiêu nóng hổi ăn tại các nhà hàng hay loại cá bống đóng hộp dùng làm quà gửi đi muôn phương. Cá bống thân hình nhỏ, thịt cá dai dai và mằn mặn, nhà nào đơn giản ăn với cơm trắng nóng hổi cũng đủ ngon còn không, có thể dùng làm mồi nhậu cho cánh đàn ông cũng tuyệt vời.
Quế Trà Bồng
Quế Trà Bồng không chỉ là loại đặc sản có giá trị kinh tế trong nước mà được chọn làm hàng xuất khẩu châu Âu và có mặt trong top kỷ lục châu Á. Vùng đất quế ở Đà Nẵng thuộc vùng Trà My – Trà Bồng, là một trong 4 vùng trồng quế có diện tích lớn và lâu đời ở Việt Nam. Ở đây có nhiều loại quế nhưng phổ biến nhất là loại quế thanh. Quế được mua về làm quà và dùng để xuất khẩu rất nhiều. Quế là bài thuốc quan trọng trong Đông y, giữa các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, mạch máu và vỏ quế được mài ra trong nước đun sôi để nguội để uống. Bạn cũng có thể mua quế về làm gia vị nấu ăn, khử mùi, làm tinh dầu…
Cá niên sông Liêng
Nếu bạn có dịp ghé qua miền núi Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây,… ở Quảng Ngãi thì đừng có bỏ qua món cá niên nướng. Trước đây, cá niên là món ăn bình thường trong các gia đình ven sông Liêng, sau đã trở thành đặc sản nức tiếng, giá thành cao. Mùa sinh sôi phát triển của cá niên diễn ra rất nhanh, chỉ kéo dài từ tháng chạp cho đến tháng tư âm lịch năm sau tức vào tiết xuân.
Cá niên thường khoảng bốn ngón tay và có màu đẹp. Có nhiều cách chế biến cá niên như: nấu canh, luộc, chiên xù… nhưng ngon nhất vẫn là cá niên nướng trui. Cá niêng kẹp vào gắp tre tươi, nướng trên than hồng hoặc vùi vào đống tro còn lửa, chỉ cần mỡ chảy xèo xèo, mùi thơm nức mũi là ăn được. Khi ăn phủi sạch lớp tro dính vào vảy cá, gỡ từng miếng thịt chấm vào chén muối ớt xanh hay nước mắm chanh tỏi ớt, ăn cùng bánh tráng thì sẽ nhớ mãi không quên.
Nếu các nơi có ram tôm, ram thịt thì vùng đất sỏi đá tần tảo này lại có món ram bắp đạm bạc nhưng không kém phần thơm ngon. Bắp (ngô) nếp được giã nhuyễn trộn hành tím, tiêu, tỏi, hành, hẹ rồi xào sơ qua, sau đó bánh tráng cuốn đều bao bọc bên trong là phần bắp mới xào, mỗi cuốn ram dài tầm 10 cm. Ram bắp ươm vàng thì vớt ra để ráo dầu, ăn kèm với rau sống gồm chuối chát, quả vả, dưa chuột, xà lách, rau thơm, rau diếp cá, hẹ và nước mắm nguyên chất được giã chung với ớt, tỏi Lý Sơn. Món ăn chay tịnh giản đơn này có thể ăn trong ngày Rằm hoặc là món ăn quê nhắc nhớ về một thời khó khăn.
Tỏi Lý Sơn
Nhiều người có thể chưa từng tới Quảng Ngãi nhưng chắc chắn từng nghe qua tiếng tăm của tỏi Lý Sơn. Hòn đảo Lý Sơn mới gần đây mới được dân du lịch quan tâm nhưng loại sản vật này thì đã trứ danh từ lâu đời. Tỏi Lý Sơn có 2 loại, loại tỏi thường có kích thước nhỏ vừa, gồm nhiều tép nhỏ, mỗi củ tỏi Lý Sơn có nhiều tép hơn, do tép tỏi Lý Sơn nhỏ hơn khá nhiều so với tỏi vùng khác. Nhưng khó kiếm hơn và cũng đắt tiền hơn là loại tỏi cô đơn, mỗi củ chỉ gồm duy nhất một tép, giá khoảng 300.000 đồng một kg và sẽ cao hơn vào những năm mất mùa. Tỏi Lý Sơn thu hoạch vào dịp sau Tết nên nếu có kế hoạch nghỉ duỡng ở đây dịp này thì đừng quên mua về làm quà những củ tỏi mùi vị thơm đặc trưng nhé.
Don
Họ hàng với hến nhưng chỉ ở Quảng Ngãi mới có don, và don chỉ xuất hiện ở sông Trà và sông Vệ. Mùa cào don thường vào tháng 4-5 vì thế món don vào mùa hè là ngon nhất. Món ăn mộc mạc, dân dã như chính con người của vùng đất này. Don có mùi vị ngọt ngon không nơi nào có được, ăn kèm với bánh tráng. Chế biến don cũng giống như làm hến, ngâm rửa rồi cho vào nồi nước sôi cho tới khi mở miệng. Nước luộc nêm nếm vừa miệng, don có thể xào thêm hoặc ăn luôn. Khi ăn rắc thêm hành tây, hành lá, ớt xiêm và rải rác vài hột tiêu xay nhuyễn, rồi bẻ bánh tráng nướng vào, thêm tép tỏi Lý Sơn và quả ớt hiểm là đủ gói gọn hương sắc đất Quảng trong một món ăn.
Kẹo gương
Quảng Ngãi có diện tích trồng mía khá lớn nên các đặc sản liên quan tới đường như đường phèn, đường phổi… đều rất nổi tiếng. Trong đó, nên thử nhất là kẹo gương. Miếng kẹo trong suốt như pha lê, ăn giòn giòn, có vị ngọt thanh của đường, vị béo của lạc. Ăn kẹo gương chuẩn nhất là nhâm nhi bên tách trà nóng thơm hương nóng hổi.
Mạch nha
Cũng giống kẹo gương, kẹo mạch nha là món ăn không thể bỏ qua khi tới vùng đất mía đường này. Nếu là dân thành phố, hẳn rất lâu rồi bạn mới được nhìn thấy nồi kẹo mạch nha cùng người bán hàng tay cuốn kẹo dẻo dai điêu luyện như nghệ sĩ. Món ăn ngọt ngào, giản dị mà đậm đà tình quê.
Xem thêm: