Dắt túi kinh nghiệm của dân phượt trên cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam Tà Năng – Phan Dũng

Tà Năng - Phan Dũng đang là chuyến đi “hot” được nhiều bạn trẻ đam mê phượt săn lùng. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể chinh phục được cung đường này nếu không tích lũy một số kinh nghiệm cho mình.

801

1. Cẩn trọng khi chọn giày và dép

Không đơn thuần là một ngọn núi, Tà Năng – Phan Dũng là một cung đường xuyên ba tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận nên địa hình cắt xẻ mạnh, có sự thay đổi rõ rệt ở mỗi độ cao khác nhau, từ đất đai cho đến thảm thực vật. Đó là lý do bạn cần phải có cả một đôi giày lẫn một đôi dép đáng tin cậy cho toàn bộ cuộc hành trình hơn 60 cây số này.

Muốn trek thuận lợi cung đường Tà Năng - Phan Dũng bạn cần chuẩn bị giày dép thật cẩn thận
Muốn trek thuận lợi cung đường Tà Năng – Phan Dũng bạn cần chuẩn bị giày dép thật cẩn thận

Chuyến đi sẽ bắt đầu với nhiều con suối, bạn nên mang dép rọ bộ đội nhiều gai bám, ít thấm nước. Một số suối còn có cầu bắc ngang, nhưng phần lớn thì phải lội bì bõm nếu muốn đi tiếp. Sau khi vượt qua suối, bạn phải vượt qua nhiều vùng đất trũng, nếu mang giày thì chắc chắn bạn sẽ lún, nên chỉ có dép rọ mới giúp bạn vượt qua được một cách trơn tru.

Đến những đoạn vượt dốc, lúc đó bạn phải thay dép rọ bằng giày brutting, loại giày leo núi chuyên biệt. Bạn không thể chọn giày thể thao hay sneaker được vì sẽ bị trượt ngã rất nguy hiểm. Các dốc núi và thung lũng đều rất trơn trượt, lại sát bờ vực, nếu giày không bám vững thì rất dễ xảy ra tai nạn.

2. Đừng nghĩ xà cạp không quan trọng

ta-nang-phan-dung (6)Rất nhiều phượt thủ khi chinh phục Tà Năng – Phan Dũng đã không mang xà cạp và dẫn tới nhiều trường hợp đáng tiếc. Xà cạp là một loại dải vải chéo dài quấn kín ống chân để bảo đảm an toàn khi đi đường rừng. Cung đường này đặc biệt có rất nhiều vắt (một loại bò sát hút máu như đỉa), kiến nẻ, ếch rừng… nên nếu không bao bọc kỹ phần chân, bạn sẽ dễ dàng bị các con vật này làm khó trên đường.

3. Khăn ướt đáng giá hơn cả nước

Trong hành lý mang theo nhớ chuẩn bị khăn ướt vì với điều kiện không được tắm rửa thì khăn ướt còn quý hơn cả nước
Trong hành lý mang theo nhớ chuẩn bị khăn ướt vì với điều kiện không được tắm rửa thì khăn ướt còn quý hơn cả nước

Nhiều người nghĩ đi rừng rất dễ khát nước nhưng thực tế cung đường này không quá mất sức hay khiến bạn cần nạp nước liên tục. Tuy nhiên, do là thiên nhiên hoang dã nên bạn không thể tìm được chỗ tắm rửa đàng hoàng. Những con suối trên hành trình chủ yếu là suối nhỏ, nước đục và nhiều bùn cát, không thể tắm sạch được. Để đến thác Yaly và được nhảy ùm xuống thì cũng mất ít nhất hơn 1 ngày đường. Vì thế, bạn phải chuẩn bị khăn ướt để lau mồ hôi và vệ sinh thân thể kỹ càng nếu không muốn bị bốc mùi và ảnh hưởng đến người khác.

4. Nên chọn tour phù hợp thay vì đi tự túc

ta-nang-phan-dung (7)Vì là cung đường phượt không dễ đi, bạn nên chọn tour phù hợp thay vì đi tự túc. Một số tour hiện nay chỉ cần chi phí 1.000.000 – 1.500.000 đồng/người là bạn có thể có hành trình 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm. Nếu không có sự dẫn dắt của những người có kinh nghiệm, chắc chắn bạn sẽ bị lạc đường vì có quá nhiều điểm rẽ lung tung hoặc không có đủ lương thực dự trữ qua nhiều ngày.

ta-nang-phan-dung (3)

Hãy chọn đi tour thay vì đi tự túc để được đảm bảo an toàn cũng như có chỗ ăn ngủ nghỉ hợp lý
Hãy chọn đi tour thay vì đi tự túc để được đảm bảo an toàn cũng như có chỗ ăn ngủ nghỉ hợp lý

ta-nang-phan-dung (10)

5. Yếu tim thì đừng đi xe thồ

Khi đến đoạn cuối hành trình, cách khoảng 7 cây số trước khi đến được thị trấn, người dân địa phương sẽ chạy xe thồ vào đón các bạn. Nếu như đuối sức không trekking được nữa, bạn có thể lên xe với chi phí 150.000/chuyến/2 người. Tuy nhiên, nếu yếu tim thì bạn đừng nên đi vì nói là xe thồ, nhưng chuyến xe chẳng khác xe gắn máy, được gia cố sao cho dễ đi đường núi nhất. Người lái sẽ chở bạn chạy băng qua hai con suối lớn, nhiều suối nhỏ, lướt trên dốc đá và luồn lách qua nhiều lùm cây. Quả thật là một trải nghiệm cảm giác mạnh và nhớ đời.

ta-nang-phan-dung (8)Chuyện đi Tà Năng – Phan Dũng cần phải tập thể lực trước hay mang ba lô có trợ lực thì ai cũng biết. Nhưng với các lưu ý trên đây, chưa chắc bạn đã nắm hết được. Vì vậy, hãy lấy sổ tay và ghi chú lại trước khi lên đường băng rừng vượt núi thôi nào!