Nằm giữa Ấn Độ và Tây Tạng với số dân khiêm tốn hơn 700.000 người, Bhutan là miền đất lạ cho những du khách muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ và khách hành hương bái Phật. Toàn bộ đất nước này là đồi núi ngoại trừ một dải đồng bằng cận nhiệt đới nhỏ ở vùng viễn nam bị phân cắt bởi các thung lũng.
Tuy là một vương quốc xa xôi hẻo lánh, nhưng theo khảo sát của Đại học Leicester (Anh Quốc), Bhutan là nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất châu Á và cao thứ 8 trên thế giới.
Những chú tiểu mỉm cười trước Cung điện nhà vua ở thủ đô Thimphu, là một trong những hình ảnh đẹp ít thấy về cuộc sống thường nhật ở vương quốc Bhutan xa xôi. Bức ảnh được chụp bởi chính quốc vương Bhutan.
Đến những năm 1970, vương quốc nằm cao trên dãy Himalaya mới bắt đầu mở cửa cho du khách nước ngoài ghé thăm. Từ đó, Bhutan được mệnh danh là điểm đến huyền bí như một Shangri-La trong thế giới tưởng tượng. Trong hình là Cung điện nhà vua ở Thimphu, được xây dựng vào năm 1953, sáng rực trong đêm đẹp lạ kỳ.
Những người lính gác Tu viện Tashichhodzong ở Thimphu.
Tu viện Taktsang (Tiger’s Nest) là tu viện nổi tiếng nhất của Bhutan, nằm ở độ cao 3.200 m cheo leo trên vách đá dốc đứng khoảng 1.000 m trên thung lũng Paro. Theo truyền thuyết, ngài Guru Rinpoche (lãnh tụ tinh thần của tín đồ Phật giáo Bhutan) đã cưỡi trên lưng cọp bay đến hang động hiện nay là Tu viện Taktsang để tham thiền.
Phần lớn người dân Bhutan theo đạo Phật nên quốc gia này có nhiều công trình Phật giáo lớn và tiếng tăm. Trong hình là pho tượng Phật Dordenma (Kim Cang Phật) bằng đồng lớn nhất thế giới có chiều cao gần 52 m hướng về thung lũng Thimphu.
Phần lớn người dân Bhutan theo đạo Phật nên quốc gia này có nhiều công trình Phật giáo lớn và tiếng tăm. Trong hình là pho tượng Phật Dordenma (Kim Cang Phật) bằng đồng lớn nhất thế giới có chiều cao gần 52 m hướng về thung lũng Thimphu.
Bức tượng Phật đứng trên đài sen nhìn qua công viên Centenary, Thimphu.
Cờ cầu nguyện được dựng ở ngoài nhà, treo trên cầu, trên đỉnh đồi và những nơi có ý nghĩa tâm linh. Gần như bị cô lập về vị trí địa lý, ngày nay Bhutan vẫn lưu giữ được nền văn hóa độc đáo và di sản của mình.
Với 60% diện tích được rừng bao phủ, Bhutan là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào hiến pháp.
Điểm quyến rũ của Bhutan là khung cảnh núi non hoang sơ hùng vĩ, những công trình kiến trúc văn hóa có phong cách độc đáo và người dân hiền hòa thân thiện.
Ngày 14/2 tới, Bhutan sẽ tổ chức Lễ hội Losar – Lễ hội đón năm mới kéo dài 10 ngày.