10 món ăn nhất định phải thử khi đến Mộc Châu

Đến Mộc Châu, bạn có thể thưởng thức những món đặc sản như bê chao, xôi ngũ sắc, cải mèo, cá suối…

390
Bê chao là đặc sản nổi tiếng số một ở Mộc Châu. Thịt bê non được xắt thành từng miếng nhỏ, đem ướp với gia vị rồi chao qua lớp dầu sôi. Thành quả thu được là đĩa thịt bê chao vàng ươm, nghi ngút khói. Khi ăn thịt mềm, vị ngọt, không ngấy, da giòn và có mùi thơm hấp dẫn. Bê chao ăn ngon nhất là lúc còn nóng và hợp với thời tiết mưa lạnh. Một đĩa có giá từ 100.000 đến 150.000 đồng. Ảnh: Văn Nguyễn.
Bê chao là đặc sản nổi tiếng số một ở Mộc Châu. Thịt bê non được xắt thành từng miếng nhỏ, đem ướp với gia vị rồi chao qua lớp dầu sôi. Thành quả thu được là đĩa thịt bê chao vàng ươm, nghi ngút khói. Khi ăn thịt mềm, vị ngọt, không ngấy, da giòn và có mùi thơm hấp dẫn. Bê chao ăn ngon nhất là lúc còn nóng và hợp với thời tiết mưa lạnh. Một đĩa có giá từ 100.000 đến 150.000 đồng. Ảnh: Văn Nguyễn.
Cải mèo ở Mộc Châu được trồng quanh năm. Lúc đầu ăn ngăm đắng nhưng càng ăn lại càng thấy ngọt và giòn. Cải mèo được chế biến thành nhiều món khác nhau như: luộc chấm xì dầu, nấu canh, nhúng lẩu hoặc xào tỏi cùng thịt bò, thịt gà…Ảnh: Dulichmocchau.
Cải mèo ở Mộc Châu được trồng quanh năm. Lúc đầu ăn ngăm đắng nhưng càng ăn lại càng thấy ngọt và giòn. Cải mèo được chế biến thành nhiều món khác nhau như: luộc chấm xì dầu, nấu canh, nhúng lẩu hoặc xào tỏi cùng thịt bò, thịt gà…Ảnh: Dulichmocchau.
Thịt trâu gác bếp là đặc sản của người Thái đen ở Mộc Châu và là món để đãi khách quý. Thịt trâu được làm chín bằng hun trên khói bếp qua nhiều ngày để thịt cứng và se lại. Thịt khi ăn có màu nâu đỏ bắt mắt, thơm mùi mắc khén, hơi ám khói, có vị ngọt và bùi của thịt trâu. Giá một kg thịt trâu gác bếp dao động từ 650.000 đến 750.000 đồng. Ảnh: blogdacsanvietnam.
Thịt trâu gác bếp là đặc sản của người Thái đen ở Mộc Châu và là món để đãi khách quý. Thịt trâu được làm chín bằng hun trên khói bếp qua nhiều ngày để thịt cứng và se lại. Thịt khi ăn có màu nâu đỏ bắt mắt, thơm mùi mắc khén, hơi ám khói, có vị ngọt và bùi của thịt trâu. Giá một kg thịt trâu gác bếp dao động từ 650.000 đến 750.000 đồng. Ảnh: blogdacsanvietnam.
Cá hồi được chế biến thành nhiều món như: gỏi, nướng, chiên tẩm bột, xông khói, lẩu hay cháo. Ngon nhất là món gỏi cá hồi ăn kèm với rau cải, gừng, xoài xanh, lá chua chấm xì dầu. Một phần ăn bao gồm 6 món là 200.000 đồng. Nếu du khách mua cá tươi mang về giá khoảng 350.000 đồng một kg. Ảnh: Dulichmocchau.
Cá hồi được chế biến thành nhiều món như: gỏi, nướng, chiên tẩm bột, xông khói, lẩu hay cháo. Ngon nhất là món gỏi cá hồi ăn kèm với rau cải, gừng, xoài xanh, lá chua chấm xì dầu. Một phần ăn bao gồm 6 món là 200.000 đồng. Nếu du khách mua cá tươi mang về giá khoảng 350.000 đồng một kg. Ảnh: Dulichmocchau.
Cá suối ở Mộc Châu là món khoái khẩu của nhiều du khách. Cá suối ở đây thường bé hơn so với một số nơi khác nên ăn được cả con. Cá suối ngon nhất là được tẩm ướp gia vị rồi đem nướng vàng trên bếp củi. Ảnh: dacsanmocchau.
Cá suối ở Mộc Châu là món khoái khẩu của nhiều du khách. Cá suối ở đây thường bé hơn so với một số nơi khác nên ăn được cả con. Cá suối ngon nhất là được tẩm ướp gia vị rồi đem nướng vàng trên bếp củi. Ảnh: dacsanmocchau.
Khoai sọ mán là đặc sản của người Dao ở Mộc Châu. Khoai củ to, ruột vàng ươm, ninh chóng nhừ, khi chín màu vàng ươm như mỡ gà nhưng không bở tung, ăn vào vừa dẻo vừa thơm. Khoai sọ mán có thể chế biến thành nhiều món nhưng ngon nhất là nấu canh xương. Ảnh: Dulichmocchau.
Khoai sọ mán là đặc sản của người Dao ở Mộc Châu. Khoai củ to, ruột vàng ươm, ninh chóng nhừ, khi chín màu vàng ươm như mỡ gà nhưng không bở tung, ăn vào vừa dẻo vừa thơm. Khoai sọ mán có thể chế biến thành nhiều món nhưng ngon nhất là nấu canh xương. Ảnh: Dulichmocchau.
Nậm Pịa là món đặc sản của vùng cao nhưng không phải thực khách nào cũng dám thử. Nguyên liệu để tạo ra nậm pịa bao gồm: tiết đông, thịt, sụn, đuôi, bạc nhạc, lòng, dạ dày, gan và phần ruột non có chứa phân non của bò hoặc dê được nấu nhừ sền sệt. Chính vì vậy, nó có mùi rất đặc trưng. Nậm pịa là món khoái khẩu của người vùng cao vào những ngày đông và thường được ăn kèm với hoa chuối, lá bạc hà… Ảnh: Dulichmocchau.
Nậm Pịa là món đặc sản của vùng cao nhưng không phải thực khách nào cũng dám thử. Nguyên liệu để tạo ra nậm pịa bao gồm: tiết đông, thịt, sụn, đuôi, bạc nhạc, lòng, dạ dày, gan và phần ruột non có chứa phân non của bò hoặc dê được nấu nhừ sền sệt. Chính vì vậy, nó có mùi rất đặc trưng. Nậm pịa là món khoái khẩu của người vùng cao vào những ngày đông và thường được ăn kèm với hoa chuối, lá bạc hà… Ảnh: Dulichmocchau.
Ốc đá được chế biến thành nhiều món như nấu canh lá chua, măng chua hoặc cầu kỳ hơn là gỏi ốc với xoài xanh, tía tô, mùi tàu và ớt. Tuy nhiên, đơn giản và được ưa chuộng nhất là ốc luộc chấm mắm ớt. Vị ngọt giòn, thơm bùi của ốc kết hợp với vị cay nồng của ớt và đậm đà của nước mắm sẽ là món ăn khó quên. Ảnh: Dulichmocchau.
Ốc đá được chế biến thành nhiều món như nấu canh lá chua, măng chua hoặc cầu kỳ hơn là gỏi ốc với xoài xanh, tía tô, mùi tàu và ớt. Tuy nhiên, đơn giản và được ưa chuộng nhất là ốc luộc chấm mắm ớt. Vị ngọt giòn, thơm bùi của ốc kết hợp với vị cay nồng của ớt và đậm đà của nước mắm sẽ là món ăn khó quên. Ảnh: Dulichmocchau.
Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi, váng sữa, bánh sữa… là những thứ du khách hay mua về làm quà. Mỗi sản phẩm đều mang hương vị đặc trưng riêng, thơm ngon, bổ dưỡng được lấy từ sữa của giống bò sữa Hà Lan trên những thảo nguyên Mộc Châu. Ảnh: dacsanmocchau.
Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi, váng sữa, bánh sữa… là những thứ du khách hay mua về làm quà. Mỗi sản phẩm đều mang hương vị đặc trưng riêng, thơm ngon, bổ dưỡng được lấy từ sữa của giống bò sữa Hà Lan trên những thảo nguyên Mộc Châu. Ảnh: dacsanmocchau.