Tham khảo resort, khách sạn Sapa tại đây.
Đặt phòng khách sạn qua tổng đài Chudu24 – 1900 5454 40 để được giá tốt.
1. Mận, đào Sa Pa
Khỏi phải nhắc tới vị ngon ngọt và hấp dẫn của những trái mận, đào Sapa bởi đây là một món đặc sản mà ai cũng biết tới. Vào mùa hè là thời điểm thích hợp du lịch Sapa, ngoài việc thưởng ngoạn cảnh sắc núi đồi, bản làng, bạn còn được thưởng thức no nê những trái ngọt đúng miền.Vào mùa mận, nếu du lịch Sa Pa bạn nên trải nghiệm một lần vào vườn hái và mua mận. Còn nếu mua ở ngoài, bạn nên mua của những người dân tộc bán dạo khu nhà thờ.
Đào Sa Pa tuy nhìn không bắt mắt nhưng ăn có vị giòn ngọt và mùi thơm. Du lịch mùa hè ở Sa Pa, bạn cũng nên mua đào của người Mông và người Dao bán dọc đường gần nhà thờ Sa Pa.
2. Mắc cọp
Đến khoảng tháng 9 là bắt đầu tới mùa mắc cọp (lê Sa Pa) và táo mèo. Quả mắc cọp vị chua nhẹ, mát và quả nhỏ, nhìn xù xì không đẹp bằng lê nhập từ Trung Quốc về nhưng chất lượng của nó luôn được đảm bảo và đây cũng là một món quà lý tưởng cho người thân khi bạn đi du lịch Sapa.
3. Măng chua Sapa
Nhắc tới măng chua được ưa chuộng nhất có lẽ là măng chua của bà con vùng cao Sa Pa. Măng chua được làm khá tỉ mỉ, người ta chọn những đọt măng mới nhú được 25 – 30cm, mang về rửa sạch rồi xắt lát mỏng, không cho dính nước.
Ủ măng vào chum và đậy kín trong khoảng 20 đến 30 ngày. Khi thành phẩm, măng có vị chua thanh, dùng để nấu với cá hay thịt, ăn hoài không ngán.
4. Măng vầu Sapa
Vị ngọt thanh, hơi đắng của măng vầu Sapa đã chiếm trọn “cái dạ dày” của khách du lịch khi đến đây. Sở dĩ gọi là măng vầu vì đó là những gốc tre, nứa non mới nhú được khoảng 20-30cm đã được người dân nơi đậy chặt về và chế biến thành 3 món ăn đặc sản: Măng vầu luộc chấm mắm, măng vần chua và măng vầu khô. Mỗi món có một hương vị riêng nhưng đều rất ngon.
5. Nấm hương
Khi những cơn mưa đầu hạ bắt đầu rơi cũng là lúc Sa Pa vào mùa nấm hương. Nấm hương Sa Pa vị ngọt, mùi hương nhẹ. Vì vậy, đi du lịch Sa Pa mùa này, bạn nên chọn vài xâu nấm hương về để chế biến món ăn thết đãi cả nhà hoặc làm quà cho người thân. Nếu ở gần, bạn có thể mua nấm tươi của bà còn dân tộc để mang về. Nếu ở xa, bạn nên mang nấm khô để dễ bảo quản và vận chuyển trong tour du lịch.
Lưu ý, nấm hương rừng Sa Pa cánh mỏng, màu sáng chứ không thẫm như nấm trồng và chân nấm nhỏ, rất dai, có mùi thơm nhẹ rất đặc trưng rất khác với các loại nấm hương trồng khác.
6. Lợn cắp nách
Lợn cắp nách là những chú lợn được thả rông trên núi, đồi. Chúng tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng và quanh năm suốt tháng gồng mình chống chọi với cái rét làm cho giống lợn này săn quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng dưới chục ký.
Khi chế biến thịt lợn người ta thường làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay.
Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống.
7. Gà đen (gà ác)
Là loại gà đặc biệt của người Mông có da, thịt và xương màu đen. Thịt gà đen chắc, thơm ngon, da giòn mang lại cho người thưởng thức cảm giác rất thú vị. Các nghiên cứu đã chỉ ra, gà đen không những có tác dụng tăng khả năng “chăn gối” mà còn có giá trị dược liệu đặc biệt trong việc chữa trị các bệnh về tim mạch.
Món nổi tiếng nhất được chế biến từ gà đen của Sa Pa là gà nướng mật ong. Món gà nướng thơm nức mũi ăn cùng lá bạc hà chấm muối tiêu chanh, chắc chắn sẽ làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.
8. Cá suối
Cá suối có nhiều loại: Cá trắng thân dẹt như cá mương, cá hoa, cá bống, lại có loài cá có màu đen lẫn với màu rêu đá. Cá suối Sapa thường không lớn, chỉ bằng ngón tay, to lắm cũng chỉ như cán dao.
Điều đặc biệt là cá suối không hề có vị tanh. Cá bắt được, nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn.
9. Đồ nướng SaPa
Trong rất nhiều cái thú được nhâm nhi, hưởng thụ ẩm thực của khách du lịch sapa trong những ngày du lịch dài ngày tại đây, thì đồ nướng Sa Pa đang trở thành một “thương hiệu” rất riêng biệt, không thể lẫn với các địa phương khác.
Nhiều khách du lịch nói rằng: Nếu đến Sa Pa mà không thưởng thức đồ nướng thì quả thật chưa thực sự khám phá được hết sự độc đáo, phong phú và thi vị của văn hoá ẩm thực Sa Pa.
10. Thịt trâu gác bếp
Một trong những đặc sản đặc biệt của Sa Pa chính là thịt trâu gác bếp. Thế nên, món quà du lịch Sa Pa đặc biệt cũng chính là món thịt trâu hun khói bằng cách gác trên bếp củi của đồng bào dân tộc.
Thịt trâu gác bếp được bày bán khá nhiều tại Sa Pa. Nhưng để mua được loại thịt trâu chất lượng của người H’Mông, bạn nên mua tại bản dân tộc trong lúc tham quan bản.
11. Thắng cố
Thắng cố là đặc sản của người Mông, thường có ở các bản làng và các phiên chợ của người Mông. Thắng cố Sa Pa chế biến chủ yếu từ ngựa, một nồi thắng cố có thịt, tim, gan, lòng, tiết ngựa và 12 thứ gia vị: thảo quả, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác, trong đó, cây thắng cố là gia vị thứ 12. Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa thả vào.
Thắng cố thường ăn kèm với các loại rau nhúng cải mèo, ngồng su hào, cải lẩu,… Ăn thắng cố phải uống cùng rượu ngô, thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết từ tinh hoa của núi rừng. Khi đồ ăn thức uống hòa quyện vào nhau sẽ tạo ra một cảm giác dễ chịu và khó quên.
12. Bánh ngô
Từ tháng 6 đến tháng 10, một số dân tộc ở Sa Pa thường làm bánh đao. Nguyên liệu để làm bánh bao gồm đao và gạo nếp được xay thành nước bột. Sau đó, đem nước bột lọc qua khăn cho vừa khô bột bọc bên trong. Tỷ lệ của đao 2 phần, bột nếp 1 phần. Sau đó đến công đoạn nặn bột thành những nắm bằng chiếc chén, gói vào lá chuối, buộc lại rồi cũng xôi như bánh ngô.
Bánh làm xong có hương thơm của gạo nếp và đao, khi ăn sẽ có vị thơm mát, dẻo như chiếc bánh dợm người Kinh vẫn làm. Bánh đao bảo quản nơi khô ráo có thể để hàng chục ngày mà không thiu.
13. Rượu dân tộc
Có hai loại rượu nổi tiếng ở Sa Pa là rượu táo mèo và rượu Sán Lùng đều do người dân tộc ủ từ những loại quả và men lá rừng. Rượu táo mèo được ngâm từ quả táo mèo rừng có mùi thơm hương táo rất đặc biệt, uống có vị ngọt chát. Còn rượu Sán Lùng thì được ủ bằng loại men bí truyền của người Dao Đỏ.
Vì vậy, khi rời khỏi Sa Pa sau chuyến du lịch mùa hè, bạn đừng quên mua hai danh tửu này về làm quà. Bạn có thể mua được rượu táo mèo nguyên chất tại phiên chợ của người Mông, còn rượu Sán Lùng thì mua tại phiên chợ của người Dao đỏ. Đặc biệt, với rượu Sán Lùng, bạn có thể đến thôn Sán Lùng ở xã Bản Xèo, Bát Xát, để thưởng thức và mua được chai rượu hảo hạng.
14. Tương ớt Mường Khương
Tương ớt Mường Khương được chế biến từ loại ớt thóc đặc biệt kết hợp với tỏi, hạt thì là, hạt rau mùi, thảo quả, hạt dồi, quế, muối, rượu và nước theo một tỷ lệ gia truyền nên rất đặc biệt và nổi tiếng khắp nơi.
Nếu đã đi du lịch Sa Pa mà không mang loại tương ớt này về làm quà thì thật là thiếu sót. Bạn có thể mua tương ớt Mường Khương tại các cơ sở bán đặc sản ở Sa Pa với giá rất bình dân.