Hòa mình vào lễ hội lớn nhất xứ Lạng

Cứ vào dịp 22 – 27 tháng Giêng âm lịch hàng năm, cả thành phố Lạng Sơn lại tưng bừng không khí lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Cùng với sự tham dự của hàng nghìn người dân Lạng Sơn và du khách thập phương.

717

Xem thêm:

Lễ hội đền Tả Phủ – Kỳ Cùng thể hiện lòng tưởng nhớ và biết ơn của người dân với quan Tuần Tranh thuộc nhà Trần (thờ tại đền Kỳ Cùng) và Hán quận công Thân Công Tài (thờ tại đền Tả Phủ) trong truyền thuyết. Đây là hai vị quan có công khai phá, mở mang vùng đất Lạng Sơn. Hán quận công Thân Công Tài cũng là người đã minh oan cho cái chết của quan Tuần Tranh.

Trong khuôn khổ lễ hội có nhiều hoạt động đặc sắc, những điểm nhấn vẫn là lễ rước qua các tuyến phố nối từ đền Tả Phủ đến đền Kỳ Cùng.
Trong khuôn khổ lễ hội có nhiều hoạt động đặc sắc, những điểm nhấn vẫn là lễ rước qua các tuyến phố nối từ đền Tả Phủ đến đền Kỳ Cùng.
Người dân cúng tiền vào kiệu ông Tuần Tranh để cầu may
Người dân cúng tiền vào kiệu ông Tuần Tranh để cầu may

Ngày 22 tháng Giêng hàng năm, vào đúng giờ Ngọ người dân địa phương mở hội rước bát hương ông Tuần Tranh từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ tạ nghĩa; đến ngày 27 sẽ rước kiệu quay ngược lại.Trong suốt ngày hội, dọc các tuyến phố từ đền Kỳ Cùng đến đền Tả Phủ, các gia đình hàng xóm cùng nhau thành lập Hội liên gia, làm cỗ chung, sửa soạn lễ vật rước lên đền thánh.

Lễ vật không thể thiếu là lợn quay nguyên con – món ăn độc đáo của Lạng Sơn. Có tới hàng trăm mâm lợn quay được rước lên đền mỗi năm.
Lễ vật không thể thiếu là lợn quay nguyên con – món ăn độc đáo của Lạng Sơn. Có tới hàng trăm mâm lợn quay được rước lên đền mỗi năm.
Đúng giờ Ngọ, đoàn rước bắt đầu đi qua các tuyến phố
Đúng giờ Ngọ, đoàn rước bắt đầu đi qua các tuyến phố
Các đoàn múa lân sư rồng, múa sư tử dẫn đầu đoàn rước, đến những ngã tư, ngã ba thì dừng lại biểu diễn.
Các đoàn múa lân sư rồng, múa sư tử dẫn đầu đoàn rước, đến những ngã tư, ngã ba thì dừng lại biểu diễn.
Đoàn rước gồm rất đông thành phần từ già, trẻ, lớn, bé... trong các trang phục như áo dài khăn đóng, trang phục các dân tộc Tày, Nùng...
Đoàn rước gồm rất đông thành phần từ già, trẻ, lớn, bé… trong các trang phục như áo dài khăn đóng, trang phục các dân tộc Tày, Nùng…

Đoàn đi đến đâu người dân đổ ra đường nườm nượp đi theo đến đó. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, náo nức; các tuyến phố chật kín người rộn ràng trong không khí lễ hội. Theo phong tục, các gia đình dọc hai bên đường có đoàn rước kiệu đi qua đều chuẩn bị sẵn mâm lễ cầu tài, cầu lộc, cầu an. Gia đình nào đón được đoàn múa lân sư rồng vào biểu diễn sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc trong năm.

Đoàn rước kết thúc khi kiệu về đến đền Kỳ Cùng. Vượt qua quy mô địa phương, lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Cùng với ý nghĩa truyền thống sâu sắc không chỉ là ngày hội của các dân tộc Lạng Sơn mà còn trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách thập phương dịp đầu năm mới./.
Đoàn rước kết thúc khi kiệu về đến đền Kỳ Cùng. Vượt qua quy mô địa phương, lễ hội đền Tả Phủ – Kỳ Cùng với ý nghĩa truyền thống sâu sắc không chỉ là ngày hội của các dân tộc Lạng Sơn mà còn trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách thập phương dịp đầu năm mới./.