Du lịch Đảo Cát Bà – Kinh nghiệm & thông tin hữu ích

643

Du lịch Đảo Cát Bà – Tổng quan

Cát Bà là quần thể các núi đá vôi nằm ở phía Nam Vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Du lịch Cát Bà phát triển với tổ hợp nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, chùa chiền và đặc biệt là toàn bộ khu vực đảo đã được thành phố Hải Phòng triển khai các trạm thu phát wifi.

du lịch Cát Bà
Quần đảo Cát Bà – Ảnh: Internet

366 hòn đảo đá nhô lên từ biển hợp thành quần đảo Cát Bà nằm trong quần thể “Vịnh Hạ Long” kỳ quan của thế giới, trong đó Cát Bà là hòn đảo lớn nhất trong tổng số 1.969 đảo trên Vịnh Hạ Long. Trên đảo này có thị trấn Cát Bà ở phía Đông Nam, trông ra vịnh Lan Hạ và 6 xã: Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám. Thị trấn Cát Bà quản lý nhiều hòn đảo nhỏ ngoài khơi và có ranh giới trên bộ và trên biển ở phía Tây với xã Trân Châu và ranh giới trên biển ở phía Bắc với xã Việt Hải. Theo truyền thuyết địa phương thì tên “Cát Bà” còn được đọc là “Các Bà”. Vì có một thời các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân cận. Đảo đó có tên là đảo Các Ông (Cát Ông). Như vậy, Cát Bà là đọc chệch của “Các Bà”.

du lịch Cát Bà
Thị trấn Cát Bà – Ảnh: Internet

Các điểm tham quan Cát Bà tập trung chủ yếu ở hòn đảo chính Cát Bà. Nơi đây có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, là một nơi đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Phía Đông Nam của đảo có vịnh Lan Hạ, phía Tây Nam có vịnh Cát Gia gồm một số bãi cát nhỏ nhưng sạch, sóng không lớn, thích hợp cho việc tắm biển, nghỉ dưỡng. Trên biển xuất hiện nhiều núi đá vôi đẹp tương tự Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Ở một số đảo nhỏ, cũng có nhiều bãi tắm đẹp. Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong – cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài ra, những đặc sản Cát Bà với hương vị thơm ngon, đậm đà cũng là một trong những lý do thu hút khách du lịch thập phương. Với vẻ đẹp nguyên sơ, hùng vĩ, Cát Bà được mệnh danh là Hòn Ngọc của Vịnh Bắc Bộ và là một trong những điểm du lịch lý tưởng của miền Bắc Việt Nam.

Đi Đảo Cát Bà khi nào

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương, nên nhiệt độ trung bình ở Cát Bà dao động theo mùa từ 25 – 28 °C, mùa hè có thể lên đến trên 30 °C, tuy nhiên có đặc điểm là mùa đông thì ít lạnh hơn và mùa hè thì ít nóng hơn so với đất liền.

du lịch Cát Bà
Đảo Cát Bà – Ảnh: Internet

Du khách có thể đi du lịch Cát Bà vào bất cứ thời gian nào trong năm, nhưng thích hợp nhất vẫn là vào khoảng tháng 6, 7 – thời điểm lý tưởng cho các chuyến nghỉ mát, tránh nóng mùa hè.

Với du khách miền Bắc thì thời điểm thích hợp nhất để đi Cát Bà là khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ miền Bắc lúc này cũng đã cao, có thể tắm biển được. Bạn cũng có thể đến Cát Bà vào khoảng tháng 9 đến tháng 11, lúc này tiết trời mát mẻ khá thuận lợi cho một số hoạt động như trekking, leo núi, chèo thuyền kayak.

Vào mùa cao điểm, bạn nên lên kế hoạch du lịch sớm và đặt phòng khách sạn Cát Bà tại Chudu24 để nhận được giá tốt và nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Đi đâu, chơi gì ở Đảo Cát Bà

1. Hệ thống bãi biển tại Cát Bà

– Bãi biển Cát Cò 1, 2, 3

3 bãi biển nổi tiếng thu hút khách du lịch nhất khi đến Cát Bà là chuỗi bãi tắm Cát Cò 1, 2 và 3 có sóng êm, nước trong và ít gió lộng, được nối với nhau bằng chiếc cầu gỗ nhỏ men theo sườn núi. Du khách thích không khí nhộn nhịp, vui vẻ, có thể hòa vào đám đông ở bãi Cát Cò 1, nước ở đây trong, bãi biển rộng, cát mịn nên được nhiều người yêu thích. Còn nếu tìm không gian yên tĩnh hơn, thì có thể men theo cây cầu Cát Tiên để qua bãi Cát Cò 2. Bãi này hẹp hơn và khá vắng. Nếu muốn thử tài bơi lội và đắm mình sâu dưới lòng biển, thì bãi Cát Cò 3 là lựa chọn thích hợp. Nước ở đây sâu và xanh mát, sóng mạnh, xung quanh là núi rừng hùng vĩ.

du lịch Cát Bà
Bãi tắm Cát Cò 1 – Ảnh: Internet
du lịch Cát Bà
Chiếc cầu nối các bãi Cát Cò với nhau – Ảnh: Internet

– Bãi biển Tùng Thu

Từ trung tâm thị trấn đi chừng 2 km về hướng rừng Cát Bà, du khách có thể tận hưởng cảm giác hiện đại và thoải mái tại bãi Tùng Thu. Bãi biển Tùng Thu ở đảo Cát Bà mới được mở cửa hồi giữa năm 2010, là bãi biển được quy hoạch lại theo tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ các dịch vụ du lịch.

du lịch Cát Bà
Bãi tắm Tùng Thu – Ảnh: Internet

– Bãi biển Cát Dứa

Bãi Cát Dứa có chiều dài khoảng 1 km trên Đảo Khỉ với nước trong vắt, sạch tuyệt đối và nằm giữa vịnh Lan Hạ xinh đẹp ngút ngàn. Để ra được Đảo Khỉ, du khách phải đi thuyền từ Cát Bà chừng 2 km, tại đây còn có Bãi Cát Dứa 2, nhỏ nhưng cũng vô cùng đẹp.

du lịch Cát Bà
Bãi tắm Cát Dứa – Ảnh: Internet

– Bãi biển Vạn Bội

Trong hành trình thăm vịnh Lan Hạ, du khách có thể tìm đến bãi biển Vạn Bội tại một hòn đảo nhỏ. Nước ở đây khá nông, nhưng phong cảnh thiên nhiên với núi, đá và rừng cây xung quanh hoang sơ tuyệt đẹp. Bãi Vạn Bội Con men theo phần nhô ra của một dãy núi, cát trắng mịn, nước trong xanh và vô cùng vắng vẻ.

du lịch Cát Bà
Bãi tắm Vạn Bội – Ảnh: Internet

Ngoài việc tắm biển, bạn có thể leo núi trên biển Cát Bà – một trò chơi mạo hiểm đang rất thu hút du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Có hàng chục điểm leo núi ở trên các đảo thuộc vịnh Lan Hạ, trên đất liền và chung quanh khu vực Cát Bà tạo ra điểm nhấn cho du lịch đảo Ngọc với những vách đá cheo leo, thử thách những ai ưa thích môn thể thao mạo hiểm này.

Vịnh Lan Hạ

Vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông đảo Cát Bà, trông ra cửa Vạn, liền kề vịnh Hạ Long. Vùng vịnh có hình vòng cung với khoảng 400 hòn đảo lớn nhỏ, được phủ đầy cây xanh hay thảm thực vật.

Mật độ núi đá vôi ở đây khá dày và còn rất hoang sơ, chia cắt mặt biển thành những áng, vịnh nhỏ. Nhiều áng, vịnh, hang động chưa được khám phá. Có tới hàng trăm ngọn núi với nhiều dáng vẻ tùy theo sự tưởng tượng của du khách như hòn Guốc, hòn Dơi… Những hang động thạch nhũ, những nét chấm phá đặc trưng của quần thể Hạ Long cũng có mặt tại Lan Hạ như hang Hàm Rồng, Dõ Cùng, hang Cả…

du lịch Cát Bà
Chèo thuyền kayak trên vịnh Lan Hạ – Ảnh: Internet

Để ngắm cảnh vịnh Lan Hạ, nếu đoàn đông, các bạn có thể thuê những thuyền to dừng lại ở một bãi tắm hoang sơ nào đó hoặc một vùng lặng nước để bơi hoặc chèo thuyền kayak. Nếu bạn đi số lượng người ít có thể thuê những thuyền nhỏ của người dân (bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở cảng Cái Bèo) để có mức chi phí phù hợp. Giá thuê thuyền đi vịnh Lan Hạ dao động trong khoảng từ 400.000 – 600.000 đồng, tùy thuộc vào lịch trình các điểm đi của bạn.

Làng chài Cửa Vạn (Vạn Giá)

Làng chài Cửa Vạn (Vạn Giá) nằm trong một vùng biển lặng sóng, xung quanh là núi đá bao bọc, đây là khu vực khá lý tưởng để neo đậu các loại tàu thuyền.

Làng chài Cửa Vạn có nguồn gốc từ hai làng chài cổ là Giang Võng và Trúc Vọng, tên gọi Cửa Vạn được nhiều người lý giải bởi làng nằm trong một khu vực xunh quang là núi đá vôi, có một lối vào như một chiếc cổng khổng lồ. Ban đầu, đây là nơi trú tránh cho những ngư dân mỗi khi gặp gió lớn và thời tiết xấu, dần dần, ngư dân lấy địa điểm trú tránh này làm làng, dựng bè để ở và thường để người già, trẻ nhỏ ở lại đây trước mỗi chuyến đi biển. Làng chài Cửa Vạn vẫn luôn tồn tại suốt chiều dài lịch sử của vùng vịnh Hạ Long – Lan Hạ.

du lịch Cát Bà
Làng chài Cửa Vạn – Ảnh: Internet

Nơi thu hút du khách nhất có lẽ là Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn – một bảo tàng sống động nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa làng chài. Đây là nơi lưu giữ hình ảnh đặc trưng của làng chài trên biển, những thói quen lao động, nếp sống và văn hóa của ngư dân. Các chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian còn sưu tầm những câu hát đối, ca dao vùng biển từ những ngư dân sống lâu năm trên vịnh để có thể giới thiệu với du khách tham quan.

Khi màn đêm buông xuống, bạn có thể cùng ngư dân ra khơi kéo lưới, câu mực. Vào những đêm hội làng, bạn còn được nghe những làn điệu dân ca qua hình thức hát ghẹo, hát chèo đường vô cùng độc đáo.

du lịch Cát Bà
Hát đám cưới trên thuyền ở làng chài Cửa Vạn – Ảnh: Internet

Đảo Khỉ (Đảo Cát Dứa)

Đảo Khỉ nằm cách thị trấn Cát Bà khoảng 1 km, đảo còn có tên gọi là đảo Cát Dứa vì trên đảo có nhiều cây dứa dại có quả trông thì rất ngon nhưng không ăn được. Người dân đi đánh cá thường lấy quả đem về ngâm nước uống cho mát hoặc sấy khô làm thuốc chữa bệnh. Hiện nay, tên của đảo thường được gọi là Đảo Khỉ. Lý do là trên đảo có khoảng hơn 20 con khỉ do kiểm lâm của Vườn Quốc Gia Cát Bà mang thả tại đây. Chúng thường xuống bãi tắm chơi đùa với du khách và ăn các thức ăn do du khách cho.

du lịch Cát Bà
Đảo Khỉ (Đảo Cát Dứa) ở Cát Bà – Ảnh: Internet

Đảo Khỉ có chu vi khoảng 3 km. Đây là một hòn đảo cấu tạo dạng núi, qua hàng triệu năm sóng và gió đưa cát, đá, san hô, các loại vỏ sinh vật biển vào chân núi tạo thành bãi cát trải dài hàng cây số. Đảo Khỉ có 2 bãi tắm dạng vòng cung đó là bãi Cát Dứa 1 và bãi Cát Dứa 2. Trong đó bãi tắm Cát Dứa 1 dài hơn, có doanh trại quân đội. Đây là một điểm tắm biển lý tưởng cho du khách mỗi khi đi du lịch Cát Bà vì nước biển trong và xanh vô cùng. Nơi đây có nhà hàng mái lá để du khách dừng chân nghỉ ngơi, ngồi hóng gió biển và một số dịch vụ khác như thuê quần áo tắm, phao, thuyền kayak…

Làng chài Cái Bèo

Ở Cát Bà, nổi tiếng nhất phải kể đến là làng chài Cái Bèo. Không sôi động như bến tàu ra vịnh Lan Hạ nhưng Bến Bèo khá đa dạng các loại tàu, thuyền, đò sẵn sàng đưa khách đi khám phá vẻ đẹp thanh bình của làng chài cổ nhất Việt Nam – Cái Bèo. Nếu đi theo đoàn, khách thường thuê tàu, thuyền lớn nhưng để tìm hiểu cuộc sống của cư dân miền biển, không có gì thích thú hơn là được ngồi đò. Vừa ngắm nhìn vẻ đẹp như bức tranh thủy mặc của Cái Bèo theo tiếng mái chèo khua nước, du khách sẽ vừa được lắng nghe những chia sẻ thú vị và gần gũi về làng chài qua câu chuyện của người lái đò. Bạn cũng có thể dừng chân tại các hộ gia đình để chiêm ngưỡng và thưởng thức các loài thủy hải sản đặc biệt của vùng biển nơi đây.

du lịch Cát Bà
Làng chài Cái Bèo – Ảnh: Internet

Vườn Quốc gia Cát Bà

Là một điểm nghỉ ngơi khá thú vị được thành lập vào ngày 31/03/1986, Vườn Quốc gia Cát Bà nằm trên trục đường di chuyển của du khách tới trung tâm Cát Bà, có diện tích 26.240 ha, trong đó 17.040 ha đất đảo và 9.200 ha mặt nước biển. Ðây là nơi hội tụ nhiều hệ sinh thái (HST) khác nhau như HST rừng ngập mặn, HST rừng trên núi đá vôi, HST rừng biển với các rạn san hô. Quần đảo Cát Bà có đến 60 loài đặc hữu quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Ðặc biệt ở khu vực Trung Trang có rừng kim giao, một loại cây đặc hữu sống thành tập đoàn trên một diện tích hàng chục ha giữa trung tâm vườn. Theo khảo sát mới đây, ở Cát Bà hiện chỉ còn hơn 60 con voọc đầu trắng – loài đặc hữu duy nhất ở nước ta và trên thế giới.

du lịch Cát Bà
Trekking tại Vườn Quốc gia Cát Bà – Ảnh: Internet

Có nhiều tuyến đường trekking mà bạn có thể khám phá tại Vườn Quốc gia Cát Bà tùy theo khả năng và sức lực riêng của từng bạn. Một tuyến hấp dẫn mà bạn có thể cân nhắc là Ao Ếch – Việt Hải với chiều dài khoảng 8 km.

Làng Việt Hải

Đã từ lâu, làng Việt Hải là điểm du lịch sinh thái cộng đồng thu hút khá nhiều lữ khách nước ngoài yêu thích sự tìm tòi, khám phá những vùng đất mới. Những ai đã từng đến với làng Việt Hải chắc chắn sẽ không thể quên một ngôi làng tuy nghèo nhưng đậm tính nhân văn và đặc trưng văn hóa vùng làng quê Bắc Bộ.

du lịch Cát Bà
Làng Việt Hải – Ảnh: Internet

Chính bởi sự khó khăn trong việc tiếp cận với các khu vực khác trên đảo nên người dân làng Việt Hải vẫn giữ được cuộc sống mang nét “nguyên thủy” như từ thuở xa xưa, lòng người hồn hậu, chân chất đặc trưng của nông thôn Việt Nam. Làng Việt Hải là xã vùng sâu, khó khăn nhất của huyện Cát Hải, nhưng người dân ở đây lại có vẻ rất vừa lòng với cuộc sống nghèo vật chất nhưng giàu nghĩa tình của mình.

Cũng chính nhờ nét sinh hoạt văn hóa này mà cái tên Việt Hải đã trở thành địa chỉ mong muốn được khám phá của nhiều người. Làng Việt Hải đang tiếp nhận những người yêu du lịch cộng đồng muốn hòa nhập với cuộc sống đồng quê thôn dã với niềm đam mê yêu thích.

du lịch Cát Bà
Du khách nước ngoài trải nghiệm làng Việt Hải – Ảnh: Internet

Từ thị trấn Cát Bà, để tới được làng Việt Hải theo đường biển sẽ mất khoảng 1 tiếng đi thuyền. Ngay bến thuyền có dịch vụ thuê xe đạp cho bạn, từ đây vào tới làng chỉ khoảng 5 km.

Đảo Nam Cát

Khu du lịch đảo Nam Cát (Vườn quốc gia Cát Bà) thu hút đông du khách bởi nét hoang sơ, yên bình với bốn bề thiên nhiên, rừng biển bao bọc. Sự can thiệp của con người vào hòn đảo này được hạn chế hết mức để giữ nguyên giá trị tự nhiên. Với 3 ngôi nhà sàn lớn bằng gỗ và 6 nhà nghỉ được làm từ tre nứa, bạn sẽ được hòa mình vào không gian nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên và không khí của vùng biển.

Đảo Nam Cát - Ảnh: Internet
Đảo Nam Cát – Ảnh: Internet
du lịch Cát Bà
Không gian yên bình tại đảo Nam Cát – Ảnh: Internet

Bãi biển xinh đẹp của Nam Cát là nơi bạn có thể thỏa sức vẫy vùng trong làn nước trong xanh, tha hồ ngắm những đàn cá nhỏ, rạn san hô. Tại đây còn có đầy đủ các dịch vụ giải trí như chèo thuyền kayak, lặn biển, câu cá… cho đến các hoạt động đốt lửa trại, sinh hoạt tập thể về đêm.

Pháo đài Thần Công

Pháo đài Thần Công được xây dựng từ năm 1942 trên cao điểm 177 thuộc đảo Cát Bà, Hải Phòng. Đây là một vị trí chiến lược có vai trò trọng yếu tại cửa ngõ Biển Đông, là nhân chứng lịch sử của hai cuộc chiến tranh ác liệt chống Pháp và chống Mỹ. Nơi đây đã diễn ra trận đấu pháo nảy lửa đầu tiên của Việt Nam và tàu chiến Pháp góp phần làm nên những chiến công oanh liệt của Cát Bà trong trang lịch sử hào hùng của dân tộc.

Pháo đài Thần Công - Ảnh: Internet
Pháo đài Thần Công – Ảnh: Internet

Từ Pháo đài Thần Công, du khách sẽ có cơ hội ngắm danh lam thắng cảnh của quần đảo Cát Bà từ nhiều góc độ, thưởng ngoạn vẻ hoang sơ tuyệt đẹp làm say đắm lòng người của những hòn đảo, bãi tắm thơ mộng, những địa danh gắn liền với lịch sử và những truyền thuyết từ bao đời nay. Nằm ngay dưới chân núi là hai bãi biển đẹp nhất Cát Bà – Cát Cò 1 và Cát Cò 2. Xa xa ẩn hiện, bồng bềnh trên sóng nước là hòn Guốc, đảo mắt rồng Long Châu, Hòn Hài, Hòn Bắn, núi Voi Phục, Cát Ông, Áng Thảm, đảo Khỉ… Ở độ cao này, Vịnh Cát Bà còn hiện lên sống động và sầm uất với hàng trăm con tàu đánh cá neo đậu và nhà nổi trên biển.

du lịch Cát Bà
Ngắm vịnh Lan Hạ từ Pháo đài Thần Công – Ảnh: Internet

Hang Quân Y

Hang Quân Y nằm sát đường xuyên đảo cách thị trấn Cát Bà khoảng 13 km. Hang thuộc địa phận thôn Hải Sơn, xã Trân Châu. Đây là một địa danh du lịch thám hiểm hang động đẹp do cấu trúc đặc biệt của nhũ thạch và núi đá vôi ven biển hình thành do trầm tích.

Đặc biệt Hang Quân Y còn là một địa danh lịch sử do từng là bệnh viện dã chiến – nơi chữa bệnh cho thương binh, nơi trú ẩn, tránh bom đạn cho dân cư địa phương và dân cư sơ tán về từ đảo Bạch Long Vỹ.

du lịch Cát Bà
Hang Quân Y – Ảnh: Internet

Phần xây dựng trong Hang Quân Y khép kín, kết cấu bằng bê tông cốt thép, chiều dài nối giữa hai hang khoảng 200 m, thiết kế gồm có cửa trước tiếp giáp phía Tây, cửa sau tiếp giáp phía Đông, khu vực giữa Hang thiết kế gồm có 3 tầng riêng biệt gồm 17 phòng lớn nhỏ, bãi chiếu phim và một số phòng chức năng.

Động Trung Trang

Trung Trang là thung lũng lớn nhất đảo Cát Bà, có diện tích khoảng 300 ha, thấp hơn mặt nước biển từ 10 đến 30 mét và cách thị trấn Cát Bà 15 km về phía Tây Bắc.

du lịch Cát Bà
Động Trung Trang – Ảnh: Internet

Động Trung Trang dài khoảng 300 m xuyên qua núi, là hang động do thiên nhiên kiến tạo trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Động với muôn nghìn nhũ đá thiên nhiên có hình dáng độc đáo, sáng lấp lánh như những khối châu báu, và luôn gợi cho con người liên tưởng đến hình ảnh của chốn bồng lai tiên cảnh. Tại đây có cả một dãy đá đứng sừng sững với hơn chục phiến xếp song song, khi dùng tay vỗ vào sẽ nghe thấy âm thanh ngân vang rất xa. Động có thể chứa hàng trăm du khách đến tham quan. Tại động Trung Trang còn có khu rừng kim giao mọc tự nhiên rất đẹp và có giá trị về kinh tế lẫn nghiên cứu khoa học.

Động Đá Hoa Cương

Động Đá Hoa Cương nằm ở dãy núi phía Đông Bắc nơi cư trú của cộng đồng dân cư xã Gia Luận, phía Bắc đảo Cát Bà, tiếp giáp với vịnh Hạ Long, đồng thời là bến phà nối với Tuần Châu của Quảng Ninh.

Chiều cao của động khoảng trên dưới 10 m. Nơi rộng nhất của động là 25 m, chiều dài khoảng 100 m. Phía trên cửa động có nhiều thạch nhũ với hình khối như những công trình điêu khắc tuyệt vời của tạo hóa. Dưới nền động có hồ nước nhỏ càng làm tăng sự huyền ảo khi có luồng ánh sáng đi qua. Những hình khối của thạch nhũ đá mang dáng dấp của những pho tượng hình người, hình thú… như những bức họa nhuốm màu thần thoại. Đặc biệt hơn cả, tại đây các nhà khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ra chiếc răng hóa thạch của người vượn cổ có niên đại cách đây 10 vạn năm. Mặc dù nằm cách khu dân cư không xa, song Động Đá Hoa Cương hầu như còn nguyên vẹn và là một địa danh quen thuộc trong các hành trình du lịch khảo cứu trên đảo Cát Bà.

Động Phù Long (Thiên Long)

Động Phù Long trùng trùng nhiều lớp cao dần từ ngoài vào trong trông như một mê cung ở chốn cửu trùng. Cửa hang hẹp, nhấp nhô đá chắn vẫn nguyên nét sơ khai nhìn ra hướng Nam đón gió từ biển thổi vào. Qua cửa hang là không gian hút tầm mắt, vòm hang thấp, cách nền từ 1,5 – 2 m. Vòm hang được tạo bởi các gờ đá lớn chạy dài uốn lượn và các hố sâu, tròn.

du lịch Cát Bà
Động Phù Long (Thiên Long) – Ảnh: Internet

Từ động thứ nhất du khách phải qua nhiều lớp cổng được tạo bởi các thạch nhũ buông rủ, nhấp nhô. Cửa chính hình vòm cuốn, phía trên là muôn vàn thạch nhũ thánh thót nước rơi. Nhị động là hình ảnh của các loài thú sống động do nhũ đá tạo thành. Qua nhị động có cửa dẫn lên tam động, muốn vào tam động, du khách phải leo qua lưng con rùa lớn bằng thạch nhũ trắng. Tam động chi làm hai khu: Bên trái là thiên cung, bên phải là Phật điện, hình ảnh lọng vàng, long ngai, tượng thần, tiên nữ, tứ linh ngự trên cột đá thiên long… Tất cả đều do nhũ đá và óc tưởng tượng của con người tạo thành.

Hang Vẹm, Áng Thình Lình

Nằm ở phía Đông Bắc của Cát Bà là những dãy núi đá vôi dựng đứng, lởm chởm đá tai mèo. Khoảng trống kẹp giữa các dãy núi ở các vùng khác thường được gọi là thung lũng, nhưng ở Cát Bà lại được gọi là “áng”.

Từ khách sạn Little Cát Bà, sau khi đi vòng men theo đường mòn quanh hồ nước, du khách vượt qua 1 vài mỏm núi nhỏ (khoảng 30 phút đi rừng) sẽ tới khu vực hang Vẹm và áng Thình Lình. Hang Vẹm là hồ nước nằm kẹp giữa các dãy núi. Hồ nước rộng, trong xanh và không sâu lắm, có vị lợ. Tại đây, du khách được hướng dẫn cách chèo thuyền kayak, cùng trải nghiệm, hòa mình trong không gian hoang sơ, tĩnh lặng của núi rừng Cát Bà, ngắm nhìn đàn cá bơi lội tung tăng dưới làn nước trong vắt.

du lịch Cát Bà
Hang Vẹm và Áng Thình Lình – Ảnh: Internet

Sau khi chèo thuyền qua hang Vẹm, du khách tiếp tục leo qua một mỏm núi nhỏ (khoảng 15 phút leo núi) để vào một áng nước thứ hai tuyệt đẹp là áng Thình Lình. Tại đây bạn có thể thử sức với môn thể thao chèo đứng ván SUP hoặc bơi lội. Kết thúc hành trình, du khách có thể thưởng thức những món ăn dân dã cùng người dân địa phương nơi đây.

Thành nhà Mạc Cát Bà

Trong hệ thống thành lũy nhà Mạc ở miền Đông Bắc, tòa cổ thành ở đảo Cát Bà thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước hơn cả. Tòa cổ thành trên đảo Cát Bà nằm ở phía Đông Bắc xã Xuân Đám, liền kề sát mép biển (vịnh Cát Đồn). Nhân dân địa phương quen gọi tòa thành này là thành nhà Mạc (gọi tắt là Thành Đồn). Tòa thành được chia làm 2 khu: đồn Thượng và đồn Hạ. Đồn Hạ có cấu trúc đồ hình gần như vuông, mỗi cạnh dài xấp xỉ 90 m, bốn mặt tường thành được dựng theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Đồn Thượng có cấu trúc tương tự đồn Hạ nhưng với quy mô nhỏ bé hơn nhiều. Đồn Thượng được xây dựng trên sườn đồi, còn đồn Hạ xây dựng trên thung lũng hẹp.

Đến và đi lại Đảo Cát Bà bằng gì

1. Phương tiện đi từ Hà Nội, Sài Gòn đến Hải Phòng

Từ Hà Nội đến Hải Phòng

Từ Hà Nội bạn có thể lựa chọn phương tiện là tàu hỏa hoặc xe khách chất lượng cao để tới Hải Phòng.

– Tàu hỏa

Theo hành trình, từ ga gốc Long Biên về đến ga Hải Phòng, tàu dừng 4 ga Gia Lâm, Cẩm Giàng, Hải Dương và Phú Thái. Một ngày có 4 chuyến tàu từ Hà Nội đi Hải Phòng và ngược lại vào các khung giờ 6g – 9g20 – 15g20 – 18g10. Trừ chuyến đầu tiên và cuối cùng 6 giờ (và 17g55) từ Hà Nội, 6g10 (và 18g25) tại Hải Phòng chạy 2,5 tiếng, các chuyến còn lại đều chạy mất 3 tiếng hoặc hơn. Bạn có thể tham khảo giá vé tàu trên website Tổng Cục Đường sắt Việt Nam, hoặc liên hệ ga Hải Phòng để được cung cấp thêm thông tin qua số điện thoại 0313.921333 – 0313.920026.

Bảng giờ tàu hỏa Hải Phòng – Hà Nội

Mác tàu

Giờ chạy hàng ngày tại Ga Hải Phòng Giờ đến Ga

Ga đỗ nhận hành khách, hành lý

LP2 (Nhanh)

 

6g05

Long Biên 8g36

– Thượng Lý, Phú Thái, Hải Dương, Cẩm Giàng, Gia Lâm, Long Biên.

 

– Nhận vận chuyển xe máy đi Gia Lâm.

LP6 (Nhanh)

 

9g05

Long Biên 11g26 (Thứ 7, CN, Lễ, Tết được vào ga Hà Nội)

– Thượng Lý, Phú Thái, Hải Dương, Cẩm Giàng, Gia Lâm, Long Biên.

 

– Nhận vận chuyển xe máy đi Gia Lâm (Thứ 7, CN, Lễ, Tết nhận về Hà Nội).

LP8 (Nhanh)

 

15g00

Long Biên 17g34 (Thứ 7, CN, Lễ, Tết được vào ga Hà Nội)

– Thượng Lý, Phú Thái, Hải Dương, Cẩm Giàng, Gia Lâm, Long Biên.

 

– Nhận vận chuyển xe máy đi Gia Lâm (Thứ 7, CN, Lễ, Tết nhận về Hà Nội).

HP2 (Nhanh)

 

18g45

Hà Nội 21g10

– Thượng Lý, Phú Thái, Hải Dương, Gia Lâm, Hà Nội.

 

– Nhận vận chuyển xe máy đi Hà Nội.

Bảng giờ tàu hỏa Hà Nội – Hải Phòng

Mác tàu

Ga xuất phát và giờ chạy hàng ngày Giờ đến Ga Hải Phòng

Ga đỗ nhận hành khách, hành lý

HP1 (Nhanh)

 

Hà Nội 6g00

8g22

– Gia Lâm, Hải Dương, Phú Thái, Hải Phòng.

 

– Nhận xe máy từ Hà Nội về Hải Phòng.

LP3 (Nhanh)

 

Long Biên 9g20

12g00

– Long Biên, Gia Lâm, Cẩm Giàng, Hải Dương, Phú Thái,Thượng Lý, Hải Phòng.

 

– Nhận xe máy từ Gia Lâm về Hải Phòng.

LP5 (Nhanh)

 

Long Biên 15g30 (Thứ 7, CN, Lễ, Tết chạy tại ga Hà Nội lúc 15g20)

18g00

– Long Biên, Gia Lâm, Cẩm Giàng, Hải Dương, Phú Thái, Thượng lý, Hải Phòng.

 

– Nhận xe máy từ Gia Lâm về Hải Phòng (Thứ 7, CN, Lễ, Tết còn nhận tại Hà Nội).

LP7 (Nhanh)

 

Long Biên 18g38 (Thứ 7, CN, Lễ, Tết chạy tại ga Hà Nội lúc 17g27)

21g05

– Long Biên, Gia Lâm, Cẩm Giàng, Hải Dương, Phú Thái, Thượng Lý, Hải Phòng.

 

– Nhận xe máy từ Gia Lâm về Hải Phòng (Thứ 7, CN, Lễ, Tết còn nhận tại Hà Nội).

– Xe khách

Xe khách chạy liên tục tại các bến Lương Yên, Gia Lâm đến Hải Phòng mất khoảng 1 tiếng 30 phút. Giá vé xe chỉ từ 85.000 – 90.000 đồng/vé hoặc bạn có thể mua giá vé xe Hoàng Long khoảng 200.000 đồng/vé để đi thẳng đến Cát Bà. Sau đây là các tuyến xe khách bạn có thể tham khảo đặt vé:

+ Xe khách Hải Âu

  • Lịch trình: Hà Nội – Hải Phòng
  • Giờ xuất bến: Gia Lâm 6g đến 18g –  Niệm Nghĩa 6g đến 18g
  • Điện thoại: 031 3715715 – 04 37505050

+ Xe khách Hoàng Long

  • Lịch trình: Hà Nội – Hải Phòng
  • Giờ xuất bến: Từ 4g50 đến 21g (Bến xe Lương Yên – Tam Bạc)
  • Điện thoại : 031 3920920 – 0904 225177

Từ Sài Gòn đến Hải Phòng

Từ Sài Gòn, bạn có thể lựa chọn phương tiện là máy bay hoặc xe khách chất lượng cao để đến Hải Phòng.

– Máy bay

Nếu chọn đường hàng không, từ Sài Gòn bạn có thể bay thẳng đến Hải Phòng (sân bay Cát Bi). Hiện tại, tất cả các hãng Vietnam Airlines, Jetstar, VietjetAir đều có đường bay này. Giá vé trung bình khoảng hơn 1.000.000 đồng hoặc có thể rẻ hơn tùy hãng hàng không bạn chọn và thời điểm bạn đặt mua vé. Bạn có thể tham khảo thông tin giá vé và lịch bay tại website của Vietnam Airlines, Jetstar và Vietjet Air.

du lịch Cát Bà
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi – Hải Phòng – Ảnh: Internet

– Xe khách

Nếu đi bằng đường bộ sẽ mất khoảng 35 – 40 tiếng tùy thuộc vào tốc độ chạy xe, đường có kẹt xe hay không. Giá vé cho chặng đường này khoảng 650.000 – 950.000 đồng/vé. Bạn có thể tham khảo và đặt vé xe khách tại một số hãng xe uy tín sau:

+ Xe khách Hoàng Long

  • Lịch trình: Sài Gòn – Hải Phòng
  • Giờ xuất bến: Tam Bạc 9g – 18g30 – 19g30 – Bến xe miền Đông 8g – 18g30 – 19g30
  • Lịch trình: Hải Phòng – Vũng Tàu
  • Giờ xuất bến: Vũng Tàu 7g – Tam Bạc 8g
  • Điện thoại: 031 3920920 – 0904 225177

+ Xe khách Hòa Quỳnh

  • Lịch trình: Sài Gòn – Hải Phòng
  • Giờ xuất bến: Liên hệ
  • Điện thoại: 031 3576337 – 0913 242672 – 0913 285012

+ Xe khách Ngọc Lễ

  • Lịch trình: Sài Gòn – Hà Nội – Hải Phòng
  • Giờ xuất bến:  Liên hệ
  • Điện thoại: 0903 221643 – 0985 317177 – 0903 221643 – 0935 799456

+ Xe khách Thuận Thiên

  • Lịch trình: Sài Gòn – Hải Phòng
  • Giờ xuất bến: Liên hệ
  • Điện thoại: 0904 372790

2. Phương tiện đi từ Hải Phòng đến Cát Bà

Nếu bạn sử dụng phương tiện cá nhân

Bảng giờ chạy phà Đình Vũ – Ninh Tiếp và Bến Gót – Cái Viềng

Bến Đình Vũ – Ninh Tiếp

Bến Gót – Cái Viềng

Loại phà

Đình Vũ

Ninh Tiếp Bến Gót

Cái Viềng

6g30

6g00 6g00 5g40

7g00

6g30 6g30 6g00 Phà lớn

8g00

7g15 7g30 6g30 Phà lớn

9g00

8g00 8g00

7g15

10g00 9g00 9g00 8g15

Phà lớn

11g00

10g00 10g00 9g15
12g00 11g00 11g00 10g15

Phà lớn

13g00

12g00 12g00 11g15
14g00 13g00 13g00 12g15

Phà lớn

15g00

14g00 14g00 13g15
16g00 15g00 15g00 14g15

Phà lớn

16g30

16g00 16g00

15g15

17g00 17g00 17g00 16g15

Phà lớn

18g00

17g00

– Từ TP. Hải Phòng các bạn có thể đi tới Cát Bà thông qua 2 tuyến phà Đình Vũ – Ninh Tiếp và Bến Gót – Cái Viềng. Hai phà này hiện có 6 phà lớn và 6 phà nhỏ, tổng số chuyến trong ngày là 37 chuyến. Phà ở bến Đình Vũ hoạt động từ 6g30 đến 17g (1giờ/chuyến), phà ở bến Gót hoạt động từ 6g – 18g.

Từ Trung tâm TP. Hải Phòng các bạn hỏi đường đi cảng Đình Vũ, nếu đi từ Hà Nội các bạn cứ đi dọc theo đường cao tốc mới, hết đường cao tốc rẽ phải là ra cảng Đình Vũ. Từ đây các bạn mua vé qua phà, thời gian chạy khoảng 45 phút sẽ sang tới bên Cát Hải, chạy theo con đường thẳng từ phà lên khoảng 20 phút sẽ đến phà Bến Gót, bắt tiếp 1 lượt phà khoảng 20 phút bạn sẽ sang tới Cát Bà. Từ đây còn khoảng gần 20 km nữa để về đến trung tâm Cát Bà.

– Lựa chọn khác là các bạn đi đường Tuần Châu (Quảng Ninh) qua tuyến phà Tuần Châu – Gia Luận, phà hoạt động với tần suất khoảng 45 phút/chuyến, 5 chuyến/ ngày.

du lịch Cát Bà
Phà Tuần Châu – Cát Bà – Ảnh: Internet

Bảng giờ chạy phà Tuần Châu – Cát Bà

Giờ phà Tuần Châu – Cát Bà

Từ 30/04 đến 30/09

Từ 01/10 đến 29/04

Tuần Châu

Cát Bà (Gia Luận) Tuần Châu

Cát Bà (Gia Luận)

7g30

9g00 7g30 9g00

9g00

11g30 11g30 13g00
11g30 13g00 15g00

16g00

13g30

15g00

15g00 16g00

 

Nếu bạn sử dụng phương tiện công cộng

Từ Hải Phòng ra Cát Bà hiện tại có khá nhiều hãng tàu cao tốc hoạt động. Đi bằng cách này các bạn cũng có 2 lựa chọn:

– Đi tàu cánh ngầm trực tiếp từ Hải Phòng ra Cát Bà: Ưu điểm của lựa chọn này là thời gian di chuyển nhanh, nhược điểm là với những người không quen sẽ có thể bị say sóng (do tàu chạy thẳng ra biển). Bạn mua vé tại Bến Bính của các hãng tàu Hoàng Yến, Catba Island hoặc Tàu 08 (Viptour), với giá vé khoảng 150.000 đồng/người lớn/lượt.

Bảng giờ chạy tàu cánh ngầm đi Cát Bà

Giờ tàu cánh ngầm đi Cát Bà

Hãng tàu

Bến Bính

Cát Bà

Hoàng Yến

9g00

14g00

Catba Island

9g00

10g00

13g00

14g10

15g00

16g00

Tàu 08 (Viptour)

10g00

7g00
16g00

3g00

– Đi tàu cao tốc + xe bus (tàu cao tốc tránh sóng của Công ty HADECO): Phương án này hiện nay được khá nhiều người lựa chọn do tàu cao tốc chỉ chạy đến bến Cái Viềng, từ đây sẽ chuyển sang xe bus của hãng rồi di chuyển bằng đường bộ về Cát Bà. Giá vé tham khảo: 130.000 đồng/người Việt Nam và 150.000 đồng/người nước ngoài.

Bảng giờ chạy tàu cao tốc tránh sóng của Công ty HADECO

Lịch tàu cao tốc tránh sóng Cát Bà – Cái Viềng (HADECO)

Cát Bà – Hải Phòng

Hải Phòng – Cát Bà

Bến Bính – Cái Viềng

Cái Viềng – Cát Bà Cát Bà – Cái Viềng

Cái Viềng – Bến Bính

Tàu cao tốc

Xe bus Xe bus

Tàu cao tốc

7g00

7g45 7g00 7g45

8g00

8g45 8g00 8g45
10g00 10g45 10g00

10g45

13g00

13g45 13g00 13g45
15g00 15g45 15g00

15g45

16g00 16g45 16g00

16g45

Lịch chạy mùa cao điểm (Thứ 6, 7, Chủ Nhật – từ 30/04 đến hết 02/09) tăng thêm 4 chuyến gồm 7g00, 11g00, 13g00, 15g00.

Đối với các bạn từ Hà Nội muốn đi thẳng ra Cát Bà, cách đơn giản nhất là các bạn mua vé Hà Nội – Cát Bà của hãng xe Hoàng Long. Xe sẽ đón bạn tại Hà Nội (28 Trần Nhật Duật) rồi chạy thẳng về Hải Phòng, từ đây xe tiếp tục đưa bạn ra bến tàu Đình Vũ chuyển tiếp sang tàu cao tốc đi Cái Viềng. Từ bến Cái Viềng tiếp tục lên xe ô tô về thẳng trung tâm Cát Bà. Chuyến sớm nhất trong ngày của Hoàng Long từ Hà Nội là 5g20, khoảng 10g sáng bạn đã có mặt tại Cát Bà.

3. Phương tiện đi lại ở Cát Bà

Trên đảo Cát Bà có khá nhiều lựa chọn về phương tiện đi lại cho các bạn. Với những địa điểm gần và ngay quanh thị trấn, bạn có thể thuê xe đạp đôi, xe điện. Với những địa điểm xa hơn các bạn có thể đi xe ôm hoặc thuê xe máy cho chủ động, với đoàn đông người các bạn cũng có thể đi taxi.

Để tiết kiệm và chủ động hơn khi tham quan các địa điểm khác nhau trên đảo Cát Bà, thuê xe máy là biện pháp thích hợp nhất. Bạn có thể thuê ngay từ những lái xe ôm ở ngoài khách sạn hoặc có thể đi dọc con phố chính của thị trấn Cát Bà sẽ bắt gặp những cửa hàng có dịch vụ cho thuê xe máy.

Ăn gì và ăn ở đâu tại Đảo Cát Bà

Cát Bà ngoài quang cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ với biển xanh, nắng vàng và bạt ngàn rừng cây, nơi đây còn thu hút du khách bởi vô số món ăn đặc sản từ các loài thủy hải sản mà chỉ ở Cát Bà mới có hương vị đặc biệt và ngon đến thế.

Tu hài

Là một loại đặc sản quý hiếm mang đến giá trị dinh dưỡng cao, còn được gọi là Ốc Vòi Voi. Tu hài là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, sống rải rác trên các trương cát ngầm và thềm cát có san hô ở vùng biển ấm. Nhiều con có vòi dài tới 1 – 2m, trọng lượng thường gặp độ 1,5 – 2,5 kg nhưng cá biệt có con nặng tới 4 – 5 kg. Tu hài thường được dùng theo kiểu shasimi, giúp giữ nguyên vẹn mùi vị ngọt, giòn lẫn chút vị tanh của biển hòa vào vị cay nồng của wasabi. Một cách chế biến phổ biến khác là nướng mỡ hành. Thịt Tu hài vừa chín tới ngon giòn sần sật, hương thơm đậm đà lan tỏa nơi đầu lưỡi.

du lịch Cát Bà
Tu hài nướng mỡ hành – Ảnh: Internet

Bề bề rang muối

Bề bề hay còn gọi là tôm tít tại Cát Bà có khá nhiều, đặc trưng của những con bề bề ở đây là to, mẩy và bóng, do đó món ăn từ bề bề bao giờ cũng hấp dẫn. Để có được món ăn độc đáo này, người chế biến phải chọn lựa bề bề cẩn thận và đặc biệt phải còn sống, để khi chế biến xong, thịt còn nguyên, không dập, vỡ và tạo nên hương thơm đặc trưng.

Món ăn này chế biến khá cầu kỳ bao gồm các loại gia vị như sả, dầu, muối, tiêu… song để cho món ăn đạt đến độ thơm ngon thì phải có nghệ thuật dùng lửa nên không phải bếp nào cũng có thể rang được bề bề. Khi rang chín, bề bề phải đạt độ thơm, dai và ngậy, ăn kèm với tương ớt để cảm nhận vị cay cay, ngọt ngọt tuyệt vời nơi đầu lưỡi.

du lịch Cát Bà
Bề bề rang muối – Ảnh: Internet

Sam trứng nướng

Sam có lẽ là món ăn đặc trưng nhất ở đây, mang hương vị biển đậm đà. Sam thường sống thành từng cặp, trọng lượng sam cái chừng một ký, sam đực chỉ bằng một nửa. Lúc nào con đực cũng bám chặt như hình với bóng trên mai con cái. Khi bắt được sam, người ta thường bỏ sam đực bởi ít thịt, chỉ bắt sam cái.

du lịch Cát Bà
Sam đực bám chặt trên mai sam cái – Ảnh: Internet

Sam được chế biến thành rất nhiều món ngon, phổ biến là súp, gỏi, xào sả ớt, chua ngọt, miến, cháo… nhưng hấp dẫn và được nhiều thực khách ưa chuộng nhất là món sam nướng. Đặc biệt, những con sam cái khi vào mùa sinh sản thường mang bụng trứng to, giàu đạm nên khi nướng lên trở thành món ngon khó quên.

Sau khi tẩm ướp sam với các gia vị cho ngấm rồi đặt lên vỉ nướng, trở đều cho tới khi mình sam chín vàng, dậy mùi thơm là có thể thưởng thức. Người ta thường ăn kèm sam nướng với bưởi chua tách múi, củ cải thái nhỏ ngâm dấm, rau thơm, đậu phộng rang giã nát, nước mắm tỏi, ớt, hành phi…

du lịch Cát Bà
Sam trứng nướng – Ảnh: Internet

Cá song

Cá song là loại cá thuộc vùng nước ấm, vùng Thái Bình Dương và có tới 37 loài. Ở nước ta có khoảng 30 loài, riêng Cát Bà có 3 loại là cá song mỡ, song đen và song cáo. Cá song là loại cá dữ ăn mồi động vật và cho giá trị dinh dưỡng cao. Từ cá song người ta chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng như gỏi, cháo, lẩu, hấp, sốt, nướng… Ngoài cái ngon của món ăn, việc buông cần câu cá song trong đêm cũng thu hút khách du lịch.

du lịch Cát Bà
Cá song hấp – Ảnh: Internet

Mực

Thông thường, muốn câu mực, người câu phải ra khơi, nhưng do đặc thù biển sâu, độ mặn cao và ít có sóng to nên khu vực biển Cát Bà trở thành nơi thích hợp cho loài mực mò sát vào bờ sinh sống… Chính vì vậy mực cũng là một đặc sản khá phổ biến ở Cát Bà, nếu có thể mua được những con mực vừa câu lên rồi đem về chế biến thì quả thật là tuyệt vời.

Mực câu lên có thể chế biến thành các món ăn khá đa dạng như luộc, hấp, nhúng dấm, xào, chiên giòn. Ở dạng phơi khô lại có món mực khô xé tay chấm tương ớt uống cùng với bia. Buổi tối bạn dễ dàng tìm thấy các hàng mực nướng ở ngay cầu cảng Cát Bà.

du lịch Cát Bà
Món ăn chế biến từ mực ở Cát Bà – Ảnh: Internet

Ngoài ra còn có rất nhiều món ăn ngon chế biến từ các loài hải sản khác giàu giá trị dinh dưỡng như ngao, sò huyết, hàu, tôm hùm, ghẹ xanh, cá hồng, cá giò… và món đặc sản bún tôm khá nổi tiếng mà bạn nên thưởng thức nếu có dịp du lịch đến Cát Bà.

Sau đây là một số địa điểm ăn uống mà bạn có thể tham khảo khi đến Cát Bà:

  • Bamboo Cafe (Đường Mùng Một Tháng Tư): Đây là nhà hàng tuyệt vời nhất tại Cát Bà để thưởng thức các món hải sản biển (cả món Việt Nam lẫn món Âu). Giá dao động từ 80.000 – 120.000 đồng.
  • Viễn Dương (12 Núi Ngọc): Nơi mà nhiều người chọn để ăn hải sản giá phải chăng. Tại đây có các loại cua, mực được chế biến tươi ngon và lẩu hải sản nóng hổi. Giá món ăn khoảng từ 100.000 đồng.
  • Family Bakery (194 đường Mùng Một Tháng Tư, mở cửa từ 7 giờ sáng tới 4 giờ chiều): Tại đây bạn nên thử các loại bánh mỳ kiểu Thổ Nhĩ Kỳ và bánh hạnh nhân. Tại đây có món caramen ngon nhất Cát Bà. Giá dao động từ 80.000 – 120.000 đồng.
  • Green Mango (Đường Mùng Một Tháng Tư): Đây là nơi thú vị để bạn thưởng thức rượu ngon, cocktail mát lịm hay món espresso ngon nhất Cát Bà, đồng thời tại đây cũng có thực đơn các món pizza, mì Ý, các món Á ngon tuyệt. Giá dao động từ 150.000 – 200.000 đồng.
  • Flightless Bird Cafe (Đường Mùng Một Tháng Tư): Quán bar được thiết kế theo phong cách New Zealand, với những bức tranh về đội tuyển bóng rugby – All Blacks và dãy Anpơ tuyệt đẹp. Tại đây cũng có wifi miễn phí.
  • Good Bar (Đường Mùng Một Tháng Tư): Quán bar sôi động này được mở cửa tới tối muộn với những thức uống và những câu chuyện phiếm kéo dài không dứt. Tại đây còn có các dụng cụ giải trí như bàn bida và có cửa sổ nhìn ra khung cảnh cảng biển.
  • Nếu bạn muốn thưởng thức ẩm thực giá rẻ thì có thể tới các hàng quán trong khu chợ Cát Bà.
  • Buổi tối đi dạo đến khu bến tàu, du khách sẽ thấy dịch vụ ăn uống trên bè. Có hai bè cách bờ khoảng 100 mét (từ ban công của mọi khách sạn đều nhìn thấy 2 cái bè nổi này). Bạn không mất tiền tàu ra bè, ăn xong bạn sẽ được chở lại vào bờ.

Mua sắm và giá cả tại Đảo Cát Bà

Khách du lịch đến Cát Bà thường có thói quen mua sắm tại chợ Cát Bà. Nơi đây là địa chỉ đáng tin cậy để mua các đặc sản về làm quà biếu.

Nước mắm Cát Hải

Nước mắm là thứ nước chấm gia vị truyền thống từ lâu đời trong mâm cơm gia đình ở Việt Nam. Một sản phẩm tuy đơn giản, rẻ tiền nhưng lại là thứ không thể thiếu bởi nước mắm làm tăng thêm hương vị của mỗi món ăn. Đến Cát Bà, bạn có thể cảm nhận được mùi hương mặn mà của hương vị biển cả. Từ xa xưa nước  mắm Cát Hải đã từng nổi tiếng bởi chất lượng và hương thơm hiếm có với độ đạm từ 15 đến 40 mang vị đậm đà và giàu dinh dưỡng.

Bạn có thể mua nước mắm Cát Hải tại bất kỳ đại lý nào trên đảo với chất lượng như nhau. Một số địa điểm tham khảo: Cửa hàng số 47 Núi Ngọc, thị trấn Cát Bà (0313. 888279), đại lý Minh Tiện, cổng chợ Cát Bà (0313. 887675).

du lịch Cát Bà
Nước mắm Cát Hải – Ảnh: Internet

Mật ong rừng Cát Bà

Được thiên nhiên ưu đãi hệ thực vật quý đa dạng, môi trường, không khí và tiếng ồn chưa bị ô nhiễm nên Cát Bà là nơi có tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi ong. Các loài hoa rừng là nguồn mật hoa, phấn hoa vô cùng lớn, quý giá đã tạo nên một thương hiệu mật ong hoa rừng Cát Bà bổ dưỡng. Mật ong của Cát Bà có màu vàng đậm, đặc sánh, với một vị thơm ngon cho giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt mật ong Cát Bà vào vụ chiêm là tốt nhất, vì đây là thời điểm trong rừng có nhiều loài hoa quý nên chất lượng mật ong cao hơn hẳn. Mật ong trên đảo cũng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận thương hiệu “Mật ong Cát Bà” cho loại mật được lấy từ giống ong “nội”, một trong ba loài ong quý hiếm nhất thế giới chỉ có ở vườn quốc gia Cát Bà.

Bạn có thể mua Mật ong rừng Cát Bà tại các cửa hàng trên đường Núi Ngọc, đường trung tâm thị trấn Cát Bà và chợ Cát Bà.

Tôm khô

Nếu ai đã từng đến Cát Bà du lịch thì chắc chắn đã từng nghe đến tôm khô bóc nõn – món hải sản rất đặc trưng của vùng này. Đây vừa là món ăn ngon cho du khách, vừa là món quà ý nghĩa dành cho người thân sau chuyến đi của mình. Tôm khô bóc nõn được làm từ tôm sắt có vỏ cứng nên phải bóc bỏ vỏ trước khi đem phơi. Những mẻ tôm tươi sau khi được đánh bắt ngoài khơi xa được đồ lên rồi bóc vỏ và đem phơi nắng hay sấy khô để bán. Tôm đậm đà vị biển, ngon ngọt, chắc nịch lại để được rất lâu. Một chút tôm khô bóc nõn cho vào nước lạnh rồi rửa qua và đập dập có thể làm được nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau.

du lịch Cát Bà
Tôm khô Cát Bà – Ảnh: Internet

Mực khô

Mực khô Cát Bà thường là mực ống được người dân Cát Bà câu và phơi khô tự nhiên, không sử dụng bất kỳ quy trình ép sấy nào nên mỗi con mực vẫn luôn giữ được vị ngọt và thơm ngon đặc biệt. Mực khô Cát Bà khi nướng sẽ có mùi thơm hấp dẫn, ngọt ngọt, dai dai, xé một miếng mực chấm với tương ớt cay cay và một chút rượu nồng thì không còn gì bằng.

du lịch Cát Bà
Mực khô Cát Bà – Ảnh: Internet

Bạn có thể mua tôm khô, mực khô và các loại hải sản khô khác ở khu vực chợ Cát Bà hoặc mua trực tiếp tại các bè nuôi của ngư dân.

Lưu ý khác khi du lịch Đảo Cát Bà

– Ở Cát Bà hiện nay có rất nhiều nhà nghỉ và khách sạn từ bình dân đến sang trọng nằm rải rác trong thị trấn, nhiều nhất là ngay khu đường ven biển, số lượng phòng hoàn toàn có thể đáp ứng được hàng chục nghìn khách du lịch. Giá khách sạn nhà nghỉ trong tuần (thứ 2 – thứ 5) thường thấp hơn 50% so với giá cuối tuần (thứ 6 – chủ nhật), giá khách sạn trong mùa du lịch cao gấp đôi so với mùa bình thường. Chính vì vậy nếu có thể sắp xếp thời gian các bạn nên dành ra khoảng 2 ngày bình thường để khám phá và du lịch Cát Bà, vừa không đông vừa có thể tiết kiệm chi phí. Một kinh nghiệm khác cho các bạn để có thể chủ động về việc nghỉ ngơi là đặt phòng trực tuyến thật sớm qua hệ thống đặt phòng khách sạn của Chudu24, để nhận được mức giá tốt cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.

du lịch Cát Bà
Catba Island Resort & Spa – Nguồn ảnh: Catba Island Resort & Spa

– Ngày hội làng Cá diễn ra vào ngày 1 tháng 4 hàng năm, ghi nhớ sự kiện ngày 1 tháng 4 năm 1959, Bác Hồ kính yêu về thăm làng Cá Cát Hải, động viên thăm hỏi bà con ngư dân trong công việc chài lưới, làm chủ biển trời quê hương. Từ đó đến nay, ngày 1 tháng 4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Thuỷ sản, ngày khai trương mùa du lịch Cát Bà và cũng là thời điểm ra quân đánh cá vụ Nam của ngư dân huyện đảo. Ngày hội lớn mang nhiều ý nghĩa lịch sử đã diễn ra trọng thể ngay tại vùng đảo Cát Bà, trong đó đua thuyền Rồng trên biển Cát Bà là hoạt động lớn hàng năm thường tổ chức trong ngày hội này.

du lịch Cát Bà
Đua thuyền rồng trong Lễ hội Làng Cá ở Cát Bà – Ảnh: Internet

– Đêm ở Cát Bà khá lạnh bạn nên mang theo áo ấm.

– Tất cả các dịch vụ trên Cát Bà đều có xuất hiện của trung gian nên bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi mua đồ hoặc thuê dịch vụ.

– Cẩn thận với những lời mời đi câu mực đêm nếu bạn không chắc chắn về sự tin cậy.

– Bạn nên thuê xe máy tại khu cầu cảng của những nhà cho thuê, không nên thuê tại khách sạn.

– Đi thuyền kayak nên đi thành nhóm đông, tránh chèo vào những ngày mưa, biển động, sóng lớn.

– Đi tàu cao tốc không mang theo xe máy được nên bạn có thể gửi tại bến phà.