Những quy tắc nên biết khi vào các bản ở Sapa

Mỗi bản làng Việt Nam đều có nhưng quy định, quy tắc riêng. Mỗi dân tộc cũng vậy. Do đó khi vào bản du khách nên tìm hiểu phong tục tập quán nơi đây, làm theo hướng dẫn của người dân bản địa hoặc nên đi tour để được các hướng dẫn viên hướng dẫn.

966

Xem thêm: Top 9 địa điểm nhất định phải đến khi du lịch Sapa

Mỗi bản làng Việt Nam đều có nhưng quy định, quy tắc riêng. Mỗi dân tộc cũng vậy. Do đó khi vào bản du khách nên tìm hiểu phong tục tập quán nơi đây, làm theo hướng dẫn của người dân bản địa hoặc nên đi tour để được các hướng dẫn viên hướng dẫn.

Dấu hiệu linh thiêng, thờ cúng

Ngôi nhà của dân bản, gian giữa là nơi thờ cúng, khách không được phép ngồi. Vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Phong tục người Mông, ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù cho cha mẹ đã đi gặp tiên tổ, khách không được ngồi vào chiếc ghế thiêng liêng đó.

Đặt chân vào bản Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van của người Mông đen hay người Dao đỏ nhưng nếu bản đang bận cúng thần hay đuổi tà ma, họ không muốn cho người lạ tham dự. Lúc đó trước cổng bản thường có một chùm lá xanh treo trên cây cột cao dựng nơi trang trọng để ai cũng nhìn thấy được mà tránh không vào.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Trong bản thường có một khu vực chung thờ cúng rất linh thiêng: một khu rừng cấm, một gốc cây cổ thụ xum xuê cành lá nhiều năm tuổi, một hòn đá kỳ vĩ thờ thần thánh. Đó thường là nơi sạch, đẹp, mát mẻ, song du khách chớ đến đó dừng chân ngồi nghỉ ngơi, tâm tình, ăn uống, nằm ngả ngốn, vứt rác bừa bãi. Tối kỵ là không huýt sáo khi dạo chơi ngắm cảnh bản. Bà con cho rằng âm thanh tiếng huýt sáo là gọi ma quỷ về bản.

Nhà người Mông xây dựng có cây cột to chôn sâu xuống đất, đụng cao đến nóc nhà, các cột khác nhỏ hơn. Cột đều kê trên mặt đất, cột cao nhất gọi là cột cái, nơi con ma trú ngụ, du khách không treo quần áo, ngồi dựa lưng vào cây cột “linh hồn” đó.

Ngôi nhà của dân bản, gian giữa là nơi thờ cúng, khách không được phép ngồi ở đấy. Vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Phong tục người Mông, ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù cho cha mẹ đã đi gặp tiên tổ, khách không được ngồi vào chiếc ghế thiêng liêng đó.

Khi giao tiếp

Khi ăn uống khách không được rót rượu và gắp thức ăn trước và không úp chén bát xuống bàn. Ở đây, chỉ thầy cúng mới làm vậy để đuổi tà ma.

Đi lại trong bản không cười đùa huyên náo như ngoài vườn hoa, công viên mà phải từ tốn, lịch lãm, tôn trọng cảnh quan tĩnh lặng vốn có của bản làng.

Khách ngồi uống rượu cần, giao lưu, chuyện trò cùng gia chủ không được vừa nói, vừa chỉ trỏ ngón tay ra phía trước. Người Mông cho rằng hành vi đó là bày tỏ thái độ không bằng lòng hoặc coi thường người tiếp chuyện.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Với các cháu nhỏ, dù yêu trẻ đến đâu cũng không xoa đầu chúng. Đồng bào cho rằng xoa đầu, hôn đầu trẻ làm chúng hoảng sợ, trẻ dễ bị đau ốm sài đẹn.

Bếp lửa là nơi nấu nướng và tiếp khách của các dân tộc, đây cũng là nơi thờ vua bếp, thần lửa. Do đó, khách không được đặt chân lên hay làm xê dịch hòn đá kê làm kiềng, không quay lưng và giâm chân vào bếp. Khi đưa củi vào bếp, không đưa ngọn vào trước vì họ quan niệm sợ con gái gia chủ sau này sẽ sinh ngược.

Trang phục mặc vào thăm bản không mặc loại lanh trắng chưa nhuộm, đó là màu sắc của tang lễ. Du khách đến với Sapa đừng quên tắm nước suối được pha nhiều vị lá cây của người Dao đỏ sẽ làm cho nước da săn chắc, khỏe khoắn và thưởng thức thắng cố bốc khói nghi ngút bên bếp lửa hồng, uống rượu ngô với thịt thú rừng nướng ngào ngạt thơm phúc.