Mùa rêu đá đang hiện lên đẹp đến nghẹt thở

Bạn vừa từ Cổ Thạch về, thông báo "rêu đang dài, chụp rất đẹp". Năm nay mùa rêu đến sớm vì theo các “thổ địa”, mùa đi săn ảnh rêu của các "phượt thủ" thường vào khoảng tháng 2, tháng 3.

731
Bình minh và rêu đá trên bãi biển Cổ Thạch - Ảnh: Cao Cat
Bình minh và rêu đá trên bãi biển Cổ Thạch – Ảnh: Cao Cat

Năm nay có lẽ do thay đổi thời tiết và hơi nước ẩm ướt nhiều nên các bãi đá vắng ven biển Tuy Phong, Bình Thuận như Cổ Thạch, Hang Rái (phía nam vịnh Vĩnh Hy, Phan Rang, Ninh Thuận), Bãi Giốc (Phú Yên), Bình Hưng (Cam Ranh) mơn man màu rêu xanh chờ nắng.

Bạn còn bảo chậm thêm chút nữa rêu sẽ ngả sang màu vàng đo nắng nóng. Khi đó có thể sẽ chụp được sắc đá rêu chuyển màu xanh vàng rất đẹp.

Sẽ hơi thất vọng nếu bạn là người không chịu khó.

Những bãi rêu biển đẹp luôn thường là nơi có nhiều ghềnh đá, nước trong veo. Nhưng không phải là nơi để bơi lội vẫy vùng hay chụp ảnh “tự sướng”. Cũng không phải là nơi lý tưởng với sóng vỗ ì oạp, cát mịn êm nhẹ dưới chân, mà thường là các bãi hẹp với lởm chởm đá.

Rêu chỉ xanh khi biển vắng, ít có dấu chân người qua lại, thuyền bè ra vào hiếm hoi. Và chỉ đẹp lung linh trong nắng sớm bình minh lên hay hoàng hôn chiều mặt trời sắp tắt.

Dân chụp ảnh rêu ngoài chuyện đi săn ảnh rêu đá phải thức khuya dậy sớm, còn phải lưu ý đến thủy triều và thời tiết vì rêu thường hiện ra lúc nước triều đang rút. Nước rút quá cạn, rêu sẽ bị khô. Còn nếu nước đang lớn, sẽ hơi khó chụp rêu trước những cơn sóng bập bềnh vỗ về.

Những kẻ nghiện đi săn ảnh rêu còn bảo tuổi đời các nàng rêu biển không dài lắm, thường là một tháng, mưa thuận gió hòa thì hai tháng. Thời gian rong rêu tóc xõa dài nhiều và đẹp nhất là bắt đầu sau năm mới chừng một tháng.

Đó là lúc thời tiết giao mùa, gió đông mang hơi nước lạnh cố vấn vương ở lại, còn nắng xuân cứ ấm dần lên. Xê xích một chút nóng quá hay lạnh quá, rong rêu sẽ xù xì trên đá chứ không xanh mướt mượt mà.

Nhưng đi vào đúng mùa rêu, bạn sẽ được tha hồ chiêm ngưỡng những “hòn đá rêu” xanh mướt, nước biển thì trong veo, trong vắt.

Sướng hơn nữa là vào mùa mưa sao băng. Trời không mây, nguyên một dòng sông sao như sà thấp trên đầu, chung quanh là biển vắng. Rồi ánh trăng soi vào rêu đá… Tất cả đẹp như những bức tranh an bình, tĩnh mịch.

Ngày xa xưa học địa lý nhớ là bờ biển Việt Nam có chiều dài khoảng 3.260km. Biển có đá là có rêu, càng hoang sơ thì rêu càng dày và càng nhiều. Nhưng các bãi có đá rêu đẹp thường là ở Bình Thuận.

Biển miền này nước trong veo, xanh biếc, lượn sóng nhanh và mạnh. Bờ biển thì thoai thoải, không sâu, cát nhuyễn. Còn đá thì theo biến động của thủy triều được hình thành từ hàng trăm năm trầm tích.

Những biến động của thủy triều đã đẩy những tầng đá từ sâu lên bờ, rồi sóng vỗ bào mòn để xếp thành những bãi đá tự nhiên. Rồi men theo đá là rong rêu, một loài thủy sinh tự nhiên.

Biển Bình Thuận nhiều tầng đá, lại là nơi vươn ra biển để đón mùa nắng sớm hơn các vùng biển khác, nên rong rêu ở đây luôn hình thành sớm và đẹp hơn so với những vùng biển khác.

Rải rác trên các trang mạng, diễn đàn đã có những lời nhắn nhau cùng đi chụp rêu. Cũng như những cặp đôi hôn lễ mùa xuân chọn chụp ảnh cưới giữa sắc màu rêu đá…

Rêu ở bờ biển Bình Hưng - Ảnh: Cao Cat
Rêu ở bờ biển Bình Hưng – Ảnh: Cao Cat
Cảnh hoàng hôn đẹp như tranh vẽ ở Bình Hưng - Ảnh: Cao Cat
Cảnh hoàng hôn đẹp như tranh vẽ ở Bình Hưng – Ảnh: Cao Cat
Rêu ở Cổ Thạch - Ảnh: Cao Cat
Rêu ở Cổ Thạch – Ảnh: Cao Cat
Rêu ở Cổ Thạch - Ảnh: Cao Cat
Rêu ở Cổ Thạch – Ảnh: Cao Cat
Sắc màu bình minh - Ảnh: Cao Cat
Sắc màu bình minh – Ảnh: Cao Cat
Rêu xõa tóc dài trên đá - Ảnh: Cao Cat
Rêu xõa tóc dài trên đá – Ảnh: Cao Cat
Một góc bãi rêu Hang Rái trong những khoảnh khắc đổi màu - Ảnh: Tran Duy
Một góc bãi rêu Hang Rái trong những khoảnh khắc đổi màu – Ảnh: Tran Duy
Các nhiếp ảnh gia đi săn rêu - Ảnh: Tran Duy
Các nhiếp ảnh gia đi săn rêu – Ảnh: Tran Duy
Khoảng khắc sóng đánh vào rút ra tại bãi rêu Hang Rái - Ảnh: Tran Duy
Khoảng khắc sóng đánh vào rút ra tại bãi rêu Hang Rái – Ảnh: Tran Duy
Khung cảnh đẹp như mơ ở bãi Gốc - Ảnh: Tran Duy
Khung cảnh đẹp như mơ ở bãi Gốc – Ảnh: Tran Duy