Mẹo mặc cả khôn ngoan khi đi du lịch

Điểm chung lớn nhất của dân du lịch khi mua đồ có lẽ là việc bị “chặt chém”. Chính vì vậy vấn đề mặc cả ra sao, trao đổi giá thế nào để có được món đồ ưng ý mà không bị “hớ” quá nhiều luôn được khách du lịch đặc biệt quan tâm. Bạn đã biết cách mặc cả chưa?

735

Đừng tỏ ra cực kỳ thích thú

Rõ ràng là bạn đang rất thích và muốn sở hữu thứ đồ đang cầm trên tay này nhưng hãy nhớ đừng để lộ việc đó ra. Tại sao ư? Việc để lộ quá sớm hoặc quá mức sự hứng thú của bạn với món đồ có thể sẽ làm cho món đồ ấy bị đẩy giá lên cao, không đồng nhất với mức giá bạn đang thỏa thuận.

Đừng cho thấy bạn đang cực kỳ hứng thú với món đồ. Ảnh: Internet
Đừng cho thấy bạn đang cực kỳ hứng thú với món đồ. Ảnh: Internet

Chính vì vậy, kinh nghiệm của bạn là hãy kiềm chế hoặc tỏ ra không mấy quan tâm để có được mức giá tốt hơn bạn nhé!

Tham khảo giá trước khi mua

Đừng mua ngay món đồ mà bạn thích cũng là một tuyệt chiêu giúp bạn mặc cả khôn ngoan. Bởi lẽ trong các quầy hàng lưu niệm thường bán những món đồ “bản địa” khá giống nhau. Việc đi vòng quanh tham quan, khảo giá sẽ giúp bạn có được mức giá tổng quan nhất cũng như giá trị thực của món hàng. Việc mặc giá từ đó cũng dễ thành công hơn. Không những thế biết đâu trong quá trình khảo giá bạn lại tìm được món đồ ưng í hơn thì sao.

Định giá phù hợp

Thông thường, mức giá trung bình của các món đồ sẽ thấp hơn từ 10 – 30% giá mà người bán nói. Tuy nhiên có nhiều nơi giá trị thực và giá người bán hàng đưa gia chênh nhau tới 50%. Chính vì vậy, hãy dựa vào sự nhay cảm của món đồ cũng như văn hóa bán hàng nơi bạn mua để đưa ra mức giá phù hợp nhất. Để hiểu hơn về văn hóa bán hàng nơi bạn đi quan, hãy chịu khó tham khảo từ các điễn đàn, những người đã từng mua,… để có thể định giá món đồ một cách chính xác nhất.

Luôn mỉm cười

Dù khách hàng là thượng đế nhưng hãy luôn mỉm cười và thân thiện khi đi mua đồ bạn nhé! Việc vác theo khuôn mặt cau có, nhăn nhó, khó chịu luôn khiến việc mặc cả giảm bớt phần thành công đấy.

Luôn cười khi mua hàng. Ảnh: Internet
Luôn cười khi mua hàng. Ảnh: Internet

Hãy lịch sự, nói năng thật từ tốn với tâm thế vui vẻ, thoải mái. Chiếm cảm tình của người đối diện để có được mức giá hợp lý chính là phương thức khôn ngoan nhất khi đi mua đồ.

Và tỉnh táo

Việc tỉnh táo không chỉ diễn ra trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm mà còn cả qua cách bán hàng cửa hàng nữa. Đừng để bị đánh lừa bởi số lượng khách đến xem đồ mà hãy căn cứ vào chất lượng và giá trị thực của món đồ mà bạn quan tâm.

Thậm chí ở nhiều khu du lịch những người bán hàng với câu chuyện số phận thương tâm, hoàn cảnh cực kỳ bấn bách với độ thật giả lẫn nhau cũng cần cái đầu tỉnh táo của bạn kiểm tra đấy.

Đi cùng dân bản địa

Nếu có người quen, thân hoặc bạn bè tại nơi du lịch, hãy đi mua hàng cùng họ. Với sự am hiểu của mình, họ sẽ giúp bạn mua đồ đúng nơi và không bị chặt chém. Còn nếu không có ai đi cùng, hãy bỏ túi những câu nói thông dụng khi mua sắm bằng tiếng địa phương, để người bán thấy bạn có kinh nghiệm mua hàng mà không đội giá quá cao.

Chọn thời gian mặc cả thích hợp

Và nhớ hãy chọn thời điểm thích hợp để mặc cả về món đồ với người bán hàng bạn nhé!

Ngay khi vừa mở cửa hay chỉ mới sờ vào đồ bạn đừng nên trả giá bởi họ sẽ nghĩ bạn chỉ đang khảo giá mà thôi. Xem kỹ và đưa ra mức giá hợp lý để có được món đồ ưng ý , phù hợp với cả 2 bên sẽ cho bạn cảm giác dễ chịu khi đi mua đồ.

Ngoài ra thời điểm chuẩn bị đóng cửa hàng hoặc thời kỳ mặt hàng đó “không được lòng khách du lịch” hã khôn khéo mặc cả để được giá tốt hơn.

Giả vờ bỏ đi khi cần thiết

giả vở bỏ đi khi không được giá. Ảnh: Internet
Giả vở bỏ đi khi không được giá. Ảnh: Internet

Sau một hồi mặc cả không thành công, chiêu thức bỏ đi đôi khi lại phát huy tác dụng đáng kể. Người bán hàng sẽ cân nhắc đến lợi ích và rất có thể sẽ gọi bạn quay lại đấy. Còn nếu không bạn cũng có thể mua được nó ở các cửa hàng khách hoặc quay lại đó khi không tìm thấy ở bất cứ đâu.