Cẩm nang du lịch Sài Gòn – Tp.Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm du lịch thành phố Hồ Chí Minh từ tổng quan cho đến cụ thể, chi tiết nhất. Bạn sẽ được cung cấp thông tin thời gian du lịch, phương tiện di chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh, địa điểm tham quan - vui chơi, ăn uống, đặc sản thành phố Hồ Chí Minh.

3035

Cẩm nang du lịch Sài Gòn mục lục:

Tổng quan du lịch Sài Gòn
Đi Sài Gòn khi nào?
Đi đâu, chơi gì ở Sài Gòn
Đến và đi lại Sài Gòn bằng gì
Ăn gì và ăn ở đâu tại Sài Gòn
Mua sắm và giá cả tại Sài Gòn
Lưu ý khác khi du lịch Sài Gòn


Tổng quan Du lịch Sài Gòn

Thành phố Hồ Chí Minh (tên gọi quen thuộc là Sài Gòn) nằm ở giữa vùng Nam Bộ trù phú, tiếp giáp với phía Nam của miền Ðông Nam Bộ và rìa Bắc của miền Tây Nam Bộ. Là thành phố đông dân và lớn nhất Việt Nam. Nơi đây là đầu mối giao thông lớn, nối liền với các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế của khu vực.

Những phố xá đèn sáng lung linh, những hoạt động sinh hoạt và vui chơi giải trí kéo dài đến tận khuya. Những dòng xe cộ hối hả trên khắp các ngả đường như không bao giờ dứt. Dãy dãy cửa hiệu với hàng hóa phong phú đủ màu, đủ loại góp phần làm nên danh tiếng “Sài Gòn – thiên đường mua sắm”. Vô số quán ăn ngon, cửa tiệm, nhà hàng với thực đơn rất đa dạng khiến ẩm thực trở thành một cái thú vui không thể thiếu đối với du khách đến nơi đây.

Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung các trường học, viện nghiên cứu, trường học quốc tế với nền giáo dục tiên tiến. Hệ thống bệnh viện chất lượng cao, các công ty, tập đoàn lớn,…

Cẩm nang du lịch Sài Gòn
Chợ Bến Thành quận 1 – Ảnh: Internet

Đây là nơi tập trung các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng trên toàn thế giới. Là đầu mối giao thương quan trọng của miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Nhưng đằng sau sự sôi nổi ấy là một cuộc sống hài hòa, với những phong tục tập quán lâu đời của một nền văn hóa truyền thống đã thích nghi với cuộc sống khai hoang mở đất ở một vùng đồng bằng sông nước, và sớm giao thoa với các nền văn hóa trong khu vực và phương Tây.

Hàng trăm chùa chiền, hàng trăm ngôi đình thờ phụng các anh hùng đất nước và các tiền hiền có công mở cõi vẫn quanh năm nhang khói. Các chứng tích của sự nghiệp giải phóng thành phố và đất nước được trân trọng bảo tồn. Ngoài các lễ tết chính thức, người dân thành phố tổ chức rất trọng thể nhiều lễ hội theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn” như Lễ hội Nghinh Ông, Ngày giỗ tổ nghề, Ngày Thầy thuốc, Ngày Nhà giáo, Ngày Báo hiếu, Ngày Phụ nữ Việt Nam…

Hãy cùng ChuduInfo bắt đầu khám phá Cẩm nang du lịch Sài Gòn dưới đây, để tìm hiểu về các thông tin hữu ích cho chuyến đi của bạn.

Đi Sài Gòn khi nào?

Cẩm nang du lịch Sài Gòn
Một góc Sài Gòn về đêm – Ảnh: Internet

TP.HCM có hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Nhưng nhìn chung bạn có thể đến TP.HCM bất cứ tháng nào trong năm. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ dành cho khách du lịch là vào dịp Tết Nguyên Đán thành phố khá vắng vẻ vì hầu hết mọi người đều về quê ăn tết, người dân đi du lịch ở những thành phố khác.

Vào các mùa lễ hội hoạt động mua sắm và vui chơi tại TP.HCM diễn ra vô cùng sôi nổi trên khắp các ngả đường. Vào mùa Noel các con đường tràn ngập ánh đèn, xe cộ tấp nập và các hoạt động vui chơi giải trí diển ra gần tàn đêm, bạn có thể đến TP.HCM vào những ngày này để tận hưởng cái không khí se se lạnh nhưng ấm áp tại TP.HCM.

Đừng lo ngại sự ồn ào của TPHCM bạn đến đây bất cứ ngày nào trong năm củng có các khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng… cho bạn thư giãn.

Xem thêm:

Cẩm nang du lịch Sài Gòn – Mục Lục

Đi đâu, chơi gì ở Sài Gòn – Cẩm nang Vui Chơi

Để chuyến du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh trọn vẹn, có những điểm tham quan tiêu biểu mà bạn không thể bỏ qua.

Cẩm nang du lịch Sài Gòn
Bảo tàng lịch sử Việt Nam – Ảnh: Internet

Với hệ thống 11 bảo tàng, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số bảo tàng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước. Nội dung trưng bày của các bảo tàng khá phong phú, và không chỉ về lịch sử và văn hóa địa phương, mà của cả Nam bộ, quốc gia và khu vực Đông Nam Á, cung cấp nhiều kiến thức lý thú.

Trên 1.000 ngôi chùa, đình, đền và miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ cũng là những tài sản quý về văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật. Bạn sẽ tìm thấy những chùa Phật giáo Nam bộ tiêu biểu, những ngôi đình xưa gắn liền với lịch sử khẩn hoang mở đất. Bên cạnh đó là những chùa “cách tân” lớn nhất và đẹp nhất trong cả nước, kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách hiện đại với kiến trúc chùa cổ truyền. Thành phố có đến nửa triệu người Hoa sống tập trung nên số chùa Hoa cũng nhiều nhất so trong nước, kiến trúc đa dạng và phong phú, nhiều chùa đã được công nhận di tích lịch sử – văn hóa của thành phố và quốc gia.

Cẩm nang du lịch Sài Gòn
Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh – Ảnh: Internet

Người Pháp đã để lại nhiều công trình đẹp và đa dạng. Có thể nói hiếm có đô thị nào ở Đông Nam Á lại có nhiều dạng kiến trúc, nhiều trường phái, phong cách nghệ thuật phương Tây như Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình như trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố theo phong cách Đệ Tam Cộng hòa Pháp, Ngân hàng Nhà nước chịu ảnh hưởng trào lưu Tân Nghệ thuật, Nhà Thiếu nhi với phong cách Tân Cổ điển, Nhà Rồng phong cách Đông Dương, Bưu điện với trường phái Chiết Trung, nhà thờ Đức Bà với nghệ thuật Rôman, nhà thờ Huyện Sĩ theo Tân Gôtic…

Mảng kiến trúc đương đại, đang bùng nổ, trăm màu trăm vẻ, tạo cho thành phố một diện mạo vui mắt, trong đó có một số tòa nhà đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao.

Địa đạo Củ Chi là một công trình độc đáo trong lịch sử quân sự thế giới, biểu tượng của ý chí sắt đá và thông minh mưu trí của quân dân thành phố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lẫy lừng không kém là rừng ngập mặn Cần Giờ với những trận chiến phá tàu giặc trên cửa sông Sài Gòn, nay là một điểm du lịch sinh thái tuyệt vời với những cánh rừng đước xanh vô tận.

Bảo tàng

Cẩm nang du lịch Sài Gòn
Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng

Hệ thống bảo tàng của thành phố Hồ Chí Minh gồm 11 bảo tàng cùng nhiều nhà lưu niệm, nhà truyền thống, phòng truyền thống ở các quận, huyện.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là bảo tàng lớn nhất, và cũng là bảo tàng đầu tiên của thành phố, ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20. Nhờ không ngừng sưu tầm và bảo quản được hiện vật qua các thời kỳ, nên Bảo tàng Lịch sử đã có một bộ sưu tập phong phú gần 30.000 hiện vật giá trị.

Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch, thu hút nhiều khách nội địa nhất. Trong khi đó, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trưng bày về tội ác dã man của quân xâm lược Mỹ đối với nhân dân Việt Nam, là địa chỉ không thể thiếu trong chương trình tham quan của du khách nước ngoài.

  • Bảo tàng Hồ Chí Minh – TP.HCM: 1 Nguyễn Tất Thành, quận 4
  • Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM: 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1
  • Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh: 65 Lý Tự Trọng, quận 1
  • Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh: 28 Võ Văn Tần, quận 3
  • Bảo tàng Tôn Đức Thắng: 5 Tôn Đức Thắng, quận 1
  • Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh: 2 Lê Duẩn, quận 1
  • Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ: 202 Võ Thị Sáu, quận 3
  • Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ: 247 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình
  • Bảo tàng Mỹ thuật – TP.HCM: 97A Phó Đức Chính, quận 1.

Chùa chiền

Có những ngôi chùa tiêu biểu của phong cách kiến trúc chùa Phật giáo cổ truyền ở Nam bộ với khung cảnh thanh nhàn, nội thất trang nhã, và hàng chục pho tượng thờ, cột, bao lam gỗ chạm trổ tinh vi. Lại có những chùa xây dựng theo phong cách hiện đại nhưng lấy cảm hứng từ kiến trúc truyền thống với nội thất cao rộng và sáng sủa, bài trí đơn giản, tôn nghiêm, kết cấu bêtông cốt thép nhưng vẫn giữ dáng dấp cổ truyền.

Du lịch thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Giác Lâm – Ảnh: Internet

Bên cạnh đó là hàng trăm ngôi đình thờ Thành Hoàng gắn liền với lịch sử khai hoang mở đất. Hàng năm các đình tổ chức lễ kỳ yên vào mùa xuân, với các nghi thức tế lễ và ca múa cúng thần long trọng. Đền thờ các vị anh hùng dân tộc như đền Hùng Vương, đền Trần Hưng Đạo, Lăng Ông… không chỉ là những công trình kiến trúc đẹp mà còn là nơi tấp nập bá tánh đi lễ cầu phước lộc an khang.

Trên 30 chùa Hoa, thực chất là miếu, gắn liền với lịch sử định cư của Sài Gòn – Chợ Lớn xưa kia. Kiến trúc chùa Hoa với màu sắc rực rỡ, nhiều tác phẩm điêu khắc, hội họa sinh động, thư pháp rồng bay phượng múa, mỗi chùa một sắc thái riêng theo phong tục tập quán của năm nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, Phước Kiến, Triều Châu, Hải Nam và Hẹ.

Chùa Phật giáo xưa

  • Chùa Giác Lâm: 118 Lạc Long Quân, quận Tân Bình.
  • Chùa Giác Viên: 161/85/20 Lạc Long Quân, quận 11.
  • Chùa Phụng Sơn: 1408 Ba Tháng Hai, quận 11.

Chùa Phật giáo mới

Cẩm nang du lịch Sài Gòn
Pháp viện Minh Đăng Quang -Ảnh: Internet
  • Pháp viện Minh Đăng Quang: Xa lộ Hà Nội, An Phú, Quận 2
  • Chùa Vĩnh Nghiêm: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3
  • Chùa Xá Lợi: 89 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3
  • Nam Thiên Nhất Trụ: 511 Nguyễn Văn Bi, quận Thủ Đức.

Chùa Hoa

  • Chùa Ngọc Hoàng: 73 Mai Thị Lựu, quận 1
  • Chùa Bà Thiên Hậu: 710 Nguyễn Trải, quận 5
  • Nhị Phủ Miếu: 264 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5.

Đình

Du lịch Đình Phong Phú quận 9
Đình Phong Phú quận 9 – Ảnh: Internet
  • Đình Phong Phú: Ấp Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú, quận 9
  • Đình Phú Nhuận: 18 Mai Văn Ngọc, quận Phú Nhuận

Và một số đình khác…

Đền

  • Đền Hùng Vương: 2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 hoặc 36 Võ Thị Sáu, quận 1
  • Đền Trần Hưng Đạo
  • Lăng Ông Lê Văn Duyệt: 1bis Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh.

Nhà thờ

Các nhà thờ ở Sài Gòn chủ yếu xây dựng vào nửa sau thế kỷ 19. Nhìn chung, kiểu cách kiến trúc theo lối Pháp của giai đoạn này vừa kết hợp phong cách Rôman, Gôtic quen thuộc thời Trung cổ châu Âu. Có công trình xây dựng nhằm mục đích làm chỗ dựa tinh thần cho chính quyền thực dân Pháp, có nơi là công trình tôn giáo đáp ứng nhu cầu tâm linh của tín đồ bản xứ.

Nhà thờ có quy mô lớn nhất thành phố là nhà thờ Đức Bà xây dựng xong vào năm 1880, còn gọi là nhà thờ Nhà nước vì do chính quyền thuộc địa Pháp bỏ tiền ra xây dựng, là nơi diễn ra các cuộc lễ lạc chính thức, sau này mới chuyển về cho giáo phận Sài Gòn quản lý. Vào thời đó, nhà thờ Đức Bà được xem là lớn nhất trong các thuộc địa Pháp. Ngôi nhà thờ xây bằng gạch ngói Marseille, kính màu và khung sườn thép mang từ Pháp sang kết hợp với đá xanh Biên Hòa. Các ô cửa cuốn tròn kiểu Rôman cùng cung vòm gãy kiểu Gôtic gợi nhớ dạng thánh đường lớn ở Pari, Chartres, Reim.

Du lịch nhà thờ Tân Định
Nhà thờ Tân Định – Ảnh: Internet

Nhà thờ Tân Định nhỏ hơn, dành cho họ đạo người Việt, tiêu biểu của sự pha trộn nhiều phong cách khác nhau của kiến trúc nhà thờ Pháp do được xây dựng và nới rộng trong nhiều đợt. Nhà thờ Huyện Sĩ theo nguyên mẫu nhà thờ nhỏ ở Pháp. Nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn cũng thế, nhưng bên trong lại trang trí hoành phi liễn đối như đền miếu người Hoa.

Kiểu nhà thờ xây dựng vào thời kỳ sau này đã có nhiều nỗ lực đi tìm phong cách bản địa hơn. Điển hình là nhà thờ Vườn Xoài dung hòa được tính cách hiện đại và nét cổ Việt, với cửa tam quan, mái phủ lớn.

  • Nhà thờ Tân Định

289 Hai Bà Trưng, quận 3

  • Nhà thờ Đức Bà

Công xã Paris, Đồng Khởi, quận 1

  • Nhà thờ Huyện Sĩ

1 Tôn Thất Tùng, quận 1

  • Nhà thờ Cha Tam

25 Học Lạc, quận 5

  • Nhà thờ Chợ Quán

120 Trần Bình Trọng, quận 5

  • Nhà thờ Vườn Xoài

413 Lê Văn Sỹ, quận 3

Các kiến trúc khác

Thư viện Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh: Internet
Thư viện Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh – Ảnh: Internet

Kiến trúc thời Pháp để lại nhiều công thự đẹp, hài hòa với cảnh quan, trở thành một nét thanh lịch riêng của thành phố.

Các công thự này rất đa dạng, gồm từ trụ sở các cơ quan hành chính của thành phố cho đến các bảo tàng, nhà hát, trường học,… thuộc khá nhiều trường phái và phong cách nghệ thuật khác nhau. Không ít những chi tiết của nghệ thuật Việt, Chăm, Khmer đã được đưa vào trang trí. Đặc biệt có những công trình kết hợp hài hòa kiến trúc phương Tây với những yếu tố bản địa thành một phong cách riêng gọi là kiến trúc Đông Dương, điển hình như Nhà Rồng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hay trường Lê Hồng Phong.

Kiến trúc Sài Gòn trước năm 1975 cũng để lại một số công trình giá trị, trong đó nổi bật trào lưu kiến trúc “nhiệt đới” nghĩa là chú ý đến yếu tố khí hậu nhiệt đới, cùng khuynh hướng nỗ lực thể hiện văn hóa nghệ thuật dân tộc trong kiến trúc đương đại. Những công trình nổi tiếng có Hội trường Thống Nhất, Thư viện Khoa học Tổng hợp, Ngân hàng Thương Tín, Viện Trao đổi Văn hóa Pháp IDECAF, một số chùa Phật giáo,…

Thời mở cửa, kiến trúc Sài Gòn bùng nổ. Công trình mới đa dạng, từ những tòa nhà cao tầng đến biệt thự, nhà phố theo công nghệ mới và nhiều ý tưởng mới. Cao ốc hàng chục tầng được xây dựng khá nhiều, trong đó, cao nhất là tòa nhà Trung tâm Thương mại Sài Gòn, 33 tầng, cao 128m. Một số công trình đẹp, được đánh giá có tính nghệ thuật cao.

Kiến trúc thời Pháp

Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh: Internet
Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh – Ảnh: Internet
  • Trụ sở UBND Thành phố: 86 Lê Thánh Tôn, quận 1
  • Nhà hát Thành phố: 7 Công Trường Lam Sơn, quận 1
  • Bưu điện Thành phố: Công xã Paris, Đồng Khởi, quận 1.

Kiến trúc trước 1975

  • Hội trường Thống Nhất: 106 Nguyễn Du, quận 1
  • Thư viện Khoa học Tổng hợp: 67 Lý Tự Trọng, quận 1.

Kiến trúc mới

Tòa nhà Bitexco - Ảnh: Internet
Tòa nhà Bitexco – Ảnh: Internet
  • Cao ốc The Metropolitan: 61 Nguyễn Du, quận 1
  • Trung tâm Thương mại Sài Gòn: 37 Lê Duẩn, quận 1
  • Tòa nhà Bitexco Financial: 2 Hải Triều, quận 1.

Và một số công trình khác…

Điểm du ngoạn

Một chuyến du ngoạn trên sông không chỉ để ngắm cảnh, đón gió mát mà còn để có cái nhìn bao quát về quá trình phát triển của vùng đất này: Từ những vạt dừa nước trên vùng đất bồi chuyển sang những cao ốc đẹp của thời kỳ đổi mới; từ những bến ghe chất đầy nông sản miền Tây đến cảng Sài Gòn lớn nhất Việt Nam đón tàu biển khắp thế giới; từ bến Nhà Rồng là nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước sang bến Bạch Đằng cho tàu du lịch trên sông…

Trên địa đầu tây bắc của thành phố là Địa đạo Củ Chi, căn cứ cách mạng với hệ thống đường hầm như mạng nhện trong lòng đất, nổi danh cả trên thế giới. Quần thể địa đạo và Đền Tưởng niệm Bến Dược bên sông Sài Gòn nay là một di tích lịch sử – văn hóa với phong cảnh hữu tình, dòng sông thanh bình, vườn cây sum suê và đồng lúa xanh bát ngát.

Xem thêm:

Địa đạo Củ Chi - Ảnh: Internet
Địa đạo Củ Chi – Ảnh: Internet

Rừng ngập mặn Cần Giờ án ngữ cửa sông Sài Gòn, nguyên là căn cứ của lực lượng đặc công với những trận diệt tàu giặc lẫy lừng, đã trơ trụi vì bom đạn và chất độc màu da cam. Nay những cánh rừng đước mênh mông đã được hồi sinh, trở thành Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.

  • Rừng ngập mặn Cần Giờ

Xã Lý Nhơn và Long Hòa, huyện Cần Giờ

  • Du thuyền trên sông Sài Gòn

Xuất phát từ bến Bạch Đằng

  • Vườn cò Thủ Đức

124/31, khu phố Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9

Cẩm nang du lịch Sài Gòn – Mục Lục

Đến và đi lại Sài Gòn bằng gì?

Sân bay Tân Sơn Nhất tọa lạc tại TPHCM là cảng hàng không quốc tế chính yếu của Việt Nam cũng chính là ga đi trong nước (Từ TPHCM đi các tỉnh và ngược lại). Từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm TP.HCM mất khoảng 20 phút đi xe taxi.

Sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: Internet
Sân bay Tân Sơn Nhất – Ảnh: Internet

Từ các tỉnh miền Bắc đổ vào Nam các bạn củng có thể đi bằng đường sắt. Các chuyến tàu liên tục trong năm phục vụ hành khách Bắc Nam, giá vé bạn có thể tham khảo và đặt vé tại http://vetau.com.vn.

Lựa chọn tiếp theo là đi xe khách từ các tuyến tỉnh đến TP.HCM và ngược lại như dịch vụ vận tải hành khách Mai Linh Express có mặt trên khắp Việt Nam và các doanh nghiệp vận tải khác. Cuối cùng là đi bằng xe gắn máy.

Để vào TPHCM có rất nhiều lựa chọn đi lại cho bạn như: Xe taxi, xe buýt, xe ôm… Giá vé xe buýt ở TPHCM rất rẻ, tuyến dài khoảng 6.000 vnđ và tuyến ngắn là 5.000 vnđ. Vào các giờ cao điểm thì hơi chật vì khách đông còn giờ rỗi thì thoải mái.

Xe taxi rong ruổi suốt ngày khắp các con đường mang bên hông là số điện thoại của hãng taxi mà xe đó hoạt động. Các xe taxi ở TPHCM thường có giá như sau 12.000 vnđ cho 1 km đầu tiên, 10.000 vnđ cho những km tiếp theo và 8000 vnđ cho km thứ 10 trở lên, các hãng taxi lớn như Mai Linh Group, Taxi Future 8181818, Taxi Vinasun, Vinataxi…

Các tuyến xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh

(Xem thông tin chi tiết các tuyến tại Xe buýt thành phố Hồ Chí Minh)

Bến xe buýt Bến Thành
Bến xe buýt Bến Thành – Ảnh: sưu tầm
  • Tuyến 01: Bến Thành – Bến xe Chợ Lớn
  • Tuyến 02: Bến Thành – Bến xe Miền Tây
  • Tuyến 03: Bến Thành – Thạnh Lộc
  • Tuyến 04: Bến Thành – Cộng Hòa – Bến xe An Sương
  • Tuyến 05: Bến xe Chợ Lớn – Biên Hòa
  • Tuyến 06: Bến xe Chợ Lớn – Đại học Nông Lâm
  • Tuyến 07: Bến xe Chợ Lớn – Gò Vấp
  • Tuyến 08: Bến xe Quận 8 – Đại học Quốc gia
  • Tuyến 09: Bến xe Chợ Lớn – Quốc lộ 1A – Hưng Long
  • Tuyến 10: Đại học Quốc gia – Bến xe Miền Tây
  • Tuyến 11: Bến Thành – Đầm Sen
  • Tuyến 12: Bến Thành – Thác Giang Điền
  • Tuyến 13: Công viên 23/9 – Bến xe Củ Chi
  • Tuyến 14: Bến xe Miền Đông – 3/2 – Bến xe Miền Tây
  • Tuyến 15: Bến Phú Định – Đầm Sen
  • Tuyến 16: Bến xe Chợ Lớn – Bình Trị Đông
  • Tuyến 17: Bến xe Chợ Lớn – Cư xá Ngân Hàng
  • Tuyến 18: Bến Thành – Chợ Hiệp Thành
  • Tuyến 19: Bến Thành – KCX Linh Trung – Đại học Quốc gia
  • Tuyến 20: Bến Thành – Nhà Bè
  • Tuyến 22: Bến xe Quận 8 – KCN Lê Minh Xuân
  • Tuyến 23: Bến xe Chợ Lớn – Ngã 3 Giồng – Cầu Lớn
Bến xe buýt Chợ Lớn
Bến xe buýt Chợ Lớn – Ảnh: sưu tầm
  • Tuyến 24: Bến xe Miền Đông – Hóc Môn
  • Tuyến 25: Bến xe Quận 8 – KDC Vĩnh Lộc A
  • Tuyến 26: BX Miền Đông – Bến xe An Sương
  • Tuyến 27: Công viên 23/9 – Âu Cơ – Bến xe An Sương
  • Tuyến 28: Bến Thành – Chợ Xuân Thới Thượng
  • Tuyến 29: Phà Cát Lái – Chợ nông sản Thủ Đức
  • Tuyến 30: Chợ Tân Hương – Đại học Quốc tế
  • Tuyến 31: KDC Tân Quy – KDC Bình Lợi
  • Tuyến 32: Bến xe Miền Tây – Bến xe Ngã 4 Ga
  • Tuyến 33: Bến xe An Sương – Suối Tiên – Đại học Quốc gia
  • Tuyến 34: Công viên 23/9 – Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Tuyến 35: Tuyến xe buýt Quận 1
  • Tuyến 36: Bến Thành – Thới An
  • Tuyến 37: Cảng Quận 4 – Nhơn Đức
  • Tuyến 38: KDC Tân Quy – Đầm Sen
  • Tuyến 39: Bến Thành – Võ Văn Kiệt – Bến xe Miền Tây
  • Tuyến 40: Bến xe Miền Đông – Bến xe Ngã 4 Ga
  • Tuyến 41: Bến xe Miền Tây-Ngã tư Bốn Xã-Bến xe An Sương
  • Tuyến 42: Chợ Cầu Muối-Chợ nông sản Thủ Đức
  • Tuyến 43: Bến xe Miền Đông – Phà Cát Lái
  • Tuyến 44: Cảng Quận 4 – Bình Quới
  • Tuyến 45: Bến xe Quận 8 – Bến Thành – Bến xe Miền Đông
  • Tuyến 46: Cảng Quận 4 – Bến Mễ Cốc
  • Tuyến 47: Bến xe Chợ Lớn – Quốc lộ 50 – Hưng Long
Văn hóa xếp hàng khi lên xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh
Văn hóa xếp hàng khi lên xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh – Ảnh: sưu tầm.
  • Tuyến 48: Siêu thị CMC – Công viên phần mềm Quang Trung
  • Tuyến 49: Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia
  • Tuyến 51: Bến xe Miền Đông – Bình Hưng Hòa
  • Tuyến 52: Bến Thành – Đại học Quốc tế
  • Tuyến 53: Lê Hồng Phong – Đại học Quốc gia
  • Tuyến 54: Bến xe Miền Đông – Bến xe Chợ Lớn
  • Tuyến 55: Công viên phần mềm Quang Trung – Khu Công nghệ cao (Q9)
  • Tuyến 56: Bến xe Chợ Lớn – Đại học Giao thông Vận tải
  • Tuyến 57: Chợ Phước Bình – Trường THPT Hiệp Bình
  • Tuyến 58: Bến xe Ngã 4 Ga – Bình Mỹ
  • Tuyến 59: Bến xe Quận 8 – Bến xe Ngã 4 Ga
  • Tuyến 60: Bến xe An Sương – KCN Lê Minh Xuân
  • Tuyến 60-1: BX Miền Tây – BX Biên Hòa
  • Tuyến 60-3: Bến xe Miền Đông – Khu Công nghiệp Nhơn Trạch
  • Tuyến 60-4: Bến xe Miền Đông – Bến xe Hố Nai
  • Tuyến 61: Bến xe Chợ Lớn – KCN Lê Minh Xuân
  • Tuyến 61-1: Thủ Đức – Dĩ An
  • Tuyến 61-3: Bến xe An Sương – Thủ Dầu Một
  • Tuyến 61-4: Bến Dược – Dầu Tiếng
  • Tuyến 61-6: Bến Thành – Khu Du lịch Đại Nam
  • Tuyến 61-7: Bến đò Bình Mỹ – Bến xe Bình Dương
  • Tuyến 61-8: Bến xe Miền Tây – Khu Du lịch Đại Nam
  • Tuyến 62: Bến xe Quận 8 -Thới An
  • Tuyến 62-2: Bến xe Chợ Lớn – Ngã 3 Tân Lân
Bến xe Củ Chi
Bến xe Củ Chi – Ảnh: sưu tầm.
  • Tuyến 62-3: Bến Củ Chi – Bến xe Hậu Nghĩa
  • Tuyến 62-4: Thị trấn Tân Túc – Chợ Bến Lức
  • Tuyến 62-5: Bến xe An Sương – Bến xe Hậu Nghĩa
  • Tuyến 62-7: Bến xe Chợ Lớn – Bến xe Đức Huệ
  • Tuyến 62-8: Bến xe Chợ Lớn – Bến xe Tân An
  • Tuyến 62-9: Bến xe Quận 8 – Cầu Nổi
  • Tuyến 62-10: Bến xe Chợ Lớn – Thanh Vĩnh Đông
  • Tuyến 61-11: Bến xe Miền Tây – Tân Tập
  • Tuyến 63: An Thới Đông – Tam Thôn Hiệp
  • Tuyến 64: Bến xe Miền Đông – Đầm Sen
  • Tuyến 65: Bến Thành – CMT8 – Bến xe An Sương
  • Tuyến 66: Bến xe Chợ Lớn – Bến xe An Sương
  • Tuyến 68: Bến xe Chợ Lớn – KCX Tân Thuận
  • Tuyến 69: Bến Thành – KCN Tân Bình
  • Tuyến 70: Tân Quy – Bến Súc
  • Tuyến 70-1: Bến xe Củ Chi – Bến xe Gò Dầu
  • Tuyến 70-2: BX Củ Chi – Hòa Thành
  • Tuyến 70-3: Bến Thành – Mộc Bài
  • Tuyến 70-5: Bố Heo – Lộc Hưng
  • Tuyến 71: Bến xe An Sương – Phật Cô Đơn
  • Tuyến 72: Bến Thành – Hiệp Phước
  • Tuyến 73: Chợ Bình Chánh – KCN Lê Minh Xuân
  • Tuyến 74: Bến xe An Sương – Bến xe Củ Chi
  • Tuyến 75: Sài Gòn – Cần Giờ
Trạm dừng Suối Tiên
Trạm dừng Suối Tiên – Ảnh: sưu tầm.
  • Tuyến 76: Long Phước – Suối Tiên – Đền Vua Hùng
  • Tuyến 77: Đồng Hòa – Cần Thạnh
  • Tuyến 78: Thới An – Hóc Môn
  • Tuyến 79: Bến xe Củ Chi – Đền Bến Dược
  • Tuyến 80: Bến xe Chợ Lớn – Ba Làng
  • Tuyến 81: Bến xe Chợ Lớn – Lê Minh Xuân
  • Tuyến 82: Bến xe Chợ Lớn – Ngã 3 Tân Qúy Tây
  • Tuyến 83: Bến xe Củ Chi – Cầu Thầy Cai
  • Tuyến 84: Bến xe Chợ Lớn – Tân Túc
  • Tuyến 85: Bến xe An Sương – KCN Nhị Xuân
  • Tuyến 86: Bến Thành – Đại học Tôn Đức Thắng
  • Tuyến 87: Bến xe Củ Chi – An Nhơn Tây
  • Tuyến 88: Bến Thành – Chợ Long Phước
  • Tuyến 89: BV Đa khoa Thủ Đức – Trường THPT Hiệp Bình
  • Tuyến 90: Phà Bình Khánh – Cần Thạnh
  • Tuyến 91: Bến xe Miền Tây – Chợ nông sản Thủ Đức
  • Tuyến 92: Bến xe Chợ Lớn – Chợ Bình Chánh
  • Tuyến 93: Bến Thành – Đại học Nông Lâm
  • Tuyến 94: Bến xe Chợ Lớn – Bến xe Củ Chi
  • Tuyến 95: Bến xe Miền Đông – KCN Tân Bình
  • Tuyến 96: Bến Thành – Chợ Bình Điền
  • Tuyến 99: Chợ Bình Khánh – Đại học Quốc gia
  • Tuyến 100: Bến xe Củ Chi – Cầu Tân Thái
  • Tuyến 101: Bến xe Chợ Lớn – Bến Phú Định
Bến xe Công viên 23/9
Bến xe Công viên 23/9 – Ảnh: sưu tầm.
  • Tuyến 102: Công viên 23/9 – Nguyễn Văn Linh – Bến xe Miền Tây
  • Tuyến 103: Bến xe Chợ Lớn – Bến xe Ngã 4 Ga
  • Tuyến 107: Bến xe Củ Chi – Bố Heo
  • Tuyến 109: Ký túc xá A – Ký túc xá B (ĐH quốc gia)
  • Tuyến 110: Phú Xuân – Hiệp Phước
  • Tuyến 111: Bến xe Quận 8 – Bến xe An Sương
  • Tuyến 122: Bến xe An Sương – Tân Quy
  • Tuyến 123: Phú Mỹ Hưng (khu H) – Quận 1
  • Tuyến 124: Phú Mỹ Hưng (khu S) – Quận 1
  • Tuyến 125: Lý Nhơn – An Ngĩa
  • Tuyến 126: Bến xe Củ Chi – Bình Mỹ
  • Tuyến 139: Bến xe Miền Tây – Phú Xuân
  • Tuyến 140: Bến Thành – Phạm Thế Hiển – Ba Tơ
  • Tuyến 141: KDL BCR – Long Trường – KCX Linh Trung 2
  • Tuyến 143: Bến xe Chợ Lớn – Bình Hưng Hòa
  • Tuyến 144: Bến xe Miền Tây – Chợ Lớn – CV Đầm Sen – CX Nhiêu Lộc
  • Tuyến 145: Bến xe Chợ Lớn – Chợ Hiệp Thành
  • Tuyến 146: Bến xe Miền Đông – Chợ Hiệp Thành
  • Tuyến 148: Bến xe Miền Tây – Gò Vấp
  • Tuyến 149: Bến Thành – Cư xá Nhiêu Lộc
  • Tuyến 150: Bến xe Chợ Lớn – Ngã 3 Tân Vạn
  • Tuyến 151: Bến xe Miền Tây – Bến xe An Sương
  • Tuyến 152: Khu dân cư Trung Sơn – Sân bay Tân Sơn Nhất

Danh sách các hãng taxi phổ biến tại thành phố Hồ Chí Minh

Du lịch thành phố Hồ Chí Minh
Taxi Mai Linh – Ảnh sưu tầm.
Du lịch thành phố Hồ Chí Minh
Taxi Dầu Khí – Ảnh sưu tầm.
  • Taxi Airport:   08.38.42.42.42 – 08.38.44.6666
  • Taxi Bến Thành: 08.38.422.422 – 08.38.260.260
  • Taxi Chợ Lớn : 08.38.30.30.30
  • Taxi Đất thép: 08.38.321.321
  • Taxi Dầu Khí: 08.35.35.35.35
  • Taxi Festival: 08.38.45.45.45
  • Taxi Future:     08.38.18.18.18
  • Taxi Gia Định (GiaDinh Taxi): 08.38.98.98.98
  • Taxi Happy: 08.38.777.777
  • Taxi Hoàn Mỹ : 08.38.30.0000 – 08.38.32.33.23
  • Taxi Hoàng Long: 08.38.68.68.68
  • Taxi Hồng Phúc: 08.39.230.230
  • Taxi Rạng Đông: 08.35.111.111
  • Taxi Sài Gòn Hoàng Long:     08.38.68.68.68
  • Sài Gòn Taxi:  08.38.23.23.23
  • Sài Gòn Taxi (BLANC): 08.38.44.88.88.
Dịch vụ đi xe nhờ Uber và Grab
Dịch vụ đi xe nhờ Uber và Grab. Ảnh: sưu tầm

Đặc biệt, những năm gần đây trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện dịch vụ giao thông mới là GrabUber. Hiểu đơn giản, đây là hình thức đi nhờ xe mà người đi nhờ (khách hàng) cần cài ứng dụng vào điện thoại smart phone. Ứng dụng đặt xe này nhanh chóng – đơn giản – tiết kiệm tại các thành phố lớn ở Việt Nam.
Cẩm nang du lịch Sài Gòn – Mục Lục

Ăn gì và ăn ở đâu tại Sài Gòn – Cẩm nang Ăn Uống

Là trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật dồi dào, nên món ăn Sài Gòn rất đa dạng. Lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngỏ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế giới, chọn lọc tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn.

Cơm chiên cá mặn - Ảnh: Internet
Cơm chiên cá mặn – Ảnh: Internet

Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được “Sài Gòn hóa” để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh và nhiều thủy hải sản tươi sống. Chẳng hạn như món canh chua Sài Gòn đã kết hợp cả cái chua- mặn của miền Bắc, cái cay nồng ớt tươi của miền Trung và cái ngọt xởi lởi của miền Nam. Món bún bò Huế được “cải biên” để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và thêm rau. Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm rau sống, đồ chua nhiều hơn…

Xem thêm:

Khuynh hướng gần đây tìm về những món dân dã chốn đồng quê, món ăn của thời khẩn hoang mở cõi. Kể cả thực đơn của các nhà hàng sang trọng nay có cả món chuột đồng rô ti, châu chấu chiên giòn, lươn hấp trái bầu, ếch xào lăn, cá rô kho tộ, cá bống dừa kho tiêu… Món lẫu sành điệu phải đủ hai mươi mấy thứ rau đồng nội như cù nèo, tai tượng, càng cua, bông so đũa, bông điên điển… Món nướng thì nào là nướng than hồng, nướng trui, nướng mọi, nướng lu, nướng đất sét… Và người Sài Gòn vẫn không ngừng sưu tầm để bổ sung vào thực đơn của mình những món ăn đã một thời bị quên lãng cũng như những món mới từ khắp bốn phương trời.

Hủ tiếu Nam Vang - Ảnh: Internet
Hủ tiếu Nam Vang – Ảnh: Internet

Ngoài ra ở Sài Gòn bạn cũng có thể tìm thấy đủ món ăn nhẹ của 3 miền, từ Hủ Tiếu Nam Vang, Bún Bò Huế, đến Phở Hà Nội.

Một số địa chỉ quán ăn nổi tiếng ở Sài Gòn

Bánh xèo Ăn Là Ghiền

Địa chỉ: 74 Sương Nguyệt Ánh, Q.1 – 54A Nguyễn Văn Trỗi, P.15, Q.Phú Nhuận – 100A Cao Thắng, P.4, Q.3

Bánh xèo Ăn Là Ghiền cũng là nơi đầu tiên khai phá món bánh xèo nấm mối trong mùa mưa và mùa chay. Ngoài ra, Bánh xèo Ăn Là Ghiền đã tạo cho mình một đặc trưng riêng với công thức pha chế bột bánh xèo gia truyền cộng với sự sáng tạo của nhiều loại nhân bánh khác nhau như: bánh xèo rau mầm, bánh xèo nấm kim châm,…

Khu du lịch Bình Quới I

Địa chỉ: 1147 Bình Quới, Q.Bình Thạnh

Khu du lịch Bình Quới 1 - Ảnh: Internet
Khu du lịch Bình Quới 1 – Ảnh: Internet

Diện tích 34.635 m2, tiếp giáp sông Sài Gòn về phía Đông Bắc. Diện tích rộng, khung cảnh thiên nhiên thoáng mát với hàng dừa, vườn cây, thảm cỏ, ao cá. Khu du lịch Bình Quới 1 được người dân thành phố biết đến như một làng quê yên tĩnh để nghỉ ngơi, sinh hoạt và thưởng thức món ăn, thức uống theo phong cách Nam Bộ. Khu du lịch Bình Quới 1 thường được thành phố chọn làm nơi tổ chức các lễ hội du lịch lớn. Khu du lịch Bình Quới 1 thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO-14001:1996 để hoạt động theo tiêu chí “Phát triển bền vững”.

Làng nướng Nam Bộ

Địa chỉ: 546 Cách mạng tháng 8, Q.3

Làng nướng Nam Bộ phục vụ trên 50 món nướng dân dã đồng quê Nam Bộ, với đội ngũ đầu bếp lâu năm nhiều kinh nghiệm sẽ cho bạn được thưởng thức hàng chục món ăn ngon. Khung cảnh thiên nhiên đồng quê rất thoáng mát, tạo cho bạn cảm giác thích thú và thoải mái.

Nhà hàng Cơm Niêu Sài Gòn

Địa chỉ: 59 Hồ Xuân Hương, Q.3

Cơm Niêu Sài Gòn chuyên phục vụ các món ăn mang hương vị Việt, các món ăn truyền thống ẩm thực 3 miền. Phong cách trang trí theo lối kiến trúc cổ điển rất Việt. Chủ nhân chăm chút đến từng chi tiết, những chiếc lồng đèn cổ, những bức tranh, hòn non bộ có dòng suối chảy róc rách, không gian rộng nhưng ấm cúng.

Cơm niêu, cá kho tộ, rau kho quẹt - Ảnh: Internet
Cơm niêu, cá kho tộ, rau kho quẹt – Ảnh: Internet

Nhà hàng Dìn Ký

Địa chỉ: 48-50 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1

Với diện tích trên 3000 m2, nhà hàng Dìn Ký chi nhánh Lê Thị Hồng Gấm có kết cấu gồm có 3 khu với sức chứa trên 1500 người, tọa lạc gần trung tâm thành phố với khuôn viên sân vườn có cây cảnh đẹp, hòn non bộ và không khí thoáng mát thật dễ chịu. Ngoài ra, Dìn Ký còn có những không gian riêng, những phòng lạnh với sức chứa 50-150 người, phòng VIP, karaoke ấm cúng, trang trọng. Là địa điểm thật lý tưởng cho việc tổ chức tiệc sinh nhật, liên hoan, hội nghị, tổng kết và họp mặt gia đình,…

Đến nhà hàng Dìn Ký bạn hãy thưởng thức món Hủ Tiếu Cá mang hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được.
Đến nhà hàng Dìn Ký bạn hãy thưởng thức món Hủ Tiếu Cá mang hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được. Ảnh: nhà hàng cung cấp.

Nhà hàng Hoàng Ty

Địa chỉ: 154 Thành Thái, Q.10

Trên đất Sài Gòn rộng lớn hiện nay có rất nhiều nhà hàng, quán ăn với nhiều món ăn ngon để đáp ứng nhu cầu thưc khách nhưng rất khó tìm một quán ăn mà mang đậm hương vị Trảng Bàng.

Đến Hoàng Ty, bạn sẽ được thưởng thức nhiều đặc sản Trảng Bàng do chính các đầu bếp nhiều năm kinh nghiệm chế biến nên hương vị rất đặc trưng như: bánh canh giò nạt, bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc, cá lóc hấp cuốn bánh tráng,…

Phở Hòa

Địa chỉ: 260C Pasteur, Q.3

Phở Hòa được hình thành từ thập niên 60-70, tính đến nay khoảng 40 năm, trải qua bao nhiêu thăng trầm đến nay Phở Hòa là thương hiệu không những nổi tiếng ở Việt Nam mà nước ngoài như Nhật Bản hay Hàn Quốc,… cũng đều biết đến thương hiệu Phở Hòa. Đến đây không chỉ là những gia đình, bạn bè mà còn có những đoàn du lịch của nước ngoài, hay những vị khách nước ngoài yêu thích phở Việt Nam.

Phở Hòa Pasteur - địa chỉ ăn ngon cho ai yêu thích món phở Bắc.
Phở Hòa Pasteur – địa chỉ ăn ngon cho ai yêu thích món phở Bắc. Ảnh: FB Nguyễn Minh Sang

Nhà hàng Quán Bụi

Nhà hàng có kiến trúc vừa dân dã lại vừa hiện đại với tường gạch mộc và những chiếc đèn lồng đẹp mắt. Tuy có diện tích không lớn lắm nhưng bạn sẽ hài lòng với những món ăn ngon thuần Việt ở đây như: nem cua bể, cá chẻm sốt chua ngọt, cơm sú sốt me,… trong một không gian thú vị.

Út Cà Mau

Đây là nhà hàng Việt Nam có tiếng trên đất Sài Gòn với thực đơn gồm các món chế biến từ cua và thịt dê. Ai đã đến đây ăn lần đầu đều sẽ muốn quay lại vì thịt cua của quán chắc ngọt, không bị bở, còn thịt dê thì được tẩm ướp kỹ nên rất đậm đà, ngon miệng. Những món bạn nên thử có thể kể ra gồm: miến cua tay cầm, cua sốt ớt, lẩu dê, dê xào tái lăn,…

Đến Út Cà Mau để thưởng thức món cua thơm ngon - ngọt thịt đúng điệu.
Đến Út Cà Mau để thưởng thức món cua thơm ngon – ngọt thịt đúng điệu. Ảnh: Foody

Chuỗi nhà hàng Lẩu Cua Đất Mũi

Vùng đất Cà Mau trù phú đã mang lại cho con người nơi đây những con cua vừa béo chắc vừa ngọt thịt. Đến với nhà hàng Việt Nam có cái tên dân dã Lẩu Cua Đất Mũi, bạn sẽ được thưởng thức những con cua thơm ngon như vậy được chế biến thành nhiều món khác nhau như: lẩu cua, cua sốt Singapore, cua xóc muối tuyết,…Ngoài ra nhà hàng cũng có nhiều món ngon từ hải sản khác nữa.

Chuỗi nhà hàng Ân Nam Quán – Đặc sản miền Trung

Gà lên mâm - món ăn nổi tiếng tại Ân Nam Quán.
Gà lên mâm – món ăn nổi tiếng tại Ân Nam Quán. Ảnh: FB Ân Nam Quán

Với thực đơn trên 80 món ăn miền Trung trong đó 60% là những món ăn đến từ thành phố thiên đường – Đà Nẵng, Ân Nam Quán chính là nhà hàng ngon số 1 tại Sài Gòn không thể bỏ qua. Món ăn hấp dẫn nhất ở đây mà thực khách truyền tai nhau chính là món Gà lên mâm đặc biệt. Một góc là xôi rưới pate mỡ hành thơm lừng, kế bên là lòng gà xào nghệ, gỏi gà trộn chua dịu và cuối cùng là gà chặt được tẩm ướp kỹ lưỡng cho thực khách ăn no mà không thấy ngán.

Chuỗi Sumo BBQ

Sumo BBQ – nhà hàng ngon nổi tiếng với các món lẩu nướng theo phong cách Nhật Bản. “Ăn buffet ngon phải đến Sumo BBQ” đó là câu truyền miệng mà những thực khách mê buffet vẫn truyền tai nhau.

Mỗi một cơ sở lại có cách trang hoàng quán khác nhau nhưng luôn đặt những gì tốt nhất để phục vụ thực khách.

Set ăn tại Sumo BBQ
Set ăn tại Sumo BBQ. Ảnh: FB Sumo BBQ

Chuỗi GoGi HouseQuán thịt nướng Hàn Quốc

GoGi House sẽ đưa bạn đến Seoul với những con phố bình dị và quán ăn dân dã quen thuộc và gắn bó với người dân xứ Hàn. Những hình ảnh chỉ có trên những Drama, nay ngay giữa Sài Gòn bạn vẫn có thể nhìn thấy chúng tại nhà hàng ngon GoGi House.

Chuỗi nhà hàng Hàn Quốc – King BBQ

Chẳng phải tự nhiên King BBQ được mệnh danh là vua nướng Hàn Quốc, bí quyết nằm ở nước sốt tẩm ướp thịt được chế biến từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên do đích thân bếp trưởng Hàn nghiên cứu và chế biến. Nếu bạn đã từng đến đây một lần, chắc hẳn bạn sẽ không – thể – không quay lại đây lần nữa.

Chuỗi Seoul Garden

Bước vào nhà hàng ngon – Seoul Garden bạn sẽ bị choáng ngợp bởi sắc màu bắt mắt và sức hấp dẫn của hải sản, salad, thịt bò Mỹ hảo hạng, rau củ tươi ngon. Món ăn ở đây được điều chỉnh theo mùa, với hơn 200 món ăn đa dạng hảo hạng sẽ mang đến cho bạn cảm giác “không bao giờ chán” khi đến ăn buffet tại nơi này.

Và vô số nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ khác trên khắp các quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh.

Chợ Bến Thành - Ảnh: Internet
Chợ Bến Thành – Ảnh: Internet

Cà phê Sài Gòn

Đến Sài Gòn, bạn hãy thưởng thức ly cà phê sáng bên tờ báo giấy, yên bình, tĩnh lặng. Hay cùng nhâm nhi cà phê và rôm rã trò chuyện cùng bạn bè về câu chuyện ngày hôm qua, hôm nay và tương lai. Đây là một thú vui không ai bảo ai nhưng đã thành lệ của bao thế hệ người Sài Gòn, người lập nghiệp ở Sài Gòn.

Cà phê sáng - thú vui tao nhã của người Sài Gòn.
Cà phê sáng – thú vui tao nhã của người Sài Gòn. Ảnh: sưu tầm.

Khi bước vào quán cà phê hay bất kỳ quán nước nào thì bạn cũng được nhân viên chào đón niềm nở và mời 1 ly trà đá miễn phí. Quán cà phê là nơi tụ hội không chỉ có cánh mày râu mà còn cả chị em phụ nữ. Quán thường đông vào những lúc người dân rảnh rỗi, vào buổi sáng sớm, vào giờ nghỉ trưa và buổi tối.

Chuduinfo tổng hợp các quán cà phê nổi tiếng ở Sài Gòn, nhắc đến tên thì hầu như ai cũng biết. Chưa kể đến hàng trăm các quán cóc vỉa hè, quán trong hẻm nhỏ, các quán cà phê take away tiện lợi khác.

Story Coffee

Quán Story Coffee - Ảnh: Fb Story Coffee
Quán Story Coffee – Ảnh: Fb Story Coffee

Địa chỉ: 311 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Sđt: 08. 381130255.

Ẩn mình trên con đường Nguyễn Thái Bình náo nhiệt, Story Coffee không quá khoa trương với vẻ đẹp giản dị và sang trọng, một quán cà phê đi kèm phục vụ cơm trưa văn phòng chu đáo của Sài thành.

Cà Phê Mộc Miên

Không gian quán cà phê Mộc Miên
Không gian quán cà phê Mộc Miên – Ảnh: Cà phê Mộc Miên

Địa chỉ: 830 Quang Trung, Phường 8, Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh.

Sđt: (08) 39471338.

Mộc Miên được thiết kế theo lối kiến trúc cổ điển Phương Tây, pha trộn giữa các phong cách Tây Ban Nha – Mỹ – Bồ Đào Nha. Lấy chất liệu gỗ làm chủ đạo, Mộc Miên đã tạo cho mình một nét riêng không bị pha trộn.

Cà Phê Du Miên

Không gian quán cà phê Du Miên
Không gian quán cà phê Du Miên – Ảnh: Fb Cà phê Du Miên

Địa chỉ: 48/9A Hồ Biểu Chánh, P.11, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

Sđt:(08) 38443054.

Du Miên tọa lạc trên một khu đất rộng trong một con hẻm của đường Hồ Biểu Chánh nhỏ nhắn và yên tĩnh… Du Miên sẽ cuốn hút bạn từ lối thiết kế độc đáo mang đậm chất Tây Ban Nha.

Cà phê Miền Đồng Thảo

Không gian đầy mơ mộng của quán Cà phê Miền Đồng Thảo
Không gian đầy mơ mộng của quán Cà phê Miền Đồng Thảo – Ảnh: Fb cf Miền Đồng Thảo

Địa chỉ: 221A Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: (08) 38451357 / 62782208.

Ngay từ cái tên đã gợi lên sự tò mò cho tất cả những ai đã từng đi ngang qua quán cà phê này. Anh Bảo chủ quán cũng đồng thời là chủ của các quán Du Miên, Thềm Xưa nên quán cũng được thiết kế theo một phong cách riêng rất hoành tráng và lãng mạn.

Cà phê sân vườn Thềm Xưa

Địa chỉ: 371D1 Nguyễn Cảnh Chân, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: (08) 38378259.

Thềm Xưa, một cái tên rất ấn tượng, một quán phê sân vừơn hấp dẫn, một không gian xưa từ ngôi nhà thời Pháp thuộc, bao quanh là những hàng cây xanh được chăm sóc rất cẩn thận tạo nên một khoảng không gian xanh, thoáng mát từ thiên nhiên.

Đen & Trắng Cafe

Không gian mộc mạc của Đen & Trắng Cafe
Không gian mộc mạc của Đen & Trắng Cafe – Ảnh: FB Đen & Trắng Cafe

Địa chỉ: 47 Tú Xương, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Sđt: 01299765879.

Đưa lối bạn vào café Đen & Trắng là những giàn dây leo sum suê ven lối đi như đang vẫy gọi, chào đón bạn, điều ấy sẽ cho bạn cảm giác như đang bước vào 1 thiên đường hoàn toàn khác.

Love Garden Coffee

Love Garden Coffee
Love Garden Coffee – Ảnh: sưu tầm

Địa chỉ: 2 Chu Văn An, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, Tp.HCM.

Sđt:(08) 22186188.

Nằm ẩn mình trong con đường nội bộ của làng cafe đại học số 2 Chu Văn An, Phường Bình Thọ, Q.Thủ Đức, Vườn yêu không chỉ là điểm hẹn lý tưởng cho những đôi lứa yêu nhau mà còn là nơi dừng chân thư giãn cùng bạn bè người thân sau những giờ làm việc căng thẳng, là nơi thực khách có thể vừa thưởng thức những món ăn ngon hay nhâm nhi tách cafe vừa trao đổi công việc cùng những đối tác quan trọng… hay đơn giản vào những ngày cuối tuần, gia đình có cùng các bé đến đây vui chơi với nhà banh, hồ bơi mini…

Cẩm nang du lịch Sài Gòn – Mục Lục

Mua sắm và giá cả tại Sài Gòn – Cẩm nang Mua Sắm

Lưu ý khác khi du lịch Sài Gòn

Hàng hóa thật phong phú, đủ màu sắc, đủ chủng loại, từ những vật dụng thông thường hàng ngày cho đến những đặc sản nổi tiếng của mọi miền đất nước, từ hàng sản xuất trong nước đến những nhãn hiệu quốc tế có uy tín trên thế giới. Cửa hàng thường trang trí rất đẹp, nhất là các cửa hàng thủ công mỹ nghệ và thời trang, mỗi cửa hàng như một tác phẩm nghệ thuật nho nhỏ.

Người Sài Gòn vẫn quan niệm “Buôn có bạn, bán có phường”, nên tự phát thành nhiều khu phố kinh doanh cùng một mặt hàng, rất dễ dàng cho khách xem và lựa chọn. Cửa hàng kề nhau nên để giữ khách, người bán thường không nói thách nhiều. Có cửa hàng bán giá nhất định. Tuy nhiên bạn vẫn cứ phải cảnh giác với vấn đề giá cả và chất lượng, nhất là khi đi mua sắm trong chợ.

Bản thân thành phố là một trung tâm công nghiệp và đầu mối giao thương trong và ngoài nước. Chợ Lớn đã nổi tiếng từ bao đời nay với tay nghề tiểu thủ công nghiệp. Vì thế, không lạ khi hàng hóa ở đây rất dồi dào. Nhưng có lẽ bạn cũng vẫn ngạc nhiên khi phát hiện việc tìm mua một đặc sản địa phương ở Sài Gòn có khi còn dễ dàng hơn là tại chính nơi xuất xứ; hoặc phát hiện khá nhiều các sản phẩm địa phương nay được sản xuất tại Sài Gòn với chất lượng cao hơn.

Chợ Lớn/ chợ Bình Tây - Ảnh: Internet
Chợ Lớn/ chợ Bình Tây – Ảnh: Internet

Tại các chợ của TPHCM hầu hết các sản phẩm không được niêm yết giá bán. Đến TPHCM bạn muốn mua sắm ở TPHCM bạn cần có ai đó rành về mua sắm đi cùng vì các tiểu thương ở các chợ đội giá sản phẩm lên rất cao. Bạn củng có thể chọn việc mua hàng tại các khu thương mại, siêu thị các hệ thống plaza trên khắp TPHCM vì nó có giá chính thức và chắc chắn là khỏi sợ lầm.

Hệ thống chợ Tp.HCM

Chợ Bến Thành, một biểu tượng của Sài Gòn, được xem là chợ bán lẻ lớn nhất theo nghĩa bạn có thể tìm thấy tại đây đủ thứ mặt hàng, từ bình dân đến cao cấp, đặc biệt hàng thực phẩm thuộc loại chọn lọc nhất.

Chợ An Đông mới xây dựng, có sáu tầng, trang bị khá hiện đại, phong phú nhất là hàng vải và hàng giả da.

Bình Tây là chợ bán sỉ lớn nhất, không chỉ của thành phố mà cả phía Nam, là đầu mối phân phối sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của Chợ Lớn, nông sản của đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên cùng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan… đi khắp mọi miền đất nước. Chữ bán sỉ và bán lẻ ở đây được hiểu theo nghĩa rất tương đối bởi vì thực tế các chợ lớn hay nhỏ đều có cả hai hình thức buôn bán này.

Một đặc điểm nữa là thành phố có nhiều chợ chỉ chuyên bán một mặt hàng:

Chợ An Đông - Ảnh: Internet
Chợ An Đông – Ảnh: Internet
  • Chợ vải Soái Kình Lâm
  • Chợ hóa chất Kim Biên
  • Chợ gạo Trần Chánh Chiếu
  • Chợ thuốc lá Học Lạc
  • Chợ gà Xóm Vôi
Chợ hoa Hồ Thị Kỉ - Ảnh: Internet
Chợ hoa Hồ Thị Kỉ – Ảnh: Internet
  • Chợ hoa Hồ Thị Kỷ
  • Chợ vật liệu xây dựng Trịnh Hoài Đức…

Bên cạnh chợ, Sài Gòn có phố chuyên doanh.

Muốn mua đồ gỗ thông dụng, mời bạn đến phố Ngô Gia Tự. Nhưng đồ gỗ cao cấp, thời trang hơn thì lại phải tìm đến các cửa hiệu trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Trong khi đó, phố đồ gỗ Cộng Hòa ở Tân Bình chủ yếu bán đồ nội thất chạm trỗ, các loại tượng bằng gỗ quý.

Hàng hóa phong phú ở chợ Tân Bình
Hàng hóa phong phú ở chợ Tân Bình – Ảnh: Một thế giới.

Trang trí nhà cửa thì có phố vật liệu trang trí đường Lý Thường Kiệt và Tô Hiến Thành; phố hoa giả đường Ba Tháng Hai; phố màn rèm chăn gối trên đường Lê Văn Sĩ và Lý Thái Tổ – Điện Biên Phủ; phố trang trí đám cưới ở cuối đường Nguyễn Đình Chiểu…

Phố thực phẩm Nguyễn Thông chuyên bán đồ hộp, nhưng rượu ngoại thì phải tìm đến phố Hải Triều. Phố Tạ Uyên chuyên bán thịt quay đủ loại. Còn trái cây thì nổi tiếng có Lê Thánh Tôn, Tân Định và Yết Kiêu.

Phố quần áo kéo dài trên đường Cao Thắng và Nguyễn Đình Chiểu, trong khi phố giày dép tập trung một đoạn đường Trần Huy Liệu cùng ở quận 3.

Đồ cổ tập trung trên đường Lê Công Kiều, hàng lưu niệm khu Đồng Khởi, Lê Lợi và Lê Thánh Tôn, thuốc Bắc khu Triệu Quang Phục, hàng mã đường Lương Nhữ Học, đồ thờ đường Nguyễn Chí Thanh và Cách Mạng Tháng Tám…

Diamond Plaza - Ảnh: Internet
Diamond Plaza – Ảnh: Internet

Siêu thị và trung tâm thương mại

Tuy chỉ mới xuất hiện trong vòng thập niên, siêu thị tỏ ra có sức thu hút lớn bởi mặt hàng thực phẩm và tiêu dùng hàng ngày phong phú, chủng loại đa dạng, mỗi mặt hàng có thể có đến hàng chục nhãn hiệu khác nhau giúp việc lựa chọn hàng dễ dàng, chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng, nhất là bán theo giá nhất định nên thuận lợi cho những người bận rộn, không có thời giờ đi khảo giá thị trường. Trong lúc thời tiết nóng bức, đi mua hàng trong siêu thị máy lạnh cũng đỡ phần mệt nhọc. Đa số các siêu thị đều có khu vực vui chơi dành riêng cho trẻ em.

Hệ thống siêu thị: Coop Mart, Big C, Citimart, Maximart, Metro, Hà Nội,…

Trung tâm thương mại không phổ biến bằng siêu thị, thường bán các loại hàng tiêu dùng cao cấp, nhất là hàng ngoại nhập thuộc các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới, đồ nữ trang đắt tiền hay quà lưu niệm tinh xảo. Trái với chợ và siêu thị là những nơi hàng hóa đầy ắp, các trung tâm thương mại thường chọn hàng tinh hơn là theo số lượng, cách trưng bày sang trọng và hấp dẫn.

Trung tâm Thương mại lớn: Diamond Plaza, Saigontourist, Savico – Kinh Đô, Hùng Vương Plaza, Citi Plaza, Vincom, Aeon Mall, Parkson, Zen Plaza, An Đông Plaza, Lotte Mart, Saigon Square, …

Aeon Mall Tân Phú - Ảnh: Internet
Aeon Mall Tân Phú – Ảnh: Internet

Cẩm nang du lịch Sài Gòn – Mục Lục

Lưu ý khác khi du lịch Sài Gòn

Giao thông:

– Kẹt xe: thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe vào các khung giờ 6 – 8 giờ sáng, 5 – 7 giờ tối. Bạn nên tránh ra đường vào khung thời gian đó.

– Đường xá chồng chéo, bàn cờ nên rất dễ gây lạc đường cho du khách. Vì thế bạn nên chuẩn bị định vị GPRS, bản đồ giấy,… khi đi du lịch thành phố Hồ Chí Minh.

– Bạn có thể sử dụng xe buýt như một phương tiện di chuyển công cộng vừa an toàn, vừa tiết kiệm. Giá vé chỉ có 6.000 đồng cho chuyến nội thành thành phố Hồ Chí Minh.

– Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các phương tiện di chuyển khác như taxi (Mai Linh, Vina Taxi, Vina Sun,…) hoặc sử dụng ứng dụng mới như Grab (grab bike, grap car,…) Uber với giá tiết kiệm hơn.

An ninh – trật tự:

– Tránh mang các trang sức đắt tiền, điện thoại, máy ảnh,… khi ra ngoài đường. Nếu mang theo cần bảo quản một cách cẩn thận, sát sao nhất.

– Nếu bạn sử dụng xe máy, xe đạp thì không nên đậu xe ngoài đường, vỉa hè,… chỉ gửi xe ở bãi giữ xe để tránh tình trạng mất cắp.

– Không nên đi chơi, ra đường vào giờ khuya (từ 0 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau), đến những nơi hoang vắng để tránh bị cướp giật.

– Khi ra vào chỗ đông người, đặc biệt là các khu chợ, trung tâm thương mại, bến xe, bến tàu, sân bay, bệnh viện,… cần bảo quản tư trang cẩn thận để tránh tình trạng móc túi, rạch giỏ,…

Ăn uống:

Không nên ăn uống ở các hàng quán vỉa hè, lề đường, gánh hàng rong vì thực phẩm không được kiểm định chất lượng, không rõ xuất xứ,… dễ gây đau bụng ảnh hưởng đến sức khỏe và chuyến đi.

Đối với những quán ăn không để giá thì bạn nên hỏi giá trước. Nhìn chung, ở thành phố Hồ Chí Minh ít xảy ra tình trạng “thổi phồng” giá cả.

Mua sắm:

Chỉ nên mua sắm ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, cửa hàng uy tín. Không nên mua hàng ở những người bán hàng rong, bán hàng vỉa hè vì có thể mua hàng kém chất lượng với giá cao. Trả giá luôn là điều cần thiết khi mua sắm ở các chợ, bạn chỉ nên trả thấp hơn 20 – 40% giá người bán đưa ra.

Ngoài ra, vì thời tiết thành phố Hồ Chí Minh khá thất thường nên bạn cần chuẩn bị kem chống nắng, nón rộng vành, dù, áo mưa,… để bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp.


Cẩm nang du lịch Sài Gòn – Mục Lục