Tháp Nhạn biểu tượng của thành phố Tuy Hòa

“Phú Yên có đỉnh Cù Mông/Có hòn Nhạn Tháp, có dòng sông Ba”, câu ca quen thuộc của người dân xứ Nẫu đã giới thiệu về những địa danh nổi tiếng của mảnh đất này, trong đó có tháp Nhạn - công trình kiến trúc nghệ thuật Chăm quý giá, biểu tượng của thành phố Tuy Hoà ngày nay.

5671

Biểu tượng thiêng liêng

Nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, từ xa nhìn về phía đỉnh núi Nhạn đã thấy ngọn tháp Chăm cổ kính vươn cao sừng sững, nổi bật hẳn giữa một khung cảnh xanh thẫm màu cây cối và màu trời. Núi Nhạn – sông Đà Rằng không chỉ là một cặp sông – núi hữu tình do tự nhiên khéo sắp đặt cạnh nhau mà còn là không gian linh thiêng, nơi người Chăm xưa hướng về, thánh địa thờ phụng thần linh bao đời.
Núi Nhạn là một trong hai ngọn núi cao nhất của thành phố Tuy Hòa, đứng từ trên đỉnh có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố. Người Phú Yên vẫn kể, từ lâu, cứ mỗi độ xuân về, chim chóc ở đâu về tụ hội trên ngọn núi thiêng này rất nhiều. Tiếng hót, tiếng gọi bạn râm ran. Trong đó, nhiều nhất là chim nhạn. Nơi đất lành chim đậu, ngọn núi có chim nhạn bay về lâu dần được gọi thành tên riêng. Cũng có người giải thích rằng, nếu đứng từ xa nhìn lại, hình dáng ngọn núi này giống như con chim nhạn đang thu mình chuẩn bị cất cánh nên được gọi là núi Nhạn.

Tháp Nhạn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc của người Chăm ở vùng đất Phú Yên xưa.
Tháp Nhạn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc của người Chăm ở vùng đất Phú Yên xưa.

Tháp Nhạn được đặt trong một khoảnh đất bằng phẳng gần đỉnh núi, xây dựng khoảng thế kỷ XI – XII. Theo những nguồn tư liệu của địa phương, tháp có bình đồ hình vuông, cao 23,5 m. Giống như nhiều kiến trúc tháp Chăm khác trải dọc duyên hải miền Trung, tháp Nhạn hướng về phía Đông, đó là hướng của mặt trời, thần linh, mang ý nghĩa của sự sống, sự sinh sôi này nở. Tháp được xây bằng gạch nung xếp khít với nhau, độ kết dính rất chắc nhưng hoàn toàn không thấy vết của mạch hồ.
Tòa tháp được xây theo tỉ lệ cân đối với ba phần: Đế, thân và mái, các tầng tháp đều có phong cách giống nhau, càng lên cao càng thu nhỏ lại. Chân tháp được ốp đá sa thạch. Thân cao, đồ sộ với một màu nâu đỏ rực rỡ. Nóc của tháp gồm nhiều lớp xếp. Trên đỉnh tháp là hình tượng Linga bằng đá được điêu khắc công phu, gắn với ý nghĩa tâm linh của người Chăm. Cửa và mặt chính của tháp quay về hướng Đông. Ba mặt tường còn lại đều có trang trí hoa văn gắn với những ý niệm tôn giáo xa xưa và tạo hình cửa giả. Vì lối xây dựng tầng cao càng thu hẹp, nên tường phía trong tháp cũng uốn theo và thu nhỏ dần, vòm lại theo hình chóp nón và nối với nhau ở viên gạch cuối cùng. Lòng tháp Nhạn có diện tích khoảng 25m2, đứng từ trong nhìn lên thấy không gian vừa cao rộng, vừa sâu thẳm huyền bí.

Tháp Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, gần quốc lộ 1A, thuộc TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: Minh Đức
Tháp Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, gần quốc lộ 1A, thuộc TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: Minh Đức

Sự kết hợp hài hòa giữa vật liệu xây dựng, đường nét kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc đã tạo cho tháp Nhạn một dáng vẻ vừa vững chãi vừa thanh thoát, tinh tế, mang tính thẩm mỹ cao.

Phát huy giá trị di sản

Nếu đến Tuy Hòa mà không đặt chân đến tháp Nhạn thì coi như bạn chưa đến thành phố này. Đó là quan niệm của nhiều người khi nói về di sản bên bờ sông Đà Rằng. Năm 1988, Tháp Nhạn đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích kiến ​​trúc – nghệ thuật cấp quốc gia. Bia đá giới thiệu về công trình tôn nghiêm này có viết: “Những dấu tích ở núi Nhạn cho biết xưa kia từng có một quần thể kiến ​​trúc Champa rất lớn tại đây. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn lại công trình xây dựng tháp Nhạn chứa nhiều giá trị về lịch sử và nghệ thuật, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa cộng đồng dân tộc Việt Nam ”.

Tháp Nhạn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc của người Chăm ở vùng đất Phú Yên xưa.

Vào mỗi dịp lễ, Tết, lồng vào 1 và 15 âm lịch hàng tháng, nhân dân trong vùng đều đến đây cầu nguyện cho cuộc sống bình an. Tháng 3 âm lịch hàng năm, tại đây diễn ra Lễ hội đối với Bà – Tạ ơn Mẹ Xứ sở, vị thần có công dạy người làm nghề nông, nghề dệt, che chủ và bảo vệ mọi người từ thiên tài, đối thủ. Với nghĩa đó, Lễ hội ứng cử Bà (hay còn gọi là lễ hội Tháp Nhạn) là lễ hội chung của nhân dân trong khu vực, cả người Chăm và người Việt dọc khu vực Trung cùng hành hương, dâng hương. Ngày nay, lễ hội còn thu hút khách hàng thập phương đến tham dự.
Toàn bộ khu vực tháp Nhạn đã được quy hoạch gọn trong khuôn viên khoảng 1000 m2, lát gạch và quy hoạch gọn gàng, sạch sẽ. Khi màn đêm buông xuống, ánh đèn từ chân tháp chiếu lên soi rõ tòa tháp, chói sáng một góc trời, làm cho tháp Nhạn càng trở nên lung linh, rực rỡ. Đây cũng là nơi thường xuyên có các chương trình biểu diễn nghệ thuật múa hát truyền thống phục vụ du khách vào dịp cuối tuần, với các làn điệu dân ca mượt mà quê biển, điệu hát bài chòi dân dã và tiếng đàn đá thánh thót độc đáo của Phú Yên.


Xem thêm: Đặt phòng khách sạn, resort Phú Yên tại Chudu24 để nhận mức giá ưu đãi cực tốt. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 5454 40 để biết thêm thông tin chi tiết.